Trung thực và tha thứ là hai yếu tố cốt lõi trong tư tưởng đạo đức của Khổng Tử.
Khổng Tử trong Luận ngữ – Lý nhân có nói: “Phu tử chi đạo, trung thứ nhi dĩ”. Điều này chỉ ra rằng trung thực và tha thứ là hai yếu tố cốt lõi trong tư tưởng đạo đức của Khổng Tử.
Khổng Tử cũng nói: “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân”. Tư tưởng khoan dung của Khổng Tử nhấn mạnh đến sự tự kiểm điểm đạo đức, đặt mình vào vị trí của người khác và sự cần thiết phải khoan dung với người khác.
Trong cuộc sống, không ai là không mắc lỗi. Nếu lúc nào cũng tính toán, suy nghĩ mãi về mọi chuyện, cuối cùng sẽ làm tổn hại chính bản thân mình.
Chỉ khi nào hiểu được chữ “Tha” (图), giảm bớt oán giận và trách móc, ta mới có thể gặp được nhiều điều ấm áp và tốt đẹp trong cuộc sống.
Tha thứ cho người khác là trí tuệ
Trong tiếng Trung, chữ “Giận” và chữ “Tha” có ý nghĩa sâu sắc.
Chữ “Giận” (怒), trên là “nô” (奴), dưới là “tâm” (心), có nghĩa là người chỉ biết giận dữ khi gặp chuyện sẽ trở thành nô lệ của chính tâm mình. Còn chữ “Tha” (恕), cũng giống như trái tim của chính mình, có nghĩa là người bị người khác làm tổn thương nhưng vẫn biết tha thứ sẽ có thể thuận theo tâm mình, mở rộng tâm hồn bằng lòng nhân ái và khoan dung với người khác.
Trong lịch sử, có một câu chuyện về “Tán kim đoạn giao” (散金断交).
Vào thời Tây Hán, viên quan Chủ Phụ Yến khi còn chưa nổi tiếng đã từng bị nhiều người ở quê quấy rối, phải rời đi làm ăn. Sau này, nhờ tài năng của mình, ông được Hoàng đế chú ý và trở thành tể tướng của nước Tề. Sau khi thành công, ông quay về quê thăm gia đình.
Khi người dân quê biết ông sẽ về, họ đều rất vui mừng, không ngừng đi đón ông, những người từng có hiềm khích với ông cũng tìm đến xin lỗi để cầu xin sự tha thứ. Nhưng Chủ Phụ Yến không tha thứ ai, chỉ nghĩ đến việc trả thù.
Ông tập hợp mọi người lại và ném ra năm trăm lạng vàng, yêu cầu mọi người cúi xuống như chó để nhặt vàng lên. Hành động này của ông đã làm mất lòng tất cả mọi người, và gây ra bi kịch sau này. Khi Chủ Phụ Yến bị cáo buộc nhận hối lộ, không ai đứng ra giúp ông, cuối cùng ông bị Hán Vũ Đế giết chết cả nhà.

Người xưa có câu: “Có thể dung tha kẻ tiểu nhân mới thành người quân tử”. Không tha thứ cho những tổn thương từ người khác, cuối cùng người bị tổn thương vẫn là chính mình. Không oán giận, biết tha thứ mới có thể hóa kẻ thù thành bạn, và trong vô hình xây dựng được khí độ của bản thân.
Tha thứ cho chính mình là trí tuệ
Sống trên đời, tha thứ cho người khác đã khó, tha thứ cho chính mình còn khó hơn. Nhiều khi, ta có thể bao dung lỗi lầm của người khác nhưng lại rất khó tha thứ cho chính bản thân mình. Khi làm sai, ta tự làm tổn thương mình; khi phạm phải lỗi lớn, ta cứ mãi đau đớn không dứt.
Sống trong sự chỉ trích và tự trách, không chỉ không giúp ích gì mà còn cản trở chính mình.
Câu trong Tả Truyện có nói: “Người không phải thánh nhân, ai không phạm sai lầm”. Khi sai lầm đã xảy ra, điều ta cần làm không phải là dằn vặt bản thân mà là học cách chấp nhận và buông bỏ.
Vào thời Đường, nhà thơ Mạnh Hạo Nhiên khi lên kinh ứng thí đã được vua Đường yêu cầu xuất khẩu thành thơ. Nhưng ông lại làm sai, khiến nhà vua không vui, cuối cùng mất cơ hội vào triều. Nếu là người khác, chắc sẽ đau buồn rất lâu. Nhưng Mạnh Hạo Nhiên không tự trách mình, cũng không suy nghĩ quá nhiều.
Sau đó, ông chọn sống an nhàn ở quê, viết những bài thơ tuyệt vời về cuộc sống yên bình và trở thành một trong những đại diện của trường phái thơ ca thiên nhiên.
Như Tào Tiên Minh đã nói: “Hiểu rõ quá khứ không thể sửa, nhưng biết tương lai có thể tiếp tục”.
Tha thứ cho số phận là cảnh giới
Số phận không thể đoán trước, nó có thể dễ dàng đưa người ta lên đỉnh cao, hoặc cũng có thể đẩy người ta xuống vực thẳm. Trước số phận, không ai có thể chiến thắng, chỉ có người sống thấu đáo mới biết cách an nhiên chấp nhận.
Vào cuối thời Minh, nhà tư tưởng Cố Viêm Vũ đã từng mắc bệnh đậu mùa khi còn nhỏ và suýt mất mạng. Dù sau này đã khỏi bệnh, nhưng sức khỏe của ông vẫn yếu, luôn phải dùng thuốc và mắc các bệnh về mắt. Nhưng ông không bao giờ than trách số phận, mà còn nỗ lực học tập, quy định mỗi ngày đọc 200 trang sách, không hoàn thành công việc thì không ngủ. Sau nhiều năm nỗ lực, ông đã trở thành một học giả nổi tiếng.
Cuộc đời không ai luôn thuận buồm xuôi gió. Khi gặp khó khăn, ta nên tạm tránh đi; khi gặp thử thách, ta phải dũng cảm đối mặt. Cái gọi là vực thẳm vô đáy, nếu ta bước xuống, cũng có thể nhìn thấy một con đường mới phía trước.
Trong lịch sử, Bạch Cư Dị là một người rất lạc quan với số phận của mình. Khi bị giáng chức, ông không hề oán trách mà vẫn sống an nhàn, làm thơ và vui vẻ trong cuộc sống. Dù bị giáng chức xuống Giang Châu, ông vẫn mua đất xây nhà và sống như một người ẩn sĩ.
Vì vậy, trong số các nhà thơ thời Đường, chỉ có ông là người vừa làm quan lớn, vừa sáng tác nhiều bài thơ hay và sống cuộc sống bình yên như mây trời.
Một câu nói rất đúng: “Môi trường không dễ thay đổi, nhưng giải pháp nằm trong chính bản thân mình”. Khi bạn không đấu tranh một cách mù quáng với số phận, mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng hơn; khi bạn chấp nhận số phận và sống thuận theo tự nhiên, mọi chuyện xảy ra đều sẽ rất phù hợp.
Hãy để mọi thứ xảy ra, khổ vui theo duyên, bình thản đối mặt, thì vẻ đẹp sẽ đến vào lúc không ngờ.
Trong “Vi lô dạ thoại” có nói: “Chữ Tha là phương pháp đối đãi với mọi việc, vì vậy có thể áp dụng suốt đời”.
Theo Vision Times-Thanh Ngọc biên dịch