Sự phát triển của mua sắm trực tuyến đang kéo theo việc ra đời nhiều chương trình khuyến mãi số, trong đó có mô hình hoàn tiền (cashback). Đây là hình thức người dùng nhận lại tiền của khi thực hiện giao dịch trên các trang thương mại điện tử và được đông đảo doanh nghiệp, người tiêu dùng đánh giá cao.
Giải pháp mua sắm thông minh trong đại dịch
Khởi nguồn từ cuối năm 2019, đến nay đại dịch Covid-19 đã bùng phát hơn 210 quốc gia, ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. Theo Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2020, có 56.227 doanh nghiệp đã rút lui khỏi thị trường, tăng 10,7% so với cùng kỳ.
Trong bối cảnh đó, để duy trì hoạt động, tăng doanh thu thì việc thay đổi hình thức kinh doanh sang trực tuyến là một hướng đi tất yếu cho các doanh nghiệp. Cũng từ sự phát triển của mua sắm trực tuyến kéo theo việc ra đời nhiều chương trình khuyến mãi số, trong đó có mô hình hoàn tiền (cashback). Đây là hình thức người dùng nhận lại tiền khi thực hiện giao dịch trên các trang thương mại điện tử (TMĐT). Ứng dụng ShopBack không nằm ngoài xu hướng này khi nhận được sự quan tâm của cộng đồng, doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Theo đó, ShopBack hoạt động như một cổng giao dịch cho các trang bán hàng như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo,… giúp người dùng có thể nhận hoàn tiền thật từ chính các giao dịch mua hàng thông qua ShopBack. Với mỗi đơn hàng thanh toán thành công khi mua sắm, ShopBack sẽ ghi nhận hoàn tiền vào tài khoản của người dùng trên ứng dụng ShopBack. Khi tài khoản ShopBack đã đủ điều kiện, số tiền này có thể được rút về tài khoản ngân hàng của người dùng.
Đối với các doanh nghiệp, ShopBack được xem là một đối tác tin cậy trong việc gia tăng các đơn hàng trực tuyến với tỷ lệ chuyển đổi từ lượng khách truy cập đến ra đơn hàng là 25% (dữ liệu nội bộ từ ShopBack Việt Nam), cơ hội quảng bá thương hiệu đến nhóm khách hàng mục tiêu có sức mua sắm cao mà không tốn chi phí ban đầu và thúc đẩy hành vi mua sắm lặp lại trên nền tảng ShopBack . Doanh nghiệp chỉ trả chi phí cho ShopBack khi đơn hàng giao dịch thành công thông qua ShopBack. Điều này giúp họ cắt giảm chi phí, tránh rủi ro, đặc biệt là trong tình hình khó khăn như hiện nay.
Ra mắt lần đầu tiên tại Singapore vào năm 2014, kể từ đó ShopBack đã mở rộng thị trường sang Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan, Đài Loan, Úc, Hàn Quốc và gần đây nhất là Việt Nam.
Bà Josephine Chow, Đồng sáng lập và Giám Đốc Bộ phận Mở Rộng Thị Trường của ShopBack chia sẻ
“Trong vòng 6 năm kể từ khi thành lập, ShopBack đã nhanh chóng phát triển để vượt qua các đối thủ cạnh tranh ở mỗi thị trường và trở thành nền tảng hoàn tiền hàng đầu tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Hoạt động dựa trên giá trị cốt lõi “Mua sắm thông minh hơn”, chúng tôi tin rằng dịch vụ của mình sẽ đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế trực tuyến Việt Nam.”
Kể từ khi ra mắt, ShopBack đã hợp tác với hơn 4.000 doanh nghiệp trên toàn khu vực, gồm các công ty hàng đầu trong ngành như Shopee, Lazada, Amazon, Agoda, Booking.com, Nike… Ứng dụng này đã phục vụ hơn 20 triệu khách hàng tại 9 quốc gia trong khu vực thông qua việc hoàn tiền trên các ngành hàng đa dạng từ bách hóa, du lịch, thời trang, nhu yếu phẩm cho tới dịch vụ giao thức ăn. Ước tính khoảng 115 triệu USD đã được ShopBack hoàn lại sau mua sắm cho hơn 20 triệu người tiêu dùng.
Nhờ sự bứt phá nhanh, ShopBack đã gọi vốn thành công thêm 30 triệu USD trong vòng gọi vốn mở rộng vào tháng 3 vừa qua – nâng tổng số vốn huy động lên đến 113 triệu USD vốn đầu tư kể từ khi thành lập. Với số vốn được huy động, ShopBack sẽ tăng cường việc đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ, mở rộng các nguồn dữ liệu để khai thác những tiềm năng kinh doanh mới, và thúc đẩy phát triển các thị trường hiện hữu.
Theo đại diện của ShopBack, trước khi chính thức ra mắt, ShopBack Việt Nam đã có thời gian nghiên cứu để tìm hiểu thị trường và hành vi tiêu dùng của khách hàng thông qua phiên bản Beta (từ tháng 12/2019). Theo dữ liệu nội bộ, phiên bản Beta này đã thu hút hơn 780.000 người dùng, hơn 150 doanh nghiệp cùng với hơn 2 triệu đơn hàng và 4 tỷ đồng đã được hoàn lại cho khách hàng.
Trong chiến lược phát triển sắp tới, công ty cũng sẽ tiếp tục áp dụng chiến lược nội địa hóa và Mobile-first tại Việt Nam để phục vụ cho phân khúc trung cao và am hiểu công nghệ. Cụ thể, trong thời gian chạy thử nghiệm phiên bản Beta, ShopBack Việt Nam nhận thấy có đến 99% các giao dịch được thực hiện thông qua điện thoại. Bên cạnh đó, từ thành công trên thị trường các nước, ShopBack sẽ nghiên cứu thị trường Việt Nam để có những kế hoạch, chiến lược phù hợp hơn phục vụ cho người tiêu dùng cũng như doanh nghiệp Việt Nam.
Vào ngày 8/8/2020, ShopBack sẽ chính thức ra mắt tại thị trường Việt Nam nhằm mang lại trải nghiệm mua sắm thông minh và tiết kiệm cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, các đối tác doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được khoản chi phí trong việc tiếp thị sản phẩm và dịch vụ cho phân khúc mua hàng trực tuyến. Trong ngày ra mắt chính thức, ShopBack sẽ có chương trình hoàn tiền lên đến 100% cho người tiêu dùng và nhiều ưu đãi hấp dẫn khác khi vào ứng dụng ShopBack và mua sắm từ các thương hiệu quốc tế và khu vực hàng đầu như: Lazada, Watsons, Shopee, Booking.com, Klook…cũng như các thương hiệu địa phương phổ biến như: G-Kitchen, Tiki, Sendo, Juno, Con Cưng, Fahasa…
Tải ứng dụng ShopBack tại: https://app.shopback.com/prvn hoặc tìm hiểu thêm trên trang: https://www.goshopback.vn/
Về ShopBack
ShopBack là nền tảng hoàn tiền hàng đầu và dẫn đầu xu hướng mua sắm thông minh trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Ra mắt lần đầu tiên tại Singapore vào năm 2014, ShopBack đã mở rộng phạm vi hoạt động sang Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan, Đài Loan, Úc, Hàn Quốc và Việt Nam. Thông qua việc hoàn tiền trên các ngành hàng đa dạng từ bách hóa, du lịch, thời trang, nhu yếu phẩm cho tới dịch vụ giao thức ăn, ước tính khoảng 115 triệu USD đã được ShopBack hoàn lại sau mua sắm cho hơn 20 triệu người tiêu dùng. ShopBack đã có mặt và hoạt động tại 9 quốc gia gồm Singapore, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Đài Loan, Úc, Indonesia, Hàn Quốc và Việt Nam.
Tại Singapore, công ty cũng đã mở rộng cung cấp dịch vụ của mình với ShopBack GO, một nền tảng phần thưởng dựa trên ứng dụng để mua sắm tại cửa hàng, ăn uống và giải trí.
Ánh Dương –Theo Nhịp Sống Kinh Tế