Trong mắt người Do Thái, tiền vốn không tồn tại tội ác, nó chỉ là một công cụ, không có phân biệt cao cấp sang hèn. Cho nên họ nghiêm túc nắm chắc từng phân tiền và rất bình thản khi sử dụng và gia tăng chúng.
Có một câu chuyện ngắn: một thiếu niên bán cho hiệu thuốc một con chuột chết nhặt được ở trên đường kiếm được 2 đồng tiền. Sau đó cậu ấy dùng 2 đồng tiền này để mua 1 chai nước, đưa cho thợ làm vườn đang vất vả bên đường, thợ làm vườn liền đưa cho thiếu niên mấy bông hoa để báo đáp. Thế là, thiếu niên cầm bông hoa trang trí lên một mảnh vải rồi mang ra chợ bán với giá 30 đồng.
Lúc này, một cơn gió mạnh thổi gẫy rất nhiều cành cây, chàng thiếu niên đổi 30 đồng tiền để lấy kẹo, dùng kẹo coi như tiền thuê những đứa trẻ khác giúp cậu thu những cành cây kia lại một chỗ, bán cho quán rượu làm củi đốt, vì thế cậu có được 2 lạng bạc.
Cuối cùng lấy hai lạng bạc để mở một quán trà, khi nói chuyện phiếm với các thương nhân nghỉ chân biết được nguồn tin đầu tư quý giá liền tìm cách móc nối, phát triển sự giàu có của chính mình.
Cứ như vậy, cậu ấy từng bước tích giàu, sau cùng trở thành một nhà giàu, mà điều này lại bắt đầu từ một con chuột chết không cần tiêu tiền, đây chính là tư duy “bán chuột” của người Do Thái.
Vậy, qua câu chuyện này bạn học được gì từ cách kiếm tiền của người Do Thái?
- Giỏi nắm bắt cơ hội
Người bình thường chúng ta nhìn thấy con chuột chết, khả năng là nhổ một miếng nước bọt, cảm thán nay bản thân mình gặp vận xui. Nhưng người có “tư duy người giàu”, khi nhìn thấy bất kỳ một sự vật nào, thì trong đầu sẽ cân nhắc qua một lần xem giá trị mà nó mang lại.
Câu chuyện này tuy ngắn nhưng rất hàm súc, đã nói lên được sự khác biệt trong tư duy người giàu và người nghèo nằm ở đâu, cơ hội chúng ta gặp được là nhất định, quyết định vận mệnh của bạn nằm ở chỗ bạn đưa ra quyết định như thế nào.
Đương nhiên, “con chuột chết” chỉ là một ẩn dụ, tức là ngay cả đồ vật này cho rằng không có giá trị cũng có thể đổi lại được giá trị, trong thực tế thứ chúng ta có thể bán không cần quá nhiều, chỉ cần có nhu cầu, thì có thể bán đi.
Cái bạn cần làm là phát hiện cái “thị yếu” của mọi người, rèn luyện cho bạn thân năng lực nắm bắt cơ hội.
- Hiểu được sự linh hoạt trong quá trình tìm cơ hội
Chúng ta trừ thiếu mắt nhìn cơ hội ra, còn có khác biệt về trình độ sở dĩ là vì chúng ta có tư duy quá cứng nhắc, không linh hoạt.
Nếu chúng ta chỉ ôm khư khư một phương hướng, thì cơ hội của bạn sẽ ít hơn người khác rất nhiều, thậm chí cả đời cũng không đợi được.
Nhưng người có “tư duy người giàu” sẽ không giới hạn ở cái hình thức bên ngoài, chỉ cần có thể thu hoạch được lợi ích từ đó, thì sẽ coi điều đó là phương hướng, chỉ có không ngừng điều chỉnh, cơ hội mới dần lộ ra khỏi mặt nước.
Tư duy “trồng đậu” của người Do Thái nói tới một đạo lý: Nếu đậu của bạn không bán được thì làm giá đỗ mà bán, nếu giá đỗ cũng không bán được thì đợi nó lớn thành cây đậu con, nếu lại không bán được thì làm thành cây cảnh. Nếu cây cảnh không bán được thì đem trồng…
Tóm lại, chỉ có một mục tiêu cuối cùng – “kiếm tiền” là không đổi, những cái khác có thể tùy cơ ứng biến!
Ai hiểu được hoàn cảnh và thời cơ thì có thể tùy lúc điều chỉnh bản thân, ai nắm chắc thì đó chính là “chìa khóa” mở cửa giàu có.
- Nắm chắc mỗi phân tiền
Trong mắt người Do Thái, tiền vốn không tồn tại tội ác, nó chỉ là một công cụ, không có phân biệt cao cấp ti tiện. Cho nên họ nghiêm túc nắm chắc từng phân tiền và rất bình thản.
Phú hào Do Thái Rokefeller chính là một ví dụ điển hình, từ công việc tiền lương mỗi tuần 4 đô la đến đế quốc dầu mỏ sau này, còn phân tích kĩ lưỡng mỗi con số kiểm tra đơn hàng thi công ống nước, cho dù chỉ là vài đô la.
Ông ấy tin rằng: “Nhìn thật kỹ túi tiền của bạn, đừng để tiền của bạn tùy ý chạy đi, không sợ người khác nói bạn keo kiệt. Mỗi khi bạn tiêu đi một đồng, đều phải có lúc thu được lợi nhuận 2 đồng, thì mới có thể tiêu.”
Người Do Thái cho rằng tiền có thể thông thần, nhưng đồng thời lại là vật tầm thường, họ chỉ trả tiền cho thứ có giá trị thực tế.
Đỗ Long-Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị