“Phùng cửu tất loạn” ý nói gặp năm có đuôi 9 ắt sẽ có loạn, lịch sử hiện đại Trung Quốc đã chứng minh điều đó. Không chỉ là những biến cố do chính họ chủ động gây ra mà còn là hậu quả tất yếu từ chính sách của chính quyền này.
Có thể tóm tắt “Phùng cửu tất loạn” của lịch sử Trung Quốc hiện đại như sau:
-Năm 1949 xảy ra nội chiến với quân đội của Tưởng Giới Thạch, thành lập chính quyền của ĐCSTQ. Trong năm này chiến tranh làm số người chết nhiều vô kể.
-Năm 1959 xảy ra nạn đói lớn trong 3 năm liền trên cả nước bởi hậu quả của phong trào Đại Nhảy Vọt và Công xã nông thôn, gây ra nạn chết đói cho gần 40 triệu người ở Trung Quốc; đồng thời diễn ra Khởi nghĩa Tây Tạng chống lại chính quyền Trung Quốc.
-Năm 1969 xảy ra chiến tranh biên giới Trung – Xô;
-Năm 1979 xảy ra chiến tranh biên giới với Việt Nam;
-Năm 1989 xảy ra vụ thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6;
-Năm 1999 mở đầu cuộc đàn áp Pháp Luân Công;
-Năm 2009 xảy ra sự kiện Bạo loạn ngày 5/7 ở Tân Cương.
Như vậy cứ 10 năm, vào năm kết thúc bằng số 9, lại xảy ra một sự kiện chính trị, xã hội lớn. Đây dường như đã trở thành qui luật lịch sử của ĐCSTQ mà không phải là mê tín, theo nhà phân tích Thái Văn Văn đăng trên Epoch Times.
Năm 2019: Những sự kiện nhân quyền khiến TQ lo lắng không yên
Ngày 16/6, 2 triệu người Hồng Kông diễu hành “Chống luật dẫn độ”. Họ kiên trì yêu cầu Chính phủ Hồng Kông rút lại dự luật và các cáo buộc đối với những người biểu tình. Cơn bão “Chống luật dẫn độ” của Hồng Kông vẫn đang tiếp tục lan rộng và giành được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, đồng thời cũng đã khơi dậy nhận thức về quyền con người của thế giới, bao gồm cả Trung Quốc.
Diễn ra song song với các cuộc biểu tình ở Hồng Kông, người dân Vũ Hán ở Trung Quốc cũng thực hiện biểu tình lớn đấu tranh cho “quyền thở” của mình, họ phản đối nhà máy đốt rác cỡ lớn của chính quyền địa phương.
Bên cạnh đó, Hoa Kỳ đã tiến hành tra xét thị thực của những người đàn áp nhân quyền. Sự trở lại của nhân quyền phổ quát ở Hoa Kỳ và sự thức tỉnh ở Trung Quốc đã tuyên cáo một sự thật đáng sợ nhất đối với TQ: Cuộc chiến giành quyền con người đã được triển khai rộng khắp trong và ngoài nước.
Ngày 08/7/2019, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo tuyên bố thành lập Ủy ban Nhân quyền để xem xét “vai trò của quyền con người trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ”. Ông Pompeo nói rằng “những vi phạm nghiêm trọng trên toàn thế giới vẫn đang diễn ra” và Ủy ban sẽ “đánh giá sâu sắc nhất về các quyền không thể tước đoạt trên thế giới”.
Cùng ngày, ca sĩ nổi tiếng của Hồng Kông Hà Vận Thi (Denise Ho Wan-see) đã được mời tham dự Hội đồng Nhân quyền LHQ để nói về tình hình “Chống luật dẫn độ” của Hồng Kông. Bài phát biểu dài hai phút của cô đã bị gián đoạn hai lần bởi đại diện của TQ. Trong bài phát biểu của mình, Hà Vận Thi đã yêu cầu Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc khai trừ Trung Quốc.
Mặc dù chính phủ Hoa Kỳ chưa thông qua luật hỗ trợ nhân quyền của Hồng Kông. Nhưng sự ủng hộ công khai Tổng thống Trump đối với các hoạt động “Chống luật dẫn độ” của người dân Hồng Kông, cùng với một loạt các hành động của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ để hỗ trợ nhân quyền và điều tra những kẻ đàn áp, tất cả chỉ ra rằng cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và TQ đang phát triển từ thương mại và công nghệ sang lĩnh vực nhân quyền.
Nhân quyền trở thành “điều cấm kỵ” ở Trung Quốc
Theo nhà phân tích Thái Văn Văn, hoạt động đàn áp và tẩy não của chính quyền Trung Quốc đã khiến thuật ngữ “nhân quyền” gần như trở thành một chủ đề đáng sợ ở Trung Quốc. Ngay cả trong những năm gần đây, khi ngày càng có nhiều cuộc biểu tình vì môi trường ở Trung Quốc, thì hầu hết những người biểu tình cũng đều tránh liên kết với nhân quyền.
Trên thực tế, các cuộc biểu tình về ô nhiễm môi trường tại Vũ Hán là quyền sinh tồn, và là quyền cơ bản nhất của con người mà mọi người đều có, vì vậy đó cũng là nhân quyền.
Nhà phân tích Thái Văn Văn cho rằng, tình trạng đặc quyền, tham nhũng và sự giàu có của giới cầm quyền Trung Quốc đều bắt nguồn từ việc vi phạm và chà đạp quyền con người của người dân Trung Quốc. Một khi người dân Trung Quốc thức tỉnh về quyền con người, họ sẽ nhận ra rằng các quyền lợi làm người của họ đã bị tước đoạt hoặc bóc lột. Họ có thể chống lại sự chuyên chế của chính quyền và đấu tranh cho quyền con người của họ, giống như người Hồng Kông.
Từ khía cạnh đó, nhân quyền đã trở thành khái niệm đáng sợ đối với chính quyền TQ và là điều bị cấm kỵ trong cộng đồng dân chúng, Thái Văn Văn kết luận.Chính quyền Trump: Thảm họa nhân quyền Trung Quốc là ‘vết nhơ thế kỷ’
Thảm họa nhân quyền Trung Quốc
Trên thực tế, để dập tắt khái niệm nhân quyền của người dân Trung Quốc, ĐCSTQ không chỉ sử dụng thủ đoạn đàn áp và và tẩy não, mà còn tạo ra nỗi sợ hãi trong lòng người dân, giam cầm nhu cầu nhân quyền của người Trung Quốc, và buộc người Trung Quốc phải tự ý hoặc vô ý từ bỏ ý thức nhân quyền, theo Thái Văn Văn. Ở nước ngoài, ĐCSTQ đã dốc toàn lực sử dụng tất cả các loại mánh khóe để đạt được nhượng bộ của các nước phương Tây về các nguyên tắc nhân quyền.
Đơn cử là việc chính phủ Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Bill Clinton đã gác bỏ nhân quyền ra khỏi các cuộc đàm phán thương mại với Bắc Kinh, cấp cho Trung Quốc quy chế Tối huệ quốc, tạo điều kiện cho nước này bước chân vào WTO, với hy vọng sai lầm rằng Bắc Kinh sẽ bớt đàn áp người dân khi đất nước giàu có hơn.
Quyết định của ông Clinton đã “loại bỏ đi công cụ mạnh nhất của Mỹ để tạo ra những điều tốt đẹp cho thế giới”, theo ông Greg Autry, giám đốc Sáng kiến Không gian Thương mại Nam California tại Đại học Nam California, đồng tác giả cuốn Death by China (tạm dịch: Chết bởi Trung Quốc).
