Nếu tính làm việc 40 giờ/tuần, nghĩa là 1/4 thời gian một tuần của bạn là dành cho công việc. Tất nhiên bạn sẽ muốn khoảng thời gian đó cũng thú vị. Nhưng không phải ai cũng được vui vẻ trong công việc.
Các yếu tố góp phần vào sự không hạnh phúc trong công việc có thể là khó cân bằng giữa công việc và cuộc sống, nhân viên cảm thấy bị đánh giá thấp tại vị trí công việc và mọi người bắt buộc phải trả lời đồng nghiệp mọi lúc do ứng dụng giao tiếp.
“Công việc có thể rất căng thẳng nhưng vẫn có thể tìm thấy hạnh phúc với nó” – Zach Holmquist, đồng sáng lâp và trưởng phòng trải nghiệm việc làm tại Teem trả lời emai cho Business Insider. “Mặc dù có vẻ khó đạt được nhưng hạnh phúc rất quan trọng đối với cả nhân viên lẫn người sử dụng lao động. Hạnh phúc giúp giảm bớt mệt mỏi, tăng tối đa sự sáng tạo và năng suất, đảm bảo cho bạn một môi trường mà bạn có thể phát triển mạnh”.
Sau đây, Holmquist và 12 chuyên gia nghề nghiệp chia sẻ lời khuyên về cách để cảm thấy hạnh phúc hơn trong công việc.
Ưu tiên sự phát triển chuyên nghiệp của chính bạn
Tương tự nhiều trải nghiệm khác trong cuộc sống, hạnh phúc trong công việc bắt đầu từ cách bạn nhìn nhận công việc và những đồng nghiệp của mình. Ưu tiên sự phát triển chuyên nghiệp – hạnh phúc là khi biết rằng bạn có thể phát triển và học hỏi trong công ty. Phát triển chuyên nghiệp có thể là bất cứ điều gì từ việc chủ động tham gia các lớp học ngoại khóa để biết cách trở thành một người quản lý tốt.
– Jillian Seijo, giám đốc nhân sự tại Develop Intelligence.
Tìm hiểu những thứ thực sự thúc đẩy bạn
Nhiều người không hài lòng trong công việc vì họ chưa hiểu được điều gì thúc đẩy họ một cách cơ bản – họ thiếu nhận thức về ý nghĩa công việc hoặc kết nối với đồng nghiệp cùng bộ phận.
Vì vậy, hãy suy nghĩ sâu sắc về cách bạn xác định sự yêu thích, thành công, sự thỏa mãn và gắn nó vào công việc của bạn. Cũng có thể không có sự liên quan giữa những gì thúc đẩy bạn và cách bạn tương tác trong các dự án tham gia hoặc nhóm đồng nghiệp của bạn.
– Kira Nurieli, người sáng lập và giám đốc của Harmony Strategies Group.
Kiểm soát năng lượng và thực hiện các thay đổi tương ứng
Trong 3 ngày, hãy viết ra tất cả các nhiệm vụ của bạn tại nơi làm việc và lưu ý mỗi nhiệm vụ sẽ làm bạn chán nản hay hào hứng. Bao gồm cả những hoạt động thường nhật và phát sinh (nghĩa là một số công việc bị trì hoãn hoặc được giao qua email)
Sau 3 ngày, hãy xét lại bảng cân đối của mình. Hãy tự hỏi nếu có bất kỳ thay đổi nào bạn có thể làm để giảm bớt những công việc gây kiệt sức và làm nhiều hơn nhiệm vụ khiến bạn hứng khởi.
– Sarah Greenberg, nhà trị liệu tâm lý và huấn luyện viên trưởng tại BetterUp.
Nghỉ giải lao 10-15 phút
Dành 10-15 phút cho bản thân – để thiền, đi dạo, vươn vai, nghe nhạc hoặc radio. Cho phép bản thân có thêm thời gian riêng có thể giúp bạn cảm thấy có động lực và hào hứng hơn với công việc cũng như để giảm bớt căng thẳng.
– Penelope Brackett, giám đốc thực hiện phát triển tại RiseSmart.
Tự khiến mình “mỉm cười”
Ngừng so sánh bản thân với một ai đó trên Internet mà hãy nhớ kỹ những thành tích của chính mình, những lời khen, lời cảm ơn từ những người xung quanh dành cho bạn.
– Lauren McGoodwin, CEO và người sáng lập của Career Contessa, người sáng tạo The Salary Project.
Nhắc nhở lý do bạn thích làm việc tại đây
Nhắc nhở bản thân về lý do ban đầu khiến bạn mong muốn làm việc tại đây. Hầu hết vào lúc đầu, chúng ta cực kỳ phấn khích khi bắt đầu một công việc mới nhưng theo thời gian, khi căng thẳng chồng chất, chúng ta mất đi sự thú vị ban đầu đối với nó.
