Không có kiến thức cũng như kinh nghiệp, doanh nhân Trung Quốc thất bại ê chề trên đường đua sản xuất smartphone. Sau đó, nhờ tìm thấy con đường mới mà ông trả hết nợ nần và thành công.
Năm 1972, La Vĩnh Hạo sinh ra trong một gia đình bình thường ở Hạ Long, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc. Khác với những đứa trẻ khác, cậu bé họ La có tính khí “nổi loạn” khi còn rất nhỏ. Không thích trường học, năm 1989, La Vĩnh Hạo bỏ ngang việc cấp 3 để vào đời kiếm tiền.
10 năm sau đó, anh phải vật lộn trong xã hội với nhiều công việc nặng nhọc khác nhau. Chỉ đến khi gặp Du Mẫn Hồng, cuộc đời người đàn ông này mới thực sự bước sang một trang mới.
Từ ngành giáo dục dấn thân vào cuộc đua sản xuất smartphone
Năm 2000, New Oriental do Du Mẫn Hồng thành lập trở thành công ty hàng đầu trong ngành đào tạo ngoại ngữ. Vào thời điểm đó, New Oriental đang trong thời kỳ phát triển nhanh chóng và mức lương đưa ra đương nhiên rất hấp dẫn. Vì vậy, nhiều người trẻ hy vọng có thể được làm việc làm tại công ty này.
Một ngày nọ, Du Mẫn Hồng nhận được một lá thư xin việc đặc biệt gửi đến văn phòng. Sở dĩ nó đặc biệt là vì bức thư này có hơn 10.000 từ. Và người viết bức thư này là La Vĩnh Hạo – một người chưa tốt nghiệp trung học phổ thông.
Theo quy định của New Oriental, La Vĩnh Hạo hoàn toàn không có cơ hội xin việc ở đây. Nhưng sự chân thành của người đàn ông này đã khiến Du Mẫn Hồng cảm động và quyết định cho anh một cơ hội. Sau quá trình học tập, cuối cùng La Vĩnh Hạo đã nhận được “vé vào cửa” của New Oriental. Anh đã làm việc ở đây tổng cộng 5 năm.
Trong 5 năm này, La Vĩnh Hạo không chỉ nhận được thù lao hậu hĩnh, mà còn thành công khẳng định trên tuổi của mình trên càng nền tảng mạng xã hội nhờ phong cách giảng dạy hài hước của mình. Anh có cũng có một hội nhóm những người yêu thích mình rất hùng hậu.
Tuy nhiên, anh vẫn chưa hài lòng với những điều mình đang có. Bởi trong suy nghĩ của La Vĩnh Hạo, anh vẫn muốn làm một điều gì đó lớn lao hơn. Do đó, năm 2006, anh rời New Oriental và bắt đầu công việc kinh doanh của riêng mình.
Sau khi rời New Oriental, La Vĩnh Hạo đã tự thành lập trường đào tạo ngoại ngữ riêng của mình. Nhờ danh tiếng trước đó, ngôi trường này đã nhanh chóng thu hít nhiều học sinh đăng ký học. Cũng nhờ đó, ông chủ La cũng đã thu về “hũ vàng” đầu tiên trên con đường khởi nghiệp của mình.
Ngoài việc quản lý trường học vào các ngày trong tuần, La Vĩnh Hạo còn xuất bản sách. Cùng với thu nhập từ khoản tiền bản quyền, sự nghiệp của anh phất lên như diều gặp gió. Anh cũng thành lập thêm hội nhóm”Niubo.com” trên Internet – cộng đồng dành cho những người hâm mộ mình.
Tuy nhiên, sau khi điều hành trường được vài năm, La Vĩnh Hạo phát hiện ra một vấn đề. Đó là có quá nhiều cơ sở đào tạo ngoại ngữ trên thị trường, do đó, miếng bánh trong lĩnh vực này đã dần bị chia nhỏ. Và dù có cố gắng đến đâu, trường của La Vĩnh Hạo cũng không thể vượt mặt New Oriental trong lĩnh vực này.
Sau đó, anh quyết định rút lui khỏi ngành giáo dục và chuyển sang tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới.
Khởi nghiệp thất bại, gánh trên vai khoản nợ khổng lồ
Sau một thời gian dài quan sát, La Vĩnh Hạo nhắm đến lĩnh vực sản xuất điện thoại thông minh khi đây là ngành đang cực kỳ hot ở thời điểm đó. Phổ biến trên thị trường là các hãng nổi tiếng như Samsung, Coolpad… Lúc đó, Xiaomi vẫn đang trong giai đoạn phát triển và chưa chiếm được vị trí chủ đạo về thị phần.
Năm 2012, La Vĩnh Hạo liên hệ với bạn bè, kêu gọi đầu tư và thành lập Smartisan Technology Co., Ltd. Sau khi thành lập công ty, CEO này đã lớn tiếng tuyên bố doanh nghiệp của mình sẽ sản xuất “điện thoại di động tốt nhất ở bán cầu đông”.
Ban đầu, một số mẫu điện thoại thông minh được công ty tung ra thị trường đã thu hút được khách hàng. Tuy nhiên sau đó, những tranh cãi về chất lượng trở nên nghiêm trọng khiến doanh số bán hàng ngày càng kém dần.
Đến cuối năm 2018, công ty của La Vĩnh Hạo phải đóng cửa.
Thời điểm đó, anh phải gánh khoản nợ lên tới 600 triệu NDT. Công ty Công nghệ Smartisan sau đó đã được mua lại bởi ByteDance rồi sáp nhập vào lĩnh vực giáo dục. Từ đó tránh xa lĩnh vực nghiên cứu và phát triển điện thoại di động.
Vực dậy sau khủng hoảng và thành công
Để có thể trả khoản nợ khổng lồ, La Vĩnh Hạo đã đến ngân hàng vay 96 triệu NDT. Tuy nhiên, vì nghi ngờ khả năng thanh toán khoản vay của anh, phía ngân hàng đã yêu cầu vợ anh cùng ký tên vào. Nhờ khoản vay này, La Vĩnh Hạo trả được một ít nợ. Dưới sự động viên của vợ, anh nhanh chóng lấy lại sự tự tin của mình và tiếp tục đối mặt với thử thách trước mắt.
Để kiếm tiền, La Vĩnh Hạo lần đầu tiên bước vào ngành công nghiệp talk show nổi tiếng. Nhờ tài ăn nói của mình, anh nhanh chóng tạo dựng được sự nghiệp mới và kiếm được rất nhiều tiền. Ngoài các chương trình trò chuyện, nguồn thu lớn nhất của La Vĩnh Hạo đến từ việc kinh doanh phát trực tiếp trên các nền tảng mạng xã hội. Doanh thu phòng phát sóng trực tiếp lúc nào cũng cao ngất ngưởng.
Nguồn thu lớn nhất của La Vĩnh Hạo đến từ việc kinh doanh phát trực tiếp trên các nền tảng mạng xã hội. Ảnh: Toutiao
Bản thân La Vĩnh Hạo cũng thẳng thắn thừa nhận rằng mình livestream để kiếm tiền và trả nợ. Sự thật thà này đã giúp anh có thêm nhiều người hâm mộ. Điều đó cũng mang lại cho người đàn ông này nguồn lợi khổng lồ.
Tính đến thời điểm hiện tại, La Vĩnh Hạo đã trả hết 600 triệu NDT tiền nợ và có một cuộc sống sung túc với trang mới cuộc đời.
Câu chuyện về người đàn ông này được lan truyền mạnh mẽ ở Trung Quốc. Anh chính là tấm gương vượt khó, không đầu hàng trước mọi nghịch cảnh để rồi có được thành công. Qua đây có thể thấy rằng những người có tư cách để đứng trên đỉnh của kim tự tháp nhất định phải là một người luôn nỗ lực và phấn đấu không ngừng.
( Theo Toutiao)-Ánh Lê-Nhịp sống thị trường