Anne Lester, cựu Trưởng bộ phận Giải pháp Hưu trí của nhóm Giải pháp Quản lý Tài sản JPMorgan, đã đưa ra 6 lời khuyên dưới đây.
Là cựu giám đốc về hưu của JPMorgan Asset Management, tôi thấy được có nhiều con đường dẫn đến việc nghỉ hưu và kể cả những bước quan trọng hay những bước đi sai lầm mà mọi người đã thực hiện ở mỗi giai đoạn trong hành trình đầu tư của họ.
Dưới đây là 6 sai lầm tài chính mà tôi thấy những người ở độ tuổi 30 gặp phải và vì sao bạn nên tránh mắc phải:
- Không có quỹ khẩn cấp
Có một quỹ khẩn cấp là chìa khóa để tránh mắc phải nợ nần sau này trong cuộc sống – thời điểm các mục tiêu nghỉ hưu nên được đặt lên hàng đầu và trở thành trọng tâm.
Quỹ khẩn cấp tốt nhất đủ trang trải chi phí sinh hoạt từ 3-6 tháng để bạn có thể đối phó với những trường hợp bất ngờ như mất việc làm hoặc các vấn đề về y tế tốn kém.
Quỹ khẩn cấp tốt nhất nên để trong tài khoản tiết kiệm không phải tài khoản đầu tư vì như vậy bạn sẽ có thể sử dụng bất kỳ lúc nào và không phải lo lắng về sự suy thoái của thị trường ảnh hưởng đến số tiền bạn có.
- Không chuẩn bị các loại bảo hiểm
Nhiều người không thích mua bảo hiểm vì nó có nghĩa là trả tiền cho một thứ mà họ hy vọng sẽ không bao giờ sử dụng. Nhưng hậu quả của việc không được bảo hiểm lớn đến mức có thể khiến bạn rơi vào cảnh “sạch bách”.
Ví dụ, một trường hợp khẩn cấp y tế hoặc tai nạn trong công việc có thể làm thay đổi quỹ tài chính của bạn.
Những loại bảo hiểm tôi nghĩ mọi người nên mua đó là:
– Bảo hiểm nhân thọ có thời hạn, để thay thế thu nhập của bạn cho vợ /chồng hoặc con cái trong trường hợp tử vong.
– Bảo hiểm y tế, để đảm bảo rằng một hóa đơn y tế lớn không khiến bạn phá sản.
– Bảo hiểm tàn tật, để đảm bảo rằng bạn và gia đình có thể duy trì mức sống của mình nếu bạn bị thương hoặc không thể làm việc.
– Bảo hiểm cho người thuê nhà (nếu bạn không sở hữu nhà), để bạn có thể thay thế đồ đạc của mình trong trường hợp bị mất cắp hoặc hư hỏng do hỏa hoạn, lũ lụt hoặc thảm họa khác.
- Thanh toán tối thiểu khoản nợ có lãi suất cao
Nếu bạn có các khoản vay sinh viên lãi suất cao, các khoản vay cá nhân hoặc nợ thẻ tín dụng, tôi luôn khuyên bạn nên trả chúng càng được nhiều càng tốt trước khi bạn tập trung vào các khoản vay sinh viên lãi suất thấp, vay mua ôtô hoặc một khoản thế chấp.
Trên thực tế, sẽ hợp lý hơn khi bạn thanh toán các khoản vay có lãi cao trước và thanh toán phần tối thiểu cho các khoản vay có chi phí lãi thấp.
Bạn có thể thanh toán những khoản đó càng nhanh, thì bạn càng có nhiều tiền để hướng tới các mục tiêu tài chính khác khi các mục tiêu này ngày càng trở nên quan trọng nếu bạn gần đạt đến độ tuổi 30.
- Mua quá nhiều nhà
Khi giá nhà tăng lên một cách “điên cuồng” trong năm vừa qua, sự cám dỗ để kéo dài và cầm một khoản thế chấp lớn hơn bạn mong đợi là rất cao. Nhưng bạn cần đảm bảo rằng ngân sách nhà ở của bạn phải bao gồm cả những chi phí như sửa chữa đột xuất, thay thế, bảo trì và sự thay đổi trong thu nhập tài chính trong tương lai của bạn nếu bạn lập gia đình.
- Không tích cực tiết kiệm để nghỉ hưu
Khi bạn ở độ tuổi 30, việc nghỉ hưu có vẻ xa vời. Nhưng mỗi USD bạn tiết kiệm cho hưu trí bây giờ sẽ có thêm 10 đến 20 năm để tích lũy lãi kép so với số tiền tiết kiệm ở độ tuổi 40 và 50 của bạn.
Nếu bạn không tối đa những khoản tiết kiệm có thể thực hiện, hãy tự hứa với bản thân rằng bạn sẽ tăng số tiền tiết kiệm mỗi khi được tăng lương.
- Tiết kiệm cho con cái trước khi tiết kiệm cho chính mình
Một khi bạn trở thành cha mẹ, bạn sẽ tự nhiên muốn đặt nhu cầu của con mình lên trước nhu cầu của mình. Nhưng tiết kiệm cho việc học đại học của con bạn trước khi bạn tiết kiệm cho việc nghỉ hưu của chính mình là một sai lầm lớn.
Có nhiều cách để chi trả cho việc học đại học, chẳng hạn như học bổng và chọn trường học ít tốn kém hơn hoặc các khoản vay. Một trong những người con của tôi đã vào trường đại học công lập, và bạn còn lại nhận được học bổng học tập tại một số trường. Nhưng không có cách nào để chi trả cho việc nghỉ hưu ngoài việc tiết kiệm.
Theo Trang Trang–Theo NDH