Sau buổi họp lớp ngắn ngủi, tôi như ngộ ra nhiều sự thật khốc liệt về cuộc sống: Chúng ta hoặc là trở nên xuất sắc, hoặc là bị loại khỏi ván cờ cuộc đời.
Cách đây không lâu, Hiệu trưởng trường Đại học cũ của tôi đã tổ chức một buổi gặp mặt. Hầu như tất cả những bạn học cũ sau 18 năm xa cách đều có mặt để tụ họp cùng nhau.
Bên bàn ăn, mọi người cùng cụng ly, trò chuyện sôi nổi. Mọi người ai cũng đã thay đổi, những gương mặt trẻ trung khi xưa giờ đã trưởng thành. Những cô gái vốn ít ăn diện trong lớp giờ cũng trở nên thời thượng, duyên dáng. Còn những chàng trai gầy gò khi ấy giờ cũng cường tráng, đĩnh đạc. 10 năm không phải quãng thời gian quá dài, nhưng nó đủ khiến con người thay đổi toàn diện.
Những buổi tụ họp của người lớn không đơn giản chỉ là cuộc tụ tập ăn uống, vui chơi như thời sinh viên. Mà thực chất, buổi gặp mặt là để đánh giá lẫn nhau, xem ai thành công hơn ai sau những năm tháng lăn lộn ngoài xã hội.
Thời gian 10 năm đã tạo nên những thay đổi lớn với mỗi người. Có người giờ đây đã thành công, sự nghiệp và gia đình đều thuận lợi. Nhưng có những người vẫn đang chật vật tìm kiếm chỗ đứng trong xã hội, loay hoay với cuộc sống mà không tự thoát ra được.
Qua buổi họp lớp, tôi cũng nhận ra những sự thật nghiệt ngã và có cái nhìn đa chiều hơn về cuộc sống.
- Trình độ học vấn không quyết định bạn là ai
Khi xưa, Trương là người học giỏi nhất lớp. Anh luôn được giáo viên đánh giá cao và đặt nhiều kỳ vọng. Hơn nữa, anh Trương cũng chăm chỉ học tập và thành công thi đỗ nghiên cứu sinh vào trường 211 (thuộc dự án 211 là một dự án về các trường đại học và cao đẳng tổng hợp trình độ cao do Bộ Giáo dục Trung Quốc) nổi tiếng.
Vậy nên, tôi cứ nghĩ Trương sẽ là người hào hứng nhất trong buổi họp lớp này. Nhưng hóa ra không phải vậy, Trương giờ đây sự nghiệp sa sút, chật vật duy trì công việc và các mối quan hệ.
Bởi khi còn đi học, Trương chỉ chú tâm đến học tập mà bỏ qua việc trau dồi kỹ năng giao tiếp, phát triển và duy trì các mối quan hệ cá nhân. Vì vậy khi đi làm, anh không thể điều chỉnh cân bằng mối quan hệ với đồng nghiệp và sếp khiến công việc không mấy thuận lợi.
Hơn nữa, do không được rèn luyện các kỹ năng mềm trong công việc mà anh luôn gặp khó khăn khi trình bày quan điểm của mình. Nhiều ý tưởng của anh bị sếp từ chối, khiến Trương bất mãn, luôn cho rằng tài năng của mình bị vùi dập, không thể phát huy. Dần dần, Trương cảm thấy mất niềm tin vào công việc, chán nản không muốn phấn đấu.
Hiện tại, Trương bị mất phương hướng, không biết bản thân muốn gì và cần phấn đấu cho mục tiêu gì.
Khi còn đi học, các thầy cô giáo thường nói với chúng ta là hãy chăm chỉ học tập thì mới có thể tìm được công việc làm tốt trong tương lai. Nhưng thực tế, trình độ học vấn chỉ là bước đệm để bước vào xã hội. Còn việc phát triển trong tương lai phụ thuộc hoàn toàn vào năng lực cá nhân. Đừng chỉ chú tâm học mà quên phát triển các kỹ năng khác bởi suy cho cùng, trường học và xã hội là hai thế giới hoàn toàn khác nhau.
- Duy trì các mối quan hệ lành mạnh
Khi đã trưởng thành và đi làm thì duy trì các mối quan hệ là ưu tiên hàng đầu để phát triển công việc và cuộc sống. Tuy nhiên, chúng ta cần phân biệt rõ đâu là mối quan hệ lành mạnh, hiệu quả và đâu là những mối quan hệ mất thời gian, không cần thiết.
Ví dụ điển hình là Lý, một người có triển vọng sẽ thành công trong tương lai. Bởi khi mọi người đang chật vật tìm kiếm công việc thì anh ấy đã có rất nhiều mối quan hệ, quen biết nhiều người.
Mỗi ngày, Lý được rất nhiều người tìm gặp trò chuyện, trên danh nghĩa là nói về công việc nhưng thực chất là nịnh nọt anh. Lúc đầu, Lý nghĩ rằng đây là hành động mọi người công nhận thực lực của mình, nên anh không cảm thấy chán ghét hay mệt mỏi.
Nhưng sau đó, anh phát hiện ra sau mỗi bữa tiệc chỉ khiến anh lãng phí nhiều thời gian mà không học hỏi được gì. Những lời nịnh nọt, khen lẫn nhau khiến anh chìm đắm trong ảo tưởng và có thể đi lạc đường.
Sau đó, Lý đã từ chối lời mời của nhiều người và bắt đầu tập trung cho các mối quan hệ lành mạnh để phát triển công việc và cuộc sống của mình.
Vòng tròn giao tiếp cùng các mối quan hệ xã hội rất quan trọng trong cuộc sống của con người. Tuy nhiên, hãy nhớ lựa chọn những mối quan hệ lành mạnh để phát triển, tránh mất thời gian cho những thứ vô bổ, khiến ta có thể lạc hướng.
- Bạn bè quan trọng ở chất lượng hơn số lượng
Một nhà văn nổi tiếng đã từng nói: “Những người trong thành phố nhìn có vẻ thật thà nhưng thực ra chưa chắc đã là vậy. Bạn bè có rất nhiều, nhưng chỉ có vài người ta mới trò chuyện được cùng nhau”.
Trong cuộc sống, bạn bè không cần số lượng nhiều hay ít mà chỉ cần chất lượng có thực sự quan tâm và hiểu nhau hay không.
Ở lớp tôi có một người bạn là doanh nhân giàu có nhưng một ngày, anh đứng trên bờ vực phá sản, cần vay tiền để vượt qua khó khăn. Khi anh liên hệ với những người bạn tốt thường trò chuyện, ăn uống hàng ngày thì họ đều trốn tránh vì sợ liên lụy.
Vậy mới nói, bạn bè không cần tính toán thời gian quen nhau bao lâu mà chỉ cần xem họ có phải người thực sự quan tâm và hiểu mình hay không.
Nhiều người luôn khoe khoang xung quanh mình có nhiều bạn bè thân thiết. Nhưng khi gặp khó khăn, những người bạn đó lại lẩn trốn và không sẵn sàng giúp đỡ.
Hơn nữa, hãy nhớ rằng càng thành công thì bạn bè thật lòng càng ít đi. Những người vẫn còn thân thiết chính là người đối xử chân thành với bạn nhất. Vậy nên, bạn bè không quan trọng số lượng mà chỉ cần chất lượng.
- Phải không ngừng hoàn thiện bản thân
Nhiều khi mọi người thường viện lý do bận rộn, không có thời gian mà từ bỏ việc học, rèn luyện để hoàn thiện bản thân.
Câu chuyện về cô gái tên Tiểu An lớp tôi, dù đã nghỉ học nhiều năm nhưng vẫn chăm chỉ tự học tại nhà. Cô giành thời gian nghiên cứu thông tin và đăng ký thi đại học dù đã quá tuổi.
Hơn nữa mặc kệ sự phản đối của gia đình, Tiểu An đặt mục tiêu phải trở nên nổi bật và xuất sắc nên mọi khó khăn trước mắt không phải là vấn đề với cô. Cuối cùng, cô cũng thành công thực hiện mục tiêu của bản thân và đạt được nhiều thành tựu.
Vậy nên, trong cuộc sống hiện tại khốc liệt, chúng ta cần không ngừng nỗ lực học tập và trau dồi kiến thức cùng kỹ năng bản thân. Đây là cách để không bị loại bỏ khỏi ván cờ cuộc đời.
Theo Ứng Hà Chi–Đời sống & pháp luật