Thuyết vô thần đang khiến cho nhân loại từng bước đi đến diệt vong, vậy mà đến nay vẫn còn có người xem đó là chân lý. Bài viết này sẽ đứng từ góc độ của khoa học để chứng minh rằng: Thuyết vô thần là mê tín lớn nhất.
Thuyết vô thần là một giả thuyết mãi mãi không thể được chứng minh
Khoa học chỉ có thể chứng minh sự tồn tại của một vật nào đó chứ không thể chứng minh vật đó không tồn tại.
Người theo thuyết vô thần hay nói: “Thần ở nơi nào? Tôi không nhìn thấy, thế nên hẳn là không có”. Bạn không nhìn thấy, không có nghĩa là người khác cũng không thấy, cũng không thể chứng minh thần không tồn tại. Nói một cách chính xác, mặc dù cả thế giới đều không nhìn thấy thần, cũng không có cách nào chứng minh thần không tồn tại. Thuyết vô thần là một giả thuyết mãi mãi không thể được chứng minh. Thực ra, số người nhìn thấy thần và ma trên thế giới này rất nhiều, quá khứ, hiện tại đều có, chỉ là người theo thuyết vô thần không tin mà thôi.
Có người nói rằng, “thuyết vô thần” nhất định phải chứng minh được rằng toàn vũ trụ này không có sinh mệnh nào cao hơn con người, thế nhưng lại không chứng minh được. Vì sao vậy?
1.“Thuyết vô thần” cho rằng vũ trụ là vô biên. Họ thường lập luận rằng nếu như có biên giới, vậy bên ngoài kia là gì? Ở nơi đó có sinh mệnh cao cấp hơn con người không? Thế nên không thể có giới hạn được. Nhưng nếu đã là vô biên, vậy phải làm sao để có thể tìm thấy được hết toàn bộ vũ trụ và biết rằng trong vũ trụ không có “thần”? Đây chính là một câu hỏi về chiều rộng.
2. Thuận theo sự phát triển của khoa học, những phương pháp nghiên cứu cũng ngày càng tiến bộ. Vậy những nơi trước đây từng khám phá liệu có cần dùng phương pháp mới để nghiên cứu lần nữa không? Điều này chắc chắn là cần thiết. Hơn nữa bản thân của việc nghiên cứu lại bằng kỹ thuật mới cũng có giới hạn. Đây chính là vấn đề về độ sâu của việc nghiên cứu.
3. Nếu như có tồn tại sinh mệnh sống cao cấp hơn con người, thì với kỹ thuật của mình, họ sẽ không để chúng ta phát hiện ra, họ có thể nhìn thấy con người, nhưng con người không thể thấy họ. Đây chính là vấn đề về tính khả năng của một sinh vật cấp thấp tìm hiểu về sinh vật cấp cao.
4. Đối tượng nghiên cứu khoa học cần chuẩn bị sẵn một điều chính là tính trùng lặp. Nơi bắt nguồn của vũ trụ, sinh mệnh, nhân loại là thứ đã hoàn thành rồi, không thể lặp lại. Đây chính là vấn đề về tính giới hạn của bản thân khoa học.
Có thể thấy, nếu xét về độ rộng, độ sâu, tính khả năng và tính giới hạn của khoa học trong việc khám phá vũ trụ mà nói, “thuyết vô thần” không chỉ không có tính khoa học, mà còn không khả thi. Ngay người đứng đầu trong học thuyết Darwin làThomas Henry Huxley cũng thừa nhận: “Đứng trên lập trường triết học thuần túy mà nói, thuyết vô thần là không có cơ sở”.
Câu chuyện có thật phá vỡ thuyết vô thần
Đây là câu chuyện thật có thể phá vỡ thuyết vô thần: Lão Tử thể hiện thần uy, 13 phát đạn pháo không nổ.
Đài Lão Quân ở Minh Đạo Cung huyện Lộc Ấp tỉnh Hà Nam là nơi Lão Tử tu đạo thành tiên bay về trời, nên còn được gọi là “đài Thăng Tiên”, “đài Bái Tiên”. Đài Lão Quân được thành lập vào thời nhà Hán, hưng thịnh nhất vào thời Đường, từng nhiều lần bị chiến tranh phá hủy và được trùng tu qua các triều đại, đến nay đã có hơn 2.000 năm lịch sử. Đài cao 8,84m, diện tích đáy của đài là 765m vuông. Dưới cửa núi có 32 tầng bằng đá xanh, thêm một tầng ở trước chính điện là 33 tầng, vừa hay phù hợp với truyền thuyết Lão Tử bay lên 33 tầng trời.
9h sáng mùng 4/5/1938 Âm lịch, quân Nhật từ An Huy Bạc Châu tiến quân về phía Tây, đi đến phía Đông huyện Lộc Ấp, khi còn cách tường thành chừng ba dặm thì dừng lại, nhìn về phía thành Lộc Ấp thì phát hiện có 2 công trình rất to. Bên trái là Khuê Tinh Lâu, một toà vọng lâu nằm ở phía Đông Nam của tường thành, bên phải là đài Lão Quân nơi Lão Tử tu thành tiên bay về trời. Quan chỉ huy quân Nhật nghĩ rằng đây là 2 công trình kháng Nhật của chính phủ Quốc Dân, nên bắn pháo vào 2 công trình đó.
Phát pháo thứ nhất của pháo thủ Meigawa Taro khiến cả Khuê Tinh Lâu thành cát vụn, sau khi nổ xong là một tràng hoan hô của quân Nhật. Meigawa Taro quay nòng súng, nhắm chuẩn tòa kiến trúc phía bên phải, nổ phát đầu tiên, không có tiếng nổ nào, phát thứ hai, vẫn không có động tĩnh gì, bắn liên tiếp mười hai phát, một viên gạch cũng không vỡ. Lúc này, quan chỉ huy giận dữ, đạp Meigawa Taro ngã xuống đất, tự mình điều khiển nòng pháo nhắm vào đài Lão Quân bắn phát thứ mười ba, kết quả vẫn không có gì xảy ra. Quan chỉ huy và cả đội quân đều kinh ngạc! Ai nấy sợ đến ngây ra như phỗng.
Quân Nhật lại phát pháo về phía khác của thành, đạn pháo ở nơi khác đều có thể phát huy uy lực, như thành lâu ở Nam Thành Môn bị quân Nhật phá hủy triệt để, chỉ có đài Lão Quân là vẫn không hề sứt mẻ gì.
Lúc này quân Nhật cho rằng quân binh bảo vệ đã chạy rồi nên tiến vào thị trấn, trực tiếp đánh tới đài Lão Quân. Khi quân Nhật tiến vào Minh Đạo Cung, cả một đội quân đều xáo động, ai nấy đều há mồm trợn mắt, tiếp đó toàn bộ quân Nhật cùng rầm rầm quỳ xuống phủ phục trước cửa đại diện, dập đầu bái lạy và luôn miệng cầu xin “Lão quân gia” tha thứ cho mình cái tội đã “bắn pháo vào đài Lão Quân”, và phù hộ cho mình được bình an trở về nước.
Tại bức tường phía Đông đại diện của đài Lão Quân, phía sau điện lệch về hướng Đông và trên cây bách có tổng cộng mười hai phát đạn pháo, một phát trong số đó bắn trúng sườn Tây của đài Lão Quân, hai phát bắn xuyên qua chái nhà của đại điện, một phát kẹt giữa xà nhà phía Tây đại điện, một phát rơi ngay trước miếu thờ tượng Lão Quân. Còn có một phát đạn rơi vào lớp bùn trong đài Lão Quân, khi tu sửa vào năm 2002 mới phát hiện, khi nổ uy lực rất lớn.
Lúc ấy phía sau đại điện còn có hai gian nhỏ khác là phòng luyện đan của Lão Quân, trong phòng đầy thuốc nổ màu đen, đạn pháo lúc đó chỉ cần có một phát nổ làm cho số thuốc nổ này nổ theo thì hậu quả thật không thể tưởng tượng. Thế mới thấy Lão Quân đang âm thầm bảo vệ cả một địa phương.
Meigawa Taro sau nhiều lần chiến đấu đã đến đài Lão Quân xin tha tội. Ngày 19/9/1997, Meigawa Taro cùng với các chiến hữu đến Lộc Ấp lần cuối cùng. Họ đến trước tượng Lão Quân rồi quỳ xuống thành tâm nhận lỗi và cầu nguyện hòa bình.
Năm 2001, đài Lão Quân được liệt vào di tích cần được bảo vệ cấp quốc gia và hiện nay trở thành địa điểm du lịch. Pháo lép được trưng bày trong lồng thủy tinh để du khách tham quan, bên trong pháo lép vẫn còn thuốc nổ.
Xuất phát từ thuyết vô thần, nhưng nghiên cứu khoa học lại trở về với thuyết hữu thần
1. Bí ẩn của Mặt trăng
Nếu nhìn từ Trái đất, Mặt trăng và Mặt trời đều lớn như nhau, điều này không phải rất lạ sao? Đường kính của Mặt Trời gấp 400 lần Mặt trăng, khoảng cách của chúng đến Trái đất cũng khoảng 400 lần. Sao lại trùng hợp đến vậy? Mặt Trăng vừa đủ to để tạo thành nhật thực, vừa đủ nhỏ để người ta nhìn thấy quầng Mặt trời, thiên văn học không thể nào lý giải hiện tượng này, đây đúng là một sự trùng hợp vô cùng kỳ lạ. Theo tỉ lệ khảo sát, xác suất trùng hợp này là 1/10.000. Sức mạnh nào đã đưa Mặt trăng vào một quỹ đạo kỳ diệu đến thế?
Quỹ tích của các vệ tinh đều là hình trứng, quỹ tích của Mặt trăng lại gần như hình tròn. Vậy sức mạnh nào đã khiến Mặt trăng tạo thành quỹ tích gần giống hình tròn? Theo khảo sát, tỉ lệ này cũng là 1/10.000.
Vì chu kỳ của Mặt trăng và trình tự xoay tròn chặt chẽ, Mặt trăng mà chúng ta nhìn thấy luôn có một mặt, là sức mạnh nào đã khiến mặt trăng luôn đối mặt với Trái đất? Và tỉ lệ này vẫn là 1/10.000.
Ba tỉ lệ đặc trưng của Mặt Trăng là: 1/10.000*1/10.000*1/10.000= 1/10^12. Điều này cũng giống như việc mua 12 tấm vé số, lần đầu tiên mua liền trúng giải. Đây là do sức mạnh của thần, không phải thứ mà sức người có thể làm được, tỉ lệ 1/10^12 là xác suất âm, chỉ có thần mới làm được.
Mặt Trăng nhìn thì thấy không lớn không nhỏ, có thể đem đến ánh sáng vừa phải cho đêm đen, thủy triều lên xuống cũng có ích cho Trái đất. Nếu như Mặt trăng gần hơn một chút, thì sẽ lớn hơn, đêm tối cũng sáng hơn, khiến cho các sinh vật Trên trái đất thay đổi quy tắc ngày đi đêm ngủ, dẫn đến biến dị hành vi; cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi rất lớn cho thủy triều, gây thiên tai. Mặt trăng xa Trái đất hơn một chút thì cũng nhỏ lại, cũng sẽ tối hơn, không thể có được tác dụng chiếu sáng trong đêm tối. Có thể còn có những ích lợi khác của Mặt trăng mà chúng ta chưa tìm ra. Vì vậy quỹ đạo của Mặt trăng là một sự tính toán khoa học chặt chẽ, do một sinh mệnh cao cấp hơn tính toán ra và đặt nó ở vị trí đó, tuyệt đối không phải do vũ trụ nổ tung mà tạo thành.
Mặt trăng không quá gần, không quá xa, không quá to, không quá nhỏ,
vừa đủ để đem lại lợi ích cho con người và vạn vật trên Trái Đất. (Ảnh minh họa)
2. Bí ẩn của Trái Đất
Nhìn từ không gian vũ trụ, Trái Đất là một hành tinh màu xanh lam, rất đẹp, bề mặt đa phần là nước, nhiệt độ thích hợp cho tế bào sinh tồn. Trong dải Ngân Hà có 200 tỷ ngôi sao, nhưng chỉ Trái Đất là tinh cầu duy nhất có tế bào, tỉ lệ là 1/200 tỷ, nhỏ đến vậy, thật kinh thiên động địa. Các yếu tố tự nhiên của Trái Đất như nhiệt độ, độ ẩm, không khí,…, đều là chuẩn bị cho sự sống của con người, cũng là duy nhất trong 200 tỷ ngôi sao.