Từ lợi thế thương mại khổng lồ kể từ khi gia nhập WTO, TQ tiếp tục tạo ra nhiều “lằn ranh đỏ” khác nhau cho các quốc gia dân chủ thông qua các mối đe dọa về lợi ích chính trị và kinh tế. Theo Thái Văn Văn, điều cấm kỵ của TQ trong lĩnh vực nhân quyền là vấn đề Pháp Luân Công (cuộc đàn áp tàn bạo của TQ đối với các học viên Pháp Luân Công từ năm 1999).
Vì vậy, dù Nghị viện Châu Âu đã đưa ra nghị quyết yêu cầu chính quyền Trung Quốc chấm dứt đàn áp Pháp Luân Công và nạn mổ cướp nội tạng vào năm 2013 và năm 2016. Hạ viện Mỹ cũng đưa ra nghị quyết tương tự mang số hiệu 343 vào năm 2016. Nhưng các chính phủ phương Tây vẫn không thể đề cập công khai về vấn đề Pháp Luân Công trong các cuộc thảo luận song phương với Trung Quốc.
Cuộc chiến nhân quyền 2019, năm “phùng cửu tất loạn”
Chính phủ của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang có những bước tiến khác biệt với những người tiền nhiệm, khi các quan chức công khai lên án tình trạng đàn áp nhân quyền tại Trung Quốc, trong đó có đề cập đến nhóm nạn nhân là các học viên Pháp Luân Công. Chính quyền Trump cũng đề cập đến tình trạng thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công trong Báo cáo quốc gia về thực hành nhân quyền năm 2018.
Trung Quốc điêu đứng dưới thời cảnh sát quốc tế Donald Trump
Trong một diễn biến khác, ngày 17/6/2019, cuộc điều tra của Toà án Quốc tế độc lập ở Anh – China Tribunal – đã đưa ra phán quyết rằng chính quyền Trung Quốc thật sự đang thu hoạch nội tạng cưỡng bức từ các tù nhân lương tâm, trong đó các học viên Pháp Luân Công là nhóm nạn nhân chủ yếu. Tòa án kêu gọi “những người có quyền khởi tố điều tra và tố tụng tại các tòa án quốc tế hoặc tại Hoa Kỳ” kiểm tra xem liệu hoạt động này có phải là tội diệt chủng hay không.
Tròn một tháng sau, ngày 17/7/2019 theo giờ Mỹ, Tổng thống Donald Trump đã có cuộc trò chuyện chính thức lần đầu tiên với một học viên Pháp Luân Công ngay tại phòng làm việc của ông ở Nhà Trắng. Tiến sỹ Trương Ngọc Hoa (Dr. Yuhua Zhang), người từng bị giam cầm và tra tấn ở Trung Quốc chỉ vì tập Pháp Luân Công, kêu gọi Hoa Kỳ “cần phải hành động” đối với chính quyền Trung Quốc để ngăn chặn cuộc đàn áp đang diễn ra đối với các học viên Pháp Luân Công.
Trong bài phân tích đăng ngày 21/3, The BL, kênh truyền thông có trụ sở tại Mỹ, đưa tin các chuyên gia cho rằng Tổng thống Trump nên đảo ngược quyết định của ông Clinton, và đưa nhân quyền trở lại các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc.
Nếu điều này trở thành hiện thực, chính sách của ông Trump được nhận định sẽ tiếp tục làm chính quyền Trung Quốc điêu đứng hơn nữa, trong bối cảnh các biện pháp thương mại của Washington vốn đã khiến hàng loạt doanh nghiệp và nhà đầu tư rời khỏi quốc gia đông dân nhất thế giới.
Nhà phân tích Thái Văn Văn nhận định cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc đang đi từ chiến tranh thương mại sang chiến tranh nhân quyền, và đó là điều đáng sợ nhất đối với ĐCSTQ.
Với hàng loạt diễn biến nêu trên, từ phong trào biểu tình ở Hồng Kông đến làn sóng kêu gọi Hoa Kỳ cứng rắn với Trung Quốc về nhân quyền, không loại trừ khả năng lời nguyền “phùng cửu tất loạn” lại một lần nữa ứng nghiệm
ĐKN