Bạn từng nghe đến những người có khả năng bay lượn trên TV? Bạn có tin rằng, ngoài đời thực con người có khả năng này? Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng đây là trò ảo thuật của một pháp sư nào đó. Nhưng hãy nghĩ lại.
Rất nhiều ghi chép về khả năng bay lượn của con người trong lịch sử. Những trường hợp như vậy vẫn xuất hiện khá phổ biến, được ghi lại bởi các học giả uy tín và giới truyền thông.
“Siêu nhân bay” ở Ấn Độ
Tại ngôi làng Namrol ở một vùng núi xa xôi phía bắc Ấn Độ, có một người đàn ông 60 tuổi tên Baya Mitchell. Người ta đồn rằng ông có thể bay lượn trên các dãy núi.
Giáo sư Carlisle Mansi, một nhà vật lý người Mỹ, từng làm việc ở Ấn Độ trong nhiều năm. Ông quyết định đi tìm người đàn ông này. Đi cùng ông có Giáo sư Singh Mibar, một nhà sinh vật học nổi tiếng người Ấn, tiến sĩ Lemaner, một chuyên gia về chức năng cơ thể người, và một nhà báo từ tạp chí Khoa học và Đời sống.
Làng Namrol nằm ở một vùng núi xa xôi hẻo lánh. Đường đi rất khó khăn, mọi người phải cưỡi ngựa và đi bộ hơn 10 ngày để đến đó. Nơi này gần như cách ly với thế giới bên ngoài.
GS Carlisle Mansi đã đến và gặp được Puerto Mitchell. Sau khi GS Kalemans tỏ ý muốn được chứng kiến khả năng bay lượn của Mitchell, ông lão lập tức đồng ý. Ông bảo mọi người hãy xuất hiện khi mặt trời mọc sáng hôm sau tại cửa trước nhà ông.
Sáng sớm hôm sau, GS Mansi và những người khác tập trung trước nhà. Họ lắp đặt máy quay và các máy dò khác. Mitchell ngồi xếp bằng trên một tấm chăn mỏng trước cửa rồi nhắm mắt lại. Mắt mọi người, ống kính máy quay, và các máy dò khác đều hướng vào Mitchell. Sau khoảng hai đến ba phút, cơ thể ông dần dần bay lên.
Khi lên cao khoảng 10 mét, ông thay đổi tư thế xếp bằng, vươn tay, tựa cánh chim, rồi xoay tròn và bay lơ lửng trong không trung, tiến nhập vào trạng thái xuất thần.
Cảnh tượng khiến tất cả mọi người choáng váng. Sau khoảng 30 phút lơ lửng trên không, cơ thể Mitchell bắt đầu run rẩy, rồi từ từ hạ xuống trong trạng thái nằm ngang. Máy quay ghi lại mọi góc cạnh của ông trong không khí. Sau khi hạ cánh, một số nhà khoa học phát hiện cơ thể ông trở nên rất mềm, như bông. Khi Mitchell từ từ bay lên, máy dò đo được một luồng khí nâng ông lên từ dưới. Chắc phải cần đến rất nhiều năng lượng mới nâng được một người nặng tầm 80 ký lên như vậy. Luồng khí và năng lượng này đến từ đâu? Các nhà khoa học tỏ ra rất hoang mang.
Nhọc cái gân cốt khổ cái tâm chí mới được
Smith, một nhà báo của tạp chí Khoa học và Đời sống Hoa Kỳ, đề nghị Mitchell đến Hoa Kỳ để biểu diễn, sẽ kiếm được nhiều tiền.
Mitchell lịch sự từ chối lời mời này. Ông chia sẻ:
“Tôi sống lặng lẽ trong khu rừng sâu này. Tôi đã buông bỏ tiền tài, danh vọng và tài sản rồi …”
Khi một số nhà khoa học hỏi ông cách thực hiện màn biểu diễn, Mitchell trả lời nghiêm túc:
“Phải rèn luyện khắc khổ mới được, việc rèn luyện thể chất thậm chí còn khó khăn hơn nhiều. Chỉ khi tinh thần tập trung cao độ, thì “sức mạnh tiềm tàng khổng lồ” ẩn giấu bên trong cơ thể người mới được giải phóng”.
Tất nhiên, những từ này không thể giải đáp được những nghi vấn của các nhà khoa học. “Sức mạnh tiềm tàng khổng lồ” ẩn giấu trong cơ thể con người đó là cái gì? Làm thế nào đi ngược lại được định luật vạn vật hấp dẫn trong vật lý?
Về chủ đề khinh công, GS Mansi và một số nhà khoa học bản địa đã tìm được những cổ thư Ấn Độ có ghi chép:
2000 năm trước, các nhà sư Phật giáo có thể bay lên bầu trời không chút khó khăn. Họ sẽ vẽ lại phong cảnh nhìn thấy từ trên không, vẽ thành những bức tranh khổng lồ. Các nhà khảo cổ Ấn Độ đã phát hiện một tác phẩm điêu khắc đá khổng lồ mô tả vùng đồng bằng Mandal ở sông Hằng từ 2000 năm trước. Tác phẩm được vẽ hoàn toàn từ góc nhìn của một con chim tầm cao. Thời đó chưa có máy bay trực thăng. Làm thế nào người ta vẽ được từ độ cao đó?
Các nhà khoa học luôn coi những cổ thư Ấn Độ như chuyện huyền thoại. Bây giờ khi chứng kiến một người lơ lửng trên không họ không thể không thừa nhận những ghi chép này. Người ta đã nhìn thấy các trường hợp khinh công tương tự sớm nhất vào đầu thế kỷ.
Lão hòa thượng tĩnh tọa trên không
Năm 1910, nhà thám hiểm nổi tiếng người Anh Peter Yabar đã đến khu rừng rậm xa xôi phía bắc Myanmar để chứng kiến một lão tăng trong một tu viện lớn. Mỗi sáng lão tăng lại ngồi lặng lẽ hơn 10 phút trước ngôi đền, rồi cơ thể ông từ từ nâng lên, lơ lửng trong khu rừng trên dãy núi, rồi từ từ hạ xuống mặt đất.
Yabar đã bị choáng váng trước cảnh tượng kỳ diệu này. Ông đã sử dụng máy quay để quay cảnh tượng lão tăng lơ lửng trên không trung từ nhiều góc độ.
Sau khi về nhà, ông đã công bố những bức ảnh này trên tờ The Guardian của Anh – cảnh tượng nhà sư bay trên không mà ông nhìn thấy và chụp được. Vào thời điểm đó, một số nhà khoa học Anh không tin, cho rằng những gì Yabar thấy chỉ là ảo giác, hoặc đó là vài mánh khóe mà các pháp sư dùng.
Yabar kiên quyết phủ nhận, ông khẳng định đầu óc mình rất tỉnh táo và cảnh ông chứng kiến là thật. Yabar chỉ tình cờ đi ngang qua khi nhà sư lơ lửng trên không. Đây là cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên, chứ không phải được dàn dựng.
Lạt ma bay trên không trung
Năm 1912, nhà thám hiểm người Pháp Owen Luo Yani đã đến thám hiểm dãy Himalaya, tại vùng biên giới giữa Nepal và Trung Quốc. Ông đã mời một Lạt ma Tây Tạng làm hướng dẫn viên. Khi vị lạt ma này cất bước, bàn chân ông không hề chạm đất và dường như đang trôi về phía trước.
Tuyết trên dãy Himalaya rất dày. Khi Royani đi xa hơn, đôi chân của ông như bị mắc kẹt trong tuyết, và rất khó di chuyển. Nhưng vì chân vị lạt ma này không chạm vào tuyết, nên ông đi rất thong dong tự tại. Khi một cơn gió đến, cơ thể vị lạt ma giống như một chiếc lá, trôi nổi bồng bềnh trên không trung.
Điều khiến Yani ngạc nhiên nhất là sự việc vị Lạt ma đưa ông bay qua Hẻm núi Cornell. Hẻm núi này sâu khoảng 200 mét, rộng hơn 100 mét. Nếu leo núi, sẽ mất nhiều thời gian và rất nguy hiểm. Bởi không có con đường nào khả dụng, người ta có thể rơi vào hẻm núi bất cứ lúc nào.
Khi Yani định mạo hiểm băng qua hẻm núi, vị lạt ma đã cúi xuống và đặt Yani lên lưng, bảo ông đừng sợ hãi và hãy nhắm mắt lại. Yani đột nhiên cảm thấy cơ thể mình lơ lửng, khi ông mở mắt, ông đã bị sốc. Vị lạt ma này đang bay trên không trung cùng những đám mây và băng qua hẻm núi chỉ trong vài phút. Ông không thể tin rằng có những siêu nhân như vậy trong ngọn núi tuyết hoang vắng này.
Sau khi trở về Pháp, ông đã viết bài về vị lạt ma biết bay và cuộc phiêu lưu của ông trên Thời báo Paris.
Nhà vật lý người Ấn, tiến sĩ Singh Wajba đã quan sát và nghiên cứu khả năng khinh công trong nhiều năm. Ông đã được tiếp xúc với một số người có khả năng này.
Những người này đều sống trong núi, họ không muốn lộ diện và sống biệt lập với thế giới bên ngoài.
ĐKN