Vị tỷ phú giàu nhất thế giới này đã chỉ ra những sai lầm mà nhiều người mắc khiến cuộc đời mãi khó khăn, không thể xoay chuyển.
Elon Musk là một trong những doanh nhân, tỷ phú hàng đầu thế giới. Ông nổi tiếng với “bộ óc điên rồ”, cùng những ý tưởng táo bạo và tầm nhìn xa trông rộng.
Ông là người đồng sáng lập nhiều công ty công nghệ hàng đầu như: PayPal, Tesla Motors, SpaceX, Neuralink và The Boring Company. Ông có mục tiêu “điên rồ” là tham vọng khám phá không gian và đưa con người định cư trên sao Hỏa.
Musk cũng là người tiên phong trong việc thúc đẩy sử dụng năng lượng bền vững, đưa Tesla trở thành công ty hàng đầu thế giới về xe điện và năng lượng mặt trời,…
Elon Musk là biểu tượng của sự sáng tạo, đổi mới và ý chí vượt qua thách thức để thay đổi cuộc sống và thế giới. Hiện ông là người giàu nhất thế giới vối khối tài sản khủng lên 314,4 tỷ USD theo Forbes năm 2024.
Chia sẻ về quan điểm giàu nghèo và cách thay đổi số phận một người, tỷ phú Elon Musk thẳng thắn nói: “Hầu hết người nghèo mãi nghèo, không thể tiếp xúc với người có tầm ảnh hưởng lớn không phải vì khoảng cách tiền bạc mà bởi họ có tư duy hạn chế, không hiểu quy tắc trao đổi lợi ích giữa con người với nhau”.
Trong xã hội ngày nay, không chỉ tài chính mà kỹ năng, thời gian, và tri thức cũng là những giá trị có thể trao đổi. Vì vậy, không có tiền không đồng nghĩa với việc không thể tạo dựng mối quan hệ tốt với những người có tầm ảnh hưởng hay những người thành công.
Trên thế giới, nhiều nhà lãnh đạo, người sáng lập hoặc doanh nhân thành đạt có xuất phát điểm thấp nhưng họ đã từng bước xây dựng thành công mối quan hệ cá nhân xuất sắc thông qua sự thông minh, làm việc chăm chỉ và khả năng tạo ra giá trị.
Trao đổi lợi ích trong xã hội là cực kỳ quan trọng và cần thiết. Ý nghĩa của việc biết trao đổi trong các mối quan hệ cá nhân phản ánh một thực tế quan trọng của xã hội hiện đại.
Đây không phải là dấu hiệu của sự suy thoái đạo đức, mà là một cách tiếp cận khôn ngoan, giúp con người cân bằng giữa nhu cầu cá nhân và lợi ích chung.
Đối với người nghèo, có nguồn tài nguyên hạn chế, việc thấu hiểu và áp dụng “tư duy trao đổi” thật sự rất khó. Nguyên nhân chủ yếu là vì họ phải dồn phần lớn sự chú ý vào việc đáp ứng những nhu cầu cơ bản của cuộc sống. Phải qua rất nhiều khó khăn và thời gian mới bản chất vấn đề.
Việc trao đổi lợi ích không ảnh hưởng đến tình cảm chân thành. Ngược lại, chúng tồn tại hài hòa và thúc đẩy lẫn nhau. Tình cảm tạo ra nền tảng cho sự tin cậy, giúp xây dựng mối quan hệ sâu sắc. Và trao đổi lợi ích đảm bảo sự bền vững và công bằng trong các mối quan hệ.
Vậy nên, trao đổi lợi ích được xem là một loại trí tuệ sinh tồn khôn ngoan trong xã hội đầy biến động hiện nay.
Chúng ta cần tiếp cận tư duy trao đổi với một tâm hồn cởi mở, chân thân luôn sẵn sàng hòa nhập, thực hành trong cuộc sống. Hơn nữa, phải biết trân trọng và cảm ơn những mối quan hệ bạn bè sâu sắc, những người có ơn đã giúp đỡ mình. Có như vậy, ta mới có thể tồn tại và không ngừng tiến bộ, tư thay đổi số phận cho chính mình.
Trong môi trường công sở, việc áp dụng tư duy trao đổi lợi ích rất quan trọng. Bởi đây chính là môi trường thu nhỏ phản ánh sự cạnh tranh và hợp tác trong xã hội.
Bằng cách trao đổi lợi ích hiệu quả với đồng nghiệp, cấp trên, và khách hàng chúng ta sẽ xây dựng thành công các mối quan hệ làm việc bền vững, nâng cao hiệu quả công việc, và mở ra nhiều cơ hội phát triển mới trong tương lai.
Ngoài công việc, trao đổi lợi ích cũng là nền tảng cho các mối quan hệ xã hội. Khi chúng ta sẵn sàng lắng nghe và thấu hiểu nhu cầu của người khác cũng như chủ động hỗ trợ, tư vấn hoặc giúp họ giải quyết vấn đề ta sẽ mở rộng được mạng lưới xã hội cho bản thân. Từ đó có thêm nguồn lực và sự hỗ trợ mạnh mẽ vào những thời điểm cần thiết.
Trao đổi lợi ích không phải là biểu hiện của tham lam hay sự thiếu đạo đức, mà là một loại trí tuệ xã hội, giúp con người hòa nhập, phát triển để có cuộc sống tốt hơn.
Theo Ứng Hà Chi–Thanh niên Việt