– Esther Gonzalez Freeman, huấn luyện viên sự nghiệp và người sáng lập E Powered Media.
Nghỉ ngơi và cân bằng có kỷ luật
Chúng ta không thể làm gì nếu không có năng lượng. Để duy trì năng lượng cao, năng suất, gắn kết và hạnh phúc hơn trong công việc, điều quan trọng là phải ưu tiên sự cân bằng và thời gian nghỉ. Chăm sóc bản thân và ưu tiên giấc ngủ, dinh dưỡng và tập thể dục là những phần quan trọng để có thể hạnh phúc trong công việc.
– Shefali Raina, huấn luyện viên điều hành tại NYC
Đừng có mặt 24/7
Trừ khi đó là trường hợp khẩn cấp hoặc một tình huống hiếm gặp nào đó, nhân viên không nên – hoặc cảm thấy bị buộc phải – trực công việc 24/7. Các tổ chức không cần và không nên thực hiện một môi trường làm việc yêu cầu nhân viên “luôn túc trực”. Những gì họ cần là một lực lượng nhân viên hạnh phúc.
– Zach Holmquist, đồng sáng lập và trưởng phòng trải nghiệm việc làm tại Teem, thuộc công ty WeWork.
Xây dựng mạng lưới
Một số mối quan hệ sâu sắc nhất trong cuộc sống của chúng ta được hình thành tại nơi làm việc. Chúng ta cần bạn bè, người cố vấn và người ủng hộ để đưa ra ý tưởng, xin lời khuyên, cổ vũ, giúp tìm giải pháp và để than thở hoặc ăn mừng vào cuối tuần.
Bằng cách xây dựng “bè phái”, có nghĩa là phát triển mối quan hệ có ý nghĩa với những người bạn ngưỡng mộ, tôn trọng, những người hỗ trợ bạn phát triển sự nghiệp và quan tâm đến hạnh phúc của bạn và ngược lại bạn cũng vậy.
– Deena Baikowitz, giám đốc liên kết mạng và đồng sáng lập của Fireball Network.
Kết nối công việc với các giá trị sống của bạn
Để hạnh phúc hơn trong công việc là sự kết nối công việc với các giá trị sống của bạn – ngay cả công việc không có mục đích lớn, bạn vẫn có thể sống theo các giá trị của mình. Chúng có thể là việc đối xử tốt với người khác, dạy việc cho người khác, làm việc với suy nghĩ tích cực, nỗ lực hết mình, làm việc chăm chỉ và làm tốt để trở thành hình mẫu cho con cái hoặc gia đình. Giữ những lý tưởng này và mang lại ý nghĩa cho công việc của bạn.
– Diane Rosen, luật sự và đồng sáng lập Compass Consultants.
Hạn chế thời gian với những đồng nghiệp tiêu cực
Một số người sẽ phàn nàn về công việc và thích “tám chuyện” tại văn phòng nhưng không bao giờ bỏ việc. Vì vậy, hãy hạn chế thời gian với những đồng nghiệp như vậy. Dành thời gian với những người tích cực và phấn đấu. Đó là những mối quan hệ để vun đắp, vì chúng sẽ có lợi cho bạn trong tương lai.
– Rebecca Gebhardt, người sáng lập và tư vấn tại Rise Up Consulting.
Nói chuyện với sếp thường xuyên hơn
Cách tốt nhất để hạnh phúc trong công việc là nói chuyện với sếp thường xuyên hơn. Dù cho ban đầu không mấy thoải mái nhưng nói chuyện với sếp sẽ giúp bạn khám phá các cơ hội để có những tác động tích cực hơn – tìm hiểu những gì họ quan tâm, họ muốn và bạn có thể làm gì để giúp họ.
Tiệp cận hợp tác hơn trong công việc sẽ tăng khả nang biểu thị thành tích và cho bạn ý thức sâu sắc hơn với mục tđích công việc hàng ngày của bạn.
– Dave Lane, CEO của Inventiv.
Bỏ qua tranh cãi “đúng” và “sai”
Ý kiến và cảm xúc của bạn luôn đúng và do đó, nó cũng đúng với đối thủ của bạn. Hãy bỏ qua cái tôi – văn minh là sự thể hiện sự kiên nhẫn và tôn trọng đối với những người có suy nghĩ khác với bạn.
Hít thở sâu và suy nghĩ kĩ trước khi nói. Sau đó, cố gắng thấu hiểu thay vì chứng minh mọi điều bạn đưa ra là đúng (vì không có gì thực sự như vậy cả).
– Steven Dinkin, chủ tịch của National Conflict Resolution Center
Huyền Nguyễn (Nhà Đầu tư)