Đời người giống như một cuộc đua đường dài, bước đầu tiên quyết định tương lai về sau.
Năm 2021, một bài viết trên mạng xã hội Trung Quốc bỗng “nổi như cồn”, đến nay đã có hơn 600.000 lượt xem và hơn 2.300 lượt phản hồi. Tiêu đề là “Hồi ức của kẻ thất bại: Một năm trước, tôi được gọi là ông X với mức lương hàng tháng là 20.000 NDT (tương đương 67 triệu đồng) còn hiện tại tôi giao đồ ăn ở Mỹ Đoàn”.
Câu chuyện về người đàn ông 35 tuổi trong bài đăng khiến nhiều người ngỡ ngàng. Người đàn ông kể lại rằng mình từng ngồi tại vị trí giám đốc cách đây một năm và đạt được nhiều thành tích khiến người ngoài ngưỡng mộ.
Mức lương hàng tháng của anh là 20.000 NDT. Tuy nhiên sự cố ập tới, công ty đột ngột đóng cửa, anh mất việc. Mỗi ngày người đàn ông này miệt mài tìm kiếm những mối liên hệ nhờ giúp đỡ nhưng cuối cùng không có cách nào khác đành phải đi giao đồ ăn.
Trải qua những biến cố này, vị giám đốc “thất thế” nhận ra, 2 nguyên nhân khiến bản thân rơi vào con đường này là vì:
- Chỉ cười người khác, nhưng bản thân vẫn giậm chân tại chỗ
Khi bắt đầu tốt nghiệp đại học, ai cũng sẽ được nhắc nhở nên lập kế hoạch nghề nghiệp thật tốt. Lúc đó, họ không nghĩ như vậy mà chỉ tìm kiếm những công việc tự do, không nghĩ đến tương lai nghiêm túc.
Tại Trung Quốc, một thạc sĩ máy tính 30 tuổi những tưởng bản thân sẽ dễ dàng tìm được một công việc phát triển nhờ vào tấm bằng Đại học Thanh Hoa danh tiếng trong nước. Tuy nhiên, sau 16 lần nộp đơn tại Alibaba, 10 lần ứng tuyển tại Tencent, 7 lần ở Meituan và 3 lần tại Baidu đều thất bại, anh ta mới nhận ra rằng: Đứng trước kinh nghiệm làm việc thực sự của các đối thủ cạnh tranh, một tấm bằng sẽ trở nên vô giá trị.
Rất nhiều người cùng gặp chung tình trạng như vậy, dù có một tấm bằng cấp giá trị trong tay nhưng sự nghiệp phát triển không hề suôn sẻ như mình vẫn nghĩ. Và yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển nghề nghiệp của họ là tuổi tác. Các nhà tuyển dụng luôn ưa thích một nhân viên trẻ tuổi vì họ yêu cầu tiền lương không cao, lại có khả năng thích ứng và chịu đựng áp lực công việc tốt hơn.
- Cái giá của hai từ “ổn định” thực rất đắt
Những công việc ổn định khiến người ta cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều so với bên ngoài nhưng thực tế là nhiều người đã bị hụt hẫng. Do tính đặc thù riêng, những công việc ổn định thường rất khó để phát triển, sau một thời gian mất đi sự kiên trì và tính cầu tiến.
Đã từng có một phép ẩn dụ trên Internet, nói rằng một số người đang sống trong cảnh hưởng lương hưu ở độ tuổi 20.
Hầu hết nguyên nhân của tất cả những điều này đều xuất phát từ việc lựa chọn sự ổn định khi đáng lẽ thời điểm đó chúng ta nên đấu tranh nhất. Tưởng chừng đó là sự lựa chọn khôn ngoan nhưng vì điều này mà không ít người đã đánh mất tuổi thanh xuân quý giá nhất của mình.
Ở nơi làm việc, mọi lời phàn nàn sẽ không giúp hoàn thành công việc và nó sẽ chỉ kéo trình độ của bản thân xuống, khiến người khác coi thường bạn và không thể thoát ra khỏi vòng xoáy cảm xúc, trở thành nô lệ cho cảm xúc.
Cuộc sống thực tế như vậy, chỉ cần bạn có thể chịu đựng áp lực thì mới có thể đạt được những điều to lớn.
Tạm kết: Kiên trì và dám nghĩ lớn là cảnh giới cao nhất của người thành công
Ngày nay, dù trong cuộc sống hay trên thế giới mạng đều có thể thấy nhiều người đang lo lắng vì khủng hoảng giữa cuộc đời. Nếu bạn muốn vượt qua khủng hoảng, cách duy nhất là đối mặt với nó.
Kazuo Inamori đã từng nói: “Cái gọi là sinh mệnh, cuối cùng cũng chỉ là sự tích lũy của một khoảnh khắc”. Khi nhận thức được vấn đề của mình, điều quan trọng là kịp thời tìm cách giải quyết nó.
Khi về già, điều khiến chúng ta tiếc nuối nhiều nhất là lãng phí tuổi trẻ. Nếu không nỗ lực khi còn có thể, đến lúc về già, cuộc sống sẽ khó khăn hơn gấp nhiều lần. Có một câu như thế này: “Dũng cảm là sự tự tin lớn nhất của một người”.
Theo Aboluowang-Thuỳ Anh -Theo Phụ nữ mới