Hãy nắm bắt hiện tại, trân trọng từng khoảnh khắc và làm những gì bạn cần làm khi còn trẻ!
Khi đã già và tóc đã bạc, điều gì khiến bạn tiếc nuối nhất khi nhìn lại mọi chuyện đã qua?
Bạn có thể nói, “Tôi vẫn còn trẻ, ai biết được điều gì sẽ xảy ra trong tương lai?”
Vâng, có thể bạn vẫn còn trẻ, và thực sự khó đoán trước được điều gì sẽ xảy ra trong tương lai, nhưng sau khi đọc báo cáo phân tích thống kê về 5 tiếc nuối hàng đầu trên toàn thế giới này, tôi đã im lặng …
45% hối tiếc vì đã không tử tế với cơ thể của họ
“Cơ thể là vốn làm cách mạng”, câu này sẽ không bao giờ lỗi thời. Nhiều người đánh đổi cơ thể mình lấy mọi thứ trước 60 tuổi, để rồi sau 60 tuổi, họ đánh đổi mọi thứ để lấy lại sức khỏe.
Trên đời không có gì quan trọng hơn sức khỏe của bản thân, không có một cơ thể khỏe mạnh, có sở hữu khối tài sản hàng chục tỷ đồng thì cũng đã sao?
Lý do khiến chúng ta ngưỡng mộ những người trẻ là vì khi còn trẻ, chúng ta có thể hối hận và thay đổi bất cứ lúc nào, nhưng một khi đã già, có rất nhiều thứ không thể thay đổi được.
Vì vậy, khi còn trẻ, làm hết mình, chơi hết mình nhưng cũng đừng ngó lơ sức khỏe, đừng để bản thân phải ngồi đó thở dài khi tuổi già sức yếu.
57% hối hận vì đã không đối xử tốt với bạn đời của họ
Từng say mới biết rượu nồng, từng yêu mới biết tình đậm tình sâu.
Những thứ thuộc về tình cảm luôn là thứ mà bạn không biết nâng niu khi có được, cũng như không biết trân trọng cho đến khi mất đi.
Có hai vật chất mà con người không bao giờ có thể phát minh ra, một là nước quên lãng, hai là thuốc hối hận.
Nếu không nâng niu, hiểu và thông cảm cho nhau khi còn trẻ, về già, có hối hận thì cũng đã quá muộn.
62% hối hận vì không để con tự do phát triển
Con cái là sự tiếp nối cuộc sống của cha mẹ và là sự tiếp nối của những hy vọng. Nhiều người có thể làm mọi thứ vì con cái.
Nhưng mong muốn con trai thành rồng, con gái thành phượng hoàng có thể chỉ là mong ước đơn phương của cha mẹ, đối với con cái, chúng có thể chỉ muốn trở thành những người bình thường hạnh phúc và giản dị.
Vì vậy, nhiều bậc cha mẹ dùng đến sự ép buộc, giám sát, thậm chí là đánh mắng để ép con phát triển theo con đường của mình.
Nhưng sau cùng, hầu hết các bậc cha mẹ đều phải hụt hẫng khi đối diện với thực tế, chỉ có một số được gọi là “thành tài”, nhưng tuổi thơ ấu sống dưới cái bóng của cha mẹ, sống theo ao ước của cha mẹ thì đã mãi mãi trở thành điều mà con cái họ muốn quên nhất.
73% hối hận vì đã chọn sai nghề khi còn trẻ
Ba sinh viên đại học được chỉ định làm việc trong một cơ quan cùng một lúc, một năm sau, một người trong số họ chuyển đến một công ty khác vì không muốn cứ phải nhìn sắc mặt của người quản lý mà sống, hai người còn lại không quá bận tâm về điều đó, vẫn yên ổn ở lại làm công việc của mình.
Một năm sau, một sinh viên khác quyết định nghỉ việc, ra kinh doanh, sinh viên cuối cùng trong 3 người vẫn không dao động, nhìn hai người bạn cùng lớp vất vả làm việc trong nhà máy và nhà hàng, anh lại càng tự hào về cuộc sống ổn định của mình.
Vài năm sau, ba người gặp lại nhau trong một buổi họp lớp, người bạn học ở nhà máy đã lên chức giám đốc xí nghiệp, người mở nhà hàng trở thành triệu phú, kẻ ở lại công ty thì vẫn thường xuyên bị quản lý mắng.
Rất nhiều người khi lựa chọn nghề nghiệp hoặc khởi nghiệp, yếu tố đầu tiên họ xem xét là thu nhập ổn định và cuộc sống ổn định, thoải mái, họ ít sẵn sàng đối mặt với những cơ hội đầy thách thức. Không có áp lực thì đương nhiên sẽ thiếu động lực, không có động lực thì tiềm năng sẽ bị chôn vùi.
92% hối hận vì đã không làm việc chăm chỉ khi còn trẻ
Có một câu nói như này: Trẻ không làm, già ăn bám. Quãng thời gian tươi đẹp của tuổi trẻ thường trôi qua rất nhanh, khi chợt tỉnh giấc, nhìn mái tóc bạc, mới nhận ra mình chẳng đạt được gì.
Hầu hết mọi người đều sống theo đám đông, khi người khác học thì mình cũng học, người khác làm thì mình cũng làm, người khác giải trí thì mình cũng giải trí.
Để có được thứ mà người khác không có, bạn phải trả một cái giá mà người khác sẽ không trả, đặc biệt là khi bạn còn trẻ.
Vì vậy, khi vẫn còn thời gian, năng lượng và thể lực để làm việc chăm chỉ, hãy lập một kế hoạch thiết thực càng sớm càng tốt, và sau đó bắt đầu từng bước một hiện thực hóa nó, ông Trời sẽ không phụ kẻ có công.
Hãy nắm bắt hiện tại, trân trọng từng khoảnh khắc và làm những gì bạn cần làm khi còn trẻ!
Dưới đây là suy nghĩ của hầu hết những người cao niên:
Con à, khi bố mẹ già, mong con cháu không chán ghét bố mẹ. Bố mẹ bây giờ cần người chăm sóc, cũng giống như khi bố mẹ chăm con khi con còn nhỏ, hãy kiên nhẫn với bố mẹ hơn.
Khi bố mẹ già, tay hay run, lúc ăn thường hay bị đổ lên áo, đừng bực tức với bố mẹ. Hãy kiên nhẫn hơn với bố mẹ, giống như khi con còn nhỏ, con thường làm đổ nước canh rau lên quần áo của mình khi đang ăn.
Khi bố mẹ già, dù đi lại không tiện nhưng vẫn muốn được ra ngoài hít thở không khí, giống như khi con còn nhỏ, bố mẹ thường đẩy con ra ngoài để tắm nắng.
Khi bố mẹ già, bố mẹ sẽ thường quên mất mình đang nói gì, hãy cho bố mẹ thêm thời gian để suy nghĩ về điều đó, rồi nói tiếp những điều mình chưa nói hết. Mặc dù không phải cái gì quá quan trọng, nhưng bố mẹ chỉ đơn giản là muốn nói chuyện với con mà thôi.
Khi bố mẹ già, dù có lặp đi lặp lại những gì con đã nghe tới phát ngán, bố mẹ hy vọng con sẽ không ngắt lời, giống như khi con còn nhỏ, bố mẹ đã kể cho con nghe câu chuyện về chú thỏ trắng nhỏ hàng trăm lần cho đến khi con mỉm cười và ngủ thiếp đi.
Cuộc sống của một người, đặc biệt là người già sẽ trôi qua rất nhanh, mong rằng chúng ta, những người con người cháu có thể nhẫn nhịn hơn, bớt cáu gắt hơn với ông bà cha mẹ.
Bởi lẽ trong tương lai gần, chúng ta cũng sẽ từ từ già đi, chúng ta cũng sẽ như cha mẹ mình, mong rằng con cháu sẽ đối xử tốt với chúng ta!
Như Nguyễn-Theo TTVH