Hiện tại, có rất nhiều đứa trẻ hễ nghe nói đến đọc sách, chịu khổ là chúng nhăn nhó như thể ăn phải thuốc đắng vậy. Cho đến khi trưởng thành chúng mới phát hiện ra cái giá của một vài năm buông thả của tuổi trẻ đổi lại là một đời tầm thường.
Một số cô bé tụ tập cùng nhau rồi tự xưng là chị em, cho rằng có chị em là có cả thế giới. Chúng say sưa nói về những món ăn ngon, mua sắm qua mạng và nghiện phim Hàn Quốc…
Lại có một số cậu bé tụ tập cùng nhau rồi tự xưng là anh em, cho rằng có anh em là có cả thiên hạ. Chúng cùng nhau trốn học, hút thuốc, chơi điện tử, thậm chí là đánh nhau… Chúng cho rằng tuổi trẻ thì cần phải như vậy. Chúng xem thường những cô gái không biết ăn mặc, không biết trang điểm, và xem thường những học sinh ngoan cả ngày chỉ biết học, thậm chí còn mắng họ là những con mọt sách ngốc nghếch…
Nhưng những đứa trẻ này không ngờ rằng sau này chúng mới phát hiện ra cái giá của một vài năm buông thả của tuổi trẻ đổi lại là một đời tầm thường!
Dưới đây là đoạn đối thoại đáng suy ngẫm giữa hai cha con thế này:
Người cha nói với con mình về sự khác biệt giữa chăm chỉ học hành và lười học.
Đứa trẻ đi học không lâu sau quay về hỏi cha: Tại sao lại cần phải học ạ?
Người cha trả lời: Cây 1 năm thì chỉ có thể dùng để làm hàng rào, làm củi đốt. Còn cây 10 năm thì có thể dùng làm nhà. Nếu một đứa trẻ không đi học, lên 7 tuổi có thể chăn dê, lớn lên có thể chăn một đàn dê. Nhưng cậu ta ngoài chăn dê thì chẳng biết làm gì khác.
Tất nhiên, ta không nói không đi học hoặc học ít thì đều vô dụng.
Nếu chỉ tốt nghiệp tiểu học, ở nông thôn thì anh ta có thể dùng một vài kỹ thuật để làm ruộng, ở thành thị thì có thể làm xây dựng, làm bảo vệ hoặc buôn bán nhỏ, thì kiến thức của tiểu học đến đây là đủ dùng rồi.
Nếu tốt nghiệp cấp II thì anh ta có thể học được một số kiến thức liên quan đến cơ học.
Nếu tốt nghiệp cấp III, anh ta có thể học được khá nhiều cách sửa chữa cơ học.
Nếu tốt nghiệp đại học, anh ta có thể thiết kế ra những tòa nhà cao tầng, đường sắt…
Còn nếu tốt nghiệp thạc sĩ, thì anh ta có thể phát minh sáng tạo ra rất nhiều thứ.
Con hiểu chưa?
Đứa trẻ gật đầu: “Con hiểu rồi ạ”.
Người cha lại hỏi: “Theo con chăn dê, làm ruộng, làm bảo vệ thì có mất mặt không?”
Đứa trẻ nhăn mặt: “Có ạ”
Người cha lại nói:“Con ạ, không mất mặt! Họ không ăn trộm cũng chẳng ăn cướp, làm lụng kiếm tiền để nuôi con cái và phụng dưỡng cha mẹ, thì có gì là mắt mặt.
Nhưng….
Học càng nhiều thì cống hiến càng nhiều
Cũng giống như cái cây nhỏ, có thể dùng. Nhưng không thể dùng được vào nhiều chỗ như cây lớn.
Không học hay học ít cũng có thể dùng được, nhưng cống hiến cho xã hội sẽ ít, đương nhiên cũng kiếm được ít tiền hơn.
Học nhiều thì tiền đầu tư cũng nhiều, thời gian học cũng lâu hơn, nhưng lại có cống hiến lớn hơn, tiền cũng được nhiều hơn, địa vị cũng cao hơn…
Lần đối thoại này đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng đứa trẻ. Từ đó trong học tập, người cha không cần phải đe dọa hay dụ dỗ cậu bé nữa, cậu đã tự biết lựa chọn thế nào là tốt nhất.
ĐKN