Ai cũng từng bị khiển trách trong công việc. Không ít người sẽ nhụt chí và tự ti nhưng cách ứng xử khôn khéo sẽ đưa bạn lên tầm cao mới, “đánh bật” những lời chê bai trước kia
Quả thật phản hồi tiêu cực luôn là lời khó nghe nhất, đặc biệt là khi bạn không ngờ tới. Nhưng đừng vội buồn bực hay phản ứng tiêu cực với nó, bởi vì đó có thể là cơ hội để bạn trở mình.
Marie McIntyre, một huấn luyện viên sự nghiệp ở Atlanta và là tác giả của “Bí mật để chiến thắng tại chính trị văn phòng”, nói rằng: “Tất cả mọi cảm xúc bạn muốn bộc lộ sẽ khiến nó tồi tệ hơn. Điều tốt hơn hết là đừng thể hiện ra những gì bạn muốn thể hiện.”
Nhưng cách bạn xử lý trong và sau khi nghe những lời đánh giá hiệu suất tiêu cực có ảnh hưởng rất lớn đến việc đưa bạn trở lại đúng hướng.
Kiềm chế cảm xúc
“Việc bạn trở nên tiêu cực, dễ xúc động và bảo thủ còn khó vượt qua hơn so với khi nhận được những phản hồi tiêu cực”, Kate O’Sullivan, một huấn luyện viên sự nghiệp cho biết.
Mặc dù nói dễ hơn làm, cố gắng giữ bình tĩnh và tiếp thu phản hồi. “Hãy giữ thái độ bình tĩnh, thậm chí là không nói gì,” cô nói. Ghi lại những nhận xét tiêu cực về mình và xin thêm một ít thời gian để xử lý.
“Bạn có thể cho mình một khoảng thời gian để bình tĩnh suy nghĩ về những gì đã nói, đừng hành động thiếu kiểm soát.
Tranh luận cũng sẽ không đi đến đâu. “Khi bạn nhận được cảnh báo sai phạm hoặc đánh giá không tốt, có thể sếp của bạn đã nói chuyện với cấp trên hoặc bộ phận tuyển dụng nhân sự, đánh giá đó rất có thể đã được thảo luận và thông qua,” McIntyre lưu ý.
Cho thấy bạn đã hiểu vấn đề
Nếu bạn đang cố gắng im lặng và tránh nói nhiều để kiềm chế cảm xúc, hãy tỏ ra là bạn đã nghe hiểu những nhận xét về mình.
Để xác nhận bạn hiểu phản hồi, McIntyre đề nghị nói một câu như: “Tôi hiểu mối quan tâm của bạn về thời hạn bị bỏ lỡ” hoặc “Tôi hiểu rằng dường như có một số vấn đề với đồng nghiệp của tôi và tôi lo ngại về điều đó.”
Để người đánh giá hiểu được bạn đang lắng nghe ý kiến của họ, McIntyre gợi ý những cách trả lời như: “Tôi hiểu hậu quả của việc trễ hạn” hay “Tôi có một số vấn đề với đồng nghiệp và tôi cũng rất lo lắng về điều đó.”
Lập kế hoạch
Khi đã xác định được vấn đề, hãy tạo một kế hoạch để thay đổi cục diện.
Khi bạn có kế hoạch, hãy yêu cầu một cuộc họp bàn với người quản lý của bạn để xem xét và cho nhận xét. Chủ động và tích cực, đừng chờ đợi người khác bảo bạn phải làm gì.
Bạn cần đặt mục tiêu hợp lý, có tính toán và có sự thỏa thuận của đôi bên.
Yêu cầu được đánh giá thường xuyên hơn
Yêu cầu kiểm tra thường xuyên hơn để đánh giá tiến trình của bạn. Đừng để phải sau 1 năm hoặc 6 tháng bạn mới được đánh giá hiệu suất lần nữa. Cho thấy bạn thực sự quan tâm đến hiệu suất làm việc của mình và muốn cải thiện nó.
Điều này còn cho bạn thêm nhiều cơ hội nhận được nhiều đánh giá tích cực hơn trong hồ sơ cá nhân. Ngoài ra bạn còn có thể cung cấp thông tin cập nhật thường xuyên qua email hoặc tài liệu được chia sẻ cho thấy sự tiến bộ của bạn.
Trò chuyện với các đồng nghiệp
Nếu bạn hoàn toàn mất dũng khí trước một đánh giá tiêu cực và thực sự muốn tìm mọi cách để hiểu được nguyên nhân mình bị phê phán, hãy nói chuyện với các đồng nghiệp đáng tin cậy và quen thuộc với công việc bạn đang làm. Đừng nói chuyện tầm phào, hãy nghe những quan điểm thẳng thắn từ họ.
Nếu bạn chưa tìm được người đồng nghiệp phù hợp để trò chuyện, hãy ngay lập tức tìm một người cố vấn có thể giúp bạn điều hướng con đường phía trước của mình.
Bà O’Sullivan kết luận: “Cách bạn kiên cường và nghiêm túc đương đầu với những lời chê bai sẽ giúp nâng cao giá trị thương hiệu của bản thân, hiệu quả hơn nhiều so với những người chưa bao giờ gặp điều đó.”
Minh Hà