Khoảng cách từ Mặt Trời đến Trái Đất là 1,5 x 10^8km, chỉ có ở vị trí này, Trái Đất mới nhận được đủ ánh sáng và độ ấm, không bị thiêu rụi, và tốc độ xoay 11 km/giây mới không bị rời khỏi quỹ đạo. Khoảng cách này đã được tính toán tỉ mỉ và kiểm tra nhiều lần, tốc độ này cũng được tính toán kỹ lưỡng mới có được. Ai có thể đủ bản lĩnh để làm nên những điều này? Chỉ có thể là Thần!
Chỉ cần toàn bộ Trái Đất nóng lên 1 độ cũng có thể dẫn đến hủy diệt. Nếu khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời ngắn lại 1/1000, tương đương khoảng 150 ngàn km, nhiệt độ và ánh sáng sẽ tăng, Trái Đất sẽ bị thiêu rụi, độ ấm của Trái Đất không ngừng tăng cao sẽ gây nguy hiểm cho hệ sinh thái. Nếu Trái Đất cách xa Mặt Trời thêm 1/1000, nhiệt độ và ánh sáng sẽ giảm, Trái Đất liên tục lạnh đi, địa cầu đóng băng, cũng tạo thành nguy cơ cho hệ sinh thái của Trái Đất. Tóm lại, sai số 1/1000 này khiến con người sinh sống rất khó khăn, có thể dẫn đến hủy diệt, rất khó tạo nên nền văn minh huy hoàng như hiện tại.
Mọi người đều biết, Trái Đất xoay quanh Mặt Trời, Mặt Trăng xoay quanh Trái Đất, điều này cần có một vận tốc và góc độ vô cùng chuẩn xác, nếu như nhanh hơn một chút, Trái Đất và Mặt Trăng sẽ bay đi mất, còn nếu chậm một chút, Mặt Trăng sẽ từ từ rớt xuống Trái Đất, Trái Đất sẽ rớt xuống Mặt Trời. Vận tốc này từ đâu mà ra? Tại sao nó lại chuẩn xác như vậy? Sức mạnh nào đã khiến Trái Đất và Mặt Trăng có tốc độ quay và phương hướng thích hợp đến thế? Chỉ có thể là Thần!
3. Phản ứng nhiệt hạch của Mặt Trời vô cùng kỳ diệu
Trên Mặt Trời mỗi một phút giây đều xảy ra phản ứng nhiệt hạch, phản ứng nhiệt hạch này được khống chế rất ổn định, nếu như có thể nắm bắt được kỹ thuật này, con người không cần lo về nguồn năng lượng nữa, đến cả dầu mỏ, khí thiên nhiên, than đá, năng lượng Mặt Trời cũng không dùng đến. Là sinh mệnh nào đã khiến Mặt Trời có được phản ứng nhiệt hạch tuyệt vời đến vậy?
Khi con người tự hào vì có thể sử dụng phản ứng hạt nhân, sao không nghĩ đến phản ứng nhiệt hạch của Mặt Trời cao siêu hơn chúng ta đến cả triệu lần? Khi chúng ta vui mừng vì phát minh ra kính viễn vọng và máy chụp hình, sao không nghĩ đến đôi mắt của động vật chính là kính viễn vọng và máy chụp hình tinh vi hơn cả triệu lần, ai đã thiết kế và tạo ra chúng? Chẳng lẽ chỉ do một vụ nổ lộn xộn của vũ trụ sao?
Thước đo kính viễn vọng trong kính thiên văn là dựa theo nguyên lý đôi mắt của côn trùng tạo thành, khoa học của con người có phát triển hơn nữa, cũng không thể tạo ra đôi mắt của động vật. Nói chính xác hơn là, có sinh mệnh cao cấp khác, trước chúng ta vô số năm, đã tạo nên những sản phẩm cao siêu gấp nhiều lần so với của chúng ta ngày nay, và dẫn dắt cho khoa học. Không có kỹ thuật sinh học, khoa học sẽ dậm chân tại chỗ.
Đây là những kiến thức thông thường, các nhà khoa học đều biết. Đó là lý do vì sao trong các nhà khoa học, người theo thuyết hữu thần lại nhiều như vậy. Khoa học là từ thuyết vô thần mà ra, nhưng thực tế lại đang từng bước quay về với thuyết hữu thần.