Những lời khuyên của thế hệ tiền bối dành cho chúng ta được đúc rút từ những bài học cuộc sống, trong đó, người sau 50 tuổi nhất định phải thấm thía điều này.
Tôi vẫn nhớ ngày còn nhỏ, tôi luôn mong mình lớn thật nhanh để có thể trở thành người lớn, nhưng khi lớn lên, tôi lại nhận ra rằng thời gian như cát trong tay và một khi đã qua thì không thể níu giữ. Bây giờ nhìn lại, cuộc đời mình đã đi được hơn ba phần tư chặng đường.
Cuộc đời là một hành trình và càng trải nghiệm nhiều, vấp ngã nhiều mới nhận ra được những bài học quý giá. Sống gần hết cuộc đời, giờ tôi mới hiểu được điều này: những năm 30 tuổi, chúng ta vẫn làm việc chăm chỉ với hy vọng có được cuộc sống như mình mong muốn hay thậm chí về già có thể sống bình yên, trồng rau nuôi cá. Thế nhưng sau 50 tuổi, khi đã bước qua nửa đời người, được trải nghiệm nhiều mới thấu bài học đắt giá này.
Theo đó, nếu sau 50 mà vẫn còn nghèo thì đừng quan tâm đến 2 việc, giàu thì không quan tâm đến 2 người:
Sau 50 tuổi, người nghèo không quan tâm đến hai việc
1. Không quan tâm hay can thiệp vào chuyện giáo dục cháu chắt
Có câu nói: “Một thế hệ không quan tâm đến việc của hai thế hệ”. Xã hội hiện đại ngày càng thay đổi nhanh chóng, tư tưởng của thế hệ cũ không thể theo kịp tốc độ thay đổi của giới trẻ, vì thế, không nên sử dụng phương pháp giáo dục của thế hệ trước để áp đặt lên giáo dục thế hệ sau.
Bạn phải biết rằng, mỗi thế hệ đều có quan điểm sống và cách nuôi dạy con cái riêng. Là cha mẹ ở thời đại trước, chỉ cần giáo dục tốt con mình, rồi để con mình tự nuôi dạy con của chúng, không cần quá can thiệp.
Bởi nếu hoàn cảnh chúng ta hãy còn nghèo khó, thì việc tiếp cận với những phương pháp giáo dục tiên tiến còn hạn chế. Do đó, rất dễ mâu thuẫn với cách giáo dục mới hiện nay của các con.
Vì vậy, sau 50 tuổi, phải hiểu rằng giúp đỡ, hỗ trợ cho con mình là tốt, nhưng đừng dùng những quan điểm cũ của mình để áp đặt lên cách nuôi dạy con cháu.
Người xưa thường nói: “Con cái sẽ có phúc phần riêng”. Sau 50 tuổi, khi con bạn đã trưởng thành, hãy cố gắng đừng can thiệp quá sâu vào cuộc sống của chúng, điều này dễ khiến gia đình xảy ra mâu thuẫn bất hòa hơn mà thôi.
2. Không quan tâm can thiệp vào việc của người khác, việc quá sức thẳng thừng từ chối
Càng lớn tuổi bạn sẽ càng hiểu bản thân mình đã phải để ý, xử lý quá nhiều chuyện. Vì thế, không nên ôm đồm quá nhiều chuyện bởi nó chỉ khiến bản thân mệt mỏi hơn. Nếu việc của người khác không liên quan gì đến bạn thì đừng phí thời gian xen vào việc của họ.
Ngoài ra cần học cách từ chối khi ai đó nhờ giúp đỡ mà bạn cảm thấy việc đó quá sức của mình. Thời gian sau 50 tuổi, bạn cần hiểu rằng bản thân cần tập trung vào chính bản thân và gia đình. Cần trạn những thị phi không đáng có để có những ngày tháng bình yên khi về già.
Sau 50, người giàu không để ý đến hai loại người
1. Đừng quan tâm đến những người sống vô ơn
Tăng Quốc Phiên có câu: “Có việc không nên làm thì không cần phí sức. Có người không nên thuyết phục thì không cần phải phí lời”.
Dù là ai, hoàn cảnh và điều kiện thế nào, chúng ta đều mang ơn trực tiếp hoặc gián tiếp với người, phải chịu ơn xa hoặc gần với đời, nói tóm lại là nợ ơn tất cả hữu tình và vô tình. Làm người phải có lòng biết ơn, ai giúp mình việc gì dù rất nhỏ cũng phải nhớ ơn họ.
Sau 50 tuổi, khi đã bận rộn với nhiều thứ, cần phải dành thời gian để tâm đến nhiều chuyện quan trọng hơn. Đối với những người sống vô ơn với mình, cách hòa hợp tốt nhất là phớt lờ họ đi, không cần phải để tâm, không cần phải chấp niệm bởi nó chỉ khiến bạn cạn kiệt năng lượng của mình mà thôi.
2. Đừng quan tâm đến những người chỉ biết đặt lợi ích lên hàng đầu
Người xưa có câu: “Mọi việc trên đời đều vì lợi ích”, giữa người với người có những mối quan hệ với nhau đều phải đạt được lợi ích nào đó từ đối phương, thế nhưng có những người cần phải cẩn thận, đề phòng.
Có người vì lợi ích cho bản thân mà đánh mất đạo đức, tiếp xúc với họ cũng giống như tiếp xúc với hổ, khi bạn có tiền họ sẽ làm mọi cách để đoạt lợi từ bạn, khi bạn không có tiền thì họ lập tức xem thường, sẵn sàng giẫm đạp lên bạn. Vì thế, hãy học cách khước từ với những người chỉ biết chăm chăm vào lợi ích, để tâm giúp đỡ những người này chỉ khiến bạn thiệt thòi hơn mà thôi.
Ở trên đời, bạn càng gặp nhiều người và trải qua nhiều chuyện thì bạn lại càng hiểu. Nhân sinh vô thường, thế sự khó lường. Vì thế sau khi đã trải qua nửa đời người, có những việc và những chuyện không đáng phải bận tâm, cuộc sống cũng vì thế mà bình an và hạnh phúc hơn.
Theo Nhã Ý–Đời sống pháp luật