Lựa chọn của giới siêu giàu Trung Quốc và Mỹ vô cùng khác biệt.
Ngay từ năm 2014, “Báo cáo đặc biệt về giáo dục nước ngoài năm 2014” của Viện nghiên cứu Hurun cho thấy 90% tỷ phú chọn gửi con ra nước ngoài. Trong số các triệu phú, 80% chọn gửi con ra nước ngoài và lựa chọn đầu tiên là Mỹ. Có thể thấy, du học là điều bắt buộc đối với những gia đình giàu có hàng đầu này.
01-CÁC CẬU ẤM CÔ CHIÊU TRUNG QUỐC DU HỌC Ở ĐÂU
Từ các gia đình giàu có trong “Danh sách người giàu Trung Quốc của Forbes” và thu thập thông tin trên Internet, chúng ta có thể trực quan thấy các gia đình giàu có Trung Quốc thích gửi con đi du học ở đâu.
Vương Tư Thông, con trai ông chủ Tập đoàn Wanda, học tiểu học tại Swiss Cottage ở Singapore, trung học tại Winchester College và có bằng đại học tại University College London (Anh) về Triết học.
Con trai của chủ tịch Nông Phu Sơn Tuyền, tốt nghiệp Đại học California (Mỹ), chuyên ngành tiếng Anh.
Con gái út của Nhậm Chính Phi, Diêu An Na tốt nghiệp Đại học Harvard (Mỹ) với chuyên ngành kỹ thuật máy tính và thống kê.
Con trai của Jack Ma (Mã Vân) là Mã Nguyên Khôn được biết từng theo học tại Đại học California, Berkeley (Mỹ) nhưng không rõ chuyên ngành.
Còn con gái của người sáng lập Tập đoàn Lenovo đầu tiên vào Đại học Bắc Kinh ngành khoa học máy tính, sau đó vào Đại học Harvard cùng ngành, nhận nền giáo dục ưu tú nhất từ các trường đại học hàng đầu ở Trung Quốc và Mỹ.
Có thể thấy, con cái nhà giàu Trung Quốc đổ xô đi học tại các trường danh tiếng Ivy League và G5 tại Mỹ. Với nền tảng gia đình và nguồn lực vững chắc, họ dễ dàng được các trường danh tiếng ưu ái hơn. Hơn nữa, hiệp hội cựu sinh viên của các trường danh tiếng này quy tụ những tinh hoa từ mọi lĩnh vực trên thế giới, được làm quen với nhiều nguồn lực và kết nối hàng đầu, từ đó cũng có thể hỗ trợ rất nhiều cho sự phát triển công việc kinh doanh của gia đình họ.
02-CON NHÀ 1% NGƯỜI GIÀU NHẤT MỸ HỌC TRƯỜNG NÀO?
Khi đã ở đất nước có nền giáo dục hàng đầu, rich kid nước này hầu như sẽ không đi du học nữa. Tờ New York Times từng thực hiện một cuộc khảo sát với 2.395 trường cao đẳng và đại học ở Mỹ, tính tỷ lệ sinh viên thuộc top 1% gia đình giàu nhất nước Mỹ (thu nhập gia đình hàng năm hơn 630.000 USD) và xếp hạng chúng. Theo đó, 10 trường hàng đầu được 1% gia đình giàu nhất Mỹ ưa chuộng là: Cao đẳng Colorado, Đại học Washington ở St. Louis, Đại học Colgate, Đại học Washington & Lee, Cao đẳng Trinity, Cao đẳng Middlebury, Cao đẳng Colby, Đại học Georgetown, Cao đẳng Bates và Đại học Tufts. Đây rõ ràng đều không phải các trường Ivy mà chúng ta quen thuộc.
Điều gây sốc là 7 trong số 10 cơ sở này là các trường cao đẳng nghệ thuật tự do, và 5 ngôi trường “đỉnh cấp” mà chúng ta quen thuộc là HYPSM (Harvard, Yale, Princeton, Stanford, MIT) lại không hề trong danh sách chứ đừng nói đến Top 10.
Xếp đầu tiên là Cao đẳng Colorado, với 24% trong số 1% người giàu nhất và thu nhập trung bình của mỗi gia đình là 277.500 USD (6,9 tỷ VNĐ) . 78% sinh viên của trường đến từ 20% gia đình giàu nhất Mỹ. Colorado là trường cao đẳng nghệ thuật tự do tư nhân, xếp thứ 29 trong bảng xếp hạng các trường cao đẳng nghệ thuật tự do.
Ngoài ra còn có Đại học Colgate, đứng thứ 21 trong số các trường cao đẳng nghệ thuật tự do ở Mỹ và 23% sinh viên của trường đến từ 1% gia đình giàu có nhất.
03-SỰ KHÁC BIỆT GIỮA HAI NỀN GIÁO DỤC
Bằng cách so sánh sở thích của các gia đình giàu có ở Trung Quốc và Mỹ khi chọn trường cho mình, không khó để thấy rằng các gia đình giàu có của Trung Quốc coi trọng hào quang của những ngôi trường danh tiếng truyền thống, trong khi các gia đình giàu có ở Mỹ lại thiên về chọn trường nghệ thuật.
Nhưng đây chỉ là kết quả của việc lựa chọn trường học, tại sao họ lại đưa ra lựa chọn như vậy đáng được chúng ta quan tâm hơn.
Tầng lớp giàu có Trung Quốc ưa chuộng trường học truyền thống trong top đơn giản vì coi trọng danh tiếng. Mặt khác, các trường đại học hàng đầu quy tụ những bộ óc thông minh nhất thế giới và việc được vào các trường này đồng nghĩa với việc được tiếp cận với môi trường kết nối tinh hoa nhất. Nó chắc chắn sẽ mang lại lợi ích lớn cho thế hệ thứ hai giàu có, những người sẽ khởi nghiệp kinh doanh hoặc kế thừa công việc kinh doanh của gia đình trong tương lai.
Ngoại trừ Vương Tư Thông chọn triết học, hầu hết các chuyên ngành được con cái tầng lớp giàu có Trung Quốc lựa chọn đều phù hợp với công việc kinh doanh của gia đình như Quản trị kinh doanh hoặc khoa học máy tính.
Trong khi đó, nhà giàu ở Mỹ lại thích “vòng tròn nhỏ”. Điều này không có nghĩa là người Mỹ không có ham muốn hào quang của những trường danh tiếng, nhưng đối với họ, các mối quan hệ trong vòng tròn nhỏ quí tộc có thể đáng tin cậy và cần thiết hơn.
Một số gia đình trong số này có tổ tiên học ở đây, thậm chí là người sáng lập, nên họ thích chọn những trường cao đẳng nghệ thuật tự do có mối quan hệ sâu sắc với gia đình. Các trường cao đẳng khai phóng luôn là đại diện của nền giáo dục tinh hoa, vốn được lập ra chủ trương luôn hướng đến giới thượng lưu chứ không phải quần chúng.
Ngoài ra, các trường cao đẳng nghệ thuật tự do được biết đến là có quy mô nhỏ và phức tạp, điều đó có nghĩa là mối quan hệ giữa sinh viên và sinh viên cũng như giữa sinh viên và giáo viên gần gũi hơn. Khi đó, các nguồn lực giáo dục có thể tập trung hơn vào một sinh viên nhất định.
Sau tất cả, dù là con nhà tỷ phú hay nhà bình thường thì lựa chọn theo học trường nào phần lớn đều sẽ phụ thuộc vào định hướng tương lai, mục tiêu nghề nghiệp và một phần từ sự ảnh hưởng của gia đình cũng như hoàn cảnh khách quan.
Theo Chi Chi–Theo PNS