Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) đưa tin, Liên minh châu Âu (EU) sẽ tiếp tục cam kết với Trung Quốc và nêu lên những lo ngại về vấn đề nhân quyền.
Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) đưa tin, Liên minh châu Âu (EU) sẽ tiếp tục cam kết với Trung Quốc và nêu lên những lo ngại về vấn đề nhân quyền bất chấp triển vọng ảm đạm về một đầu tư mang tính bước ngoặt giữa hai bên, đặc phái viên của khối tại Bắc Kinh cho biết hôm 7/5.
Trong khi đó, người đứng đầu một hiệp hội doanh nghiệp EU có ảnh hưởng cho hay, bất chấp căng thẳng chính trị, Bắc Kinh đã tung ra một cuộc tấn công đầy “quyến rũ” để khuyến khích các công ty châu Âu tăng cường đầu tư vào Trung Quốc.
Đại sứ EU tại Trung Quốc Nicolas Chapuis cho biết rằng việc đạt được một thỏa thuận về Hiệp định Toàn diện về Đầu tư (CAI) là điều “chưa từng có” trong quan hệ hai bên, nhưng nó “không đủ để vượt qua những khác biệt về các giá trị cơ bản cấu thành nên nền tảng chính trị của mối quan hệ chiến lược giữa hai bên”.
Bắc Kinh và Brussels đã kết thúc 7 năm đàm phán về CAI vào ngày 30/12, nhưng quan hệ kể từ đó trở nên xấu đi vì những cáo buộc vi phạm nhân quyền của Bắc Kinh ở Tân Cương và hai bên đã từ đó đã áp đặt các biện pháp trừng phạt mang tính “ăn miếng trả miềng”.
Brussels trước đó đã nói rằng quá trình phê chuẩn CAI “không thể tách rời các động lực đang phát triển” của mối quan hệ rộng lớn hơn.
Ông Chapuis cho biết, việc Nhị viện châu Âu không phê chuẩn các thỏa thuận nếu các lệnh trừng phạt vẫn còn hiệu lực là bình thường, nhưng tình hình “ít kinh khủng hơn mọi người đang nghĩ”.
Brussels vẫn đang làm việc chặt chẽ với Bộ Thương mại Bắc Kinh để hoàn tất văn bản thỏa thuận.
“Vậy nên, điều ta cần để khiến CAI sớm được phê chuẩn đó là tạo không gian chính trị cho nó. Hiện giờ, còn quá sớm để nói liệu không gian chính trị sẵn có và đủ lớn khi Hội đồng châu Âu quyết định đưa ra thỏa thuận cho quốc hội hay không,” ông nói.
Trong khi đó, Joerg Wuttke, chủ tịch Phòng Thương mại EU tại Trung Quốc cho biết tại một cuộc họp báo riêng hôm 7/5 rằng, các biện pháp trừng phạt dễ áp đặt hơn là dỡ bỏ.
“Theo tôi, thỏa thuận đầu tư sẽ kAhông diễn ra lâu. Tôi thậm chí cho rằng có thể mất nhiều năm cho đến khi ai đó tìm thấy một cơ chế để thoát khỏi các lệnh trừng phạt.”
Ông Wuttke cho biết, bất chấp những căng thẳng, Bắc Kinh đã tung ra những chiêu thức để khuyến khích các doanh nghiệp châu Âu mở rộng đầu tư vào Trung Quốc.
“Chúng tôi đã được cấp quyền truy cập chưa từng có và chúng tôi đang được lắng nghe. Chúng tôi đã được giúp đỡ trong nhiều trường hợp. Có một dấu hiệu rất rõ ràng rằng sự bất hòa chính trị sẽ không dẫn đến việc các doanh nghiệp châu Âu bị đuổi khỏi đây.”
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị