Đại dịch Covid-19 đã chứng minh rằng tất cả các nhóm ngành đều cần thay đổi để thích ứng với nền kinh tế hậu đại dịch, trong đó có ngành bán lẻ.
Gần đây, bà Tracy Yeo, Giám đốc Zebra Technologies tại thị trường Việt Nam đã có nhiều chia sẻ đáng chú ý, gợi mở cho các doanh nghiệp bán lẻ những biện pháp cần triển khai để nhanh chóng hồi phục sau đại dịch.
Khách hàng có những mối quan tâm và thói quen mới
Theo Nghiên cứu về mua sắm toàn cầu mới nhất của Zebra, 81% khách hàng tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (CA-TBD) dùng điện thoại để mua hàng online, tăng 9% so với năm 2020; 63% khách hàng đặt online đồ ăn và thực phẩm, tăng 7% so với trước đó. Nhu cầu mua online ngày càng tăng khi đại dịch buộc các cửa hàng bán lẻ phải đóng cửa và mọi người ngày càng cẩn trọng nếu phải ra khỏi nhà.
Tuy nhiên, hiện tại, đã đến lúc các cửa hàng bán lẻ mở cửa trở lại, và cần những biện pháp thực tế để đáp ứng kỳ vọng mua sắm của khách hàng, vốn thay đổi đáng kể sau đại dịch.
Nghiên cứu của Zebra cũng chỉ ra rằng so với những khu vực khác trên thế giới, khách hàng tại khu vực CA-TBD quan tâm nhiều hơn tới tốc độ xử lý đơn hàng online. Họ cũng mong muốn chi phí đặt hàng online sẽ giảm xuống, dù điều này đòi hỏi các đơn vị bán lẻ cần chủ động đầu tư nhiều hơn.
Cải thiện thiết kế cửa hàng, cả offline lẫn online, tăng cường sử dụng công nghệ: Chìa khóa để bán lẻ phục hồi
Để giữ chân khách hàng, doanh nghiệp bán lẻ nên cân nhắc xây dựng đồng thời cả cửa hàng truyền thống lẫn gian hàng online. Trên toàn cầu, 69% người mua hàng cho biết họ thích kết hợp giữa mua sắm offline và online; 67% thích mua sắm tại các nhà bán lẻ trực tuyến có cửa hàng truyền thống.
Ngoài ra, khi du lịch phục hồi, các doanh nghiệp bán lẻ sẽ phải sẵn sàng phục vụ cả khách trong nước lẫn khách du lịch nước ngoài. Ví dụ, với ngành thời trang, một số khách thích mua sắm trực tiếp tại cửa hàng, trong khi người khác thích sự thuận tiện của hình thức mua hàng online và thanh toán không chạm.
Điều này đòi hỏi mỗi cửa hàng bán lẻ cần có nhiều thay đổi quyết liệt, cụ thể như sau:
– Chỉ dẫn khách biết đồ họ cần mua đang ở đâu. Sau đại dịch, nhiều cửa hàng đã sắp xếp lại các khu vực để hàng hóa. Do đó cần có đủ bảng chỉ dẫn cho khách trong cửa hàng, đồng thời đảm bảo đội ngũ nhân viên được đào tạo tốt, luôn sẵn lòng hỗ trợ khi khách có nhu cầu.
– Đào tạo nhân viên về những việc cụ thể cần làm trong quá trình khách mua hàng. Thường xuyên nhắc lại chi tiết quy trình phục vụ khách hàng với nhân viên thông qua email, qua các thông báo trên ứng dụng điện thoại và qua các bảng nội quy trong cửa hàng. Liên tục cập nhật thông tin mới tới nhân viên, nhưng cần trình bày đơn giản, ngắn gọn.
– Khuyến khích khách phản hồi. Thu thập phản hồi thông qua việc hỏi khách hàng một số câu cơ bản như: Bạn có thích những thay đổi vật lý và số hóa trong cửa hàng chúng tôi không? Chúng tôi có thể làm gì khác để cải thiện trải nghiệm mua sắm của bạn? Hàng hóa trên gian hàng online có dễ tìm và dễ mua không? Trải nghiệm trên ứng dụng di động có gì cần cải thiện không?
Ngoài ra, mỗi cửa hàng nên được trang bị các công nghệ phù hợp, đáp ứng kỳ vọng mua sắm của khách hàng cũng như tạo sự tiện lợi cho nhân viên. Trong môi trường bán lẻ hiện nay, các thiết bị đó bao gồm:
– Thiết bị điện toán di động: Nên trang bị cho mỗi nhân viên để tiện liên lạc với nhau cũng như hỗ trợ khách hàng. Thiết bị này còn có thể cung cấp thông tin về số lượng, vị trí và giá cả của hàng hóa. Trường hợp một mặt hàng đã hết, thiết bị cũng có thể đặt trước cho khách và sau đó khách sẽ nhận hàng tại nhà hoặc đến cửa hàng lấy trực tiếp.
– Máy quét mã vạch chất lượng cao: Đa phần là dòng mát quét cầm tay, dùng để quét giá hàng hóa khi khách thanh toán hoặc trả hàng, quét thẻ khách hàng thân thiết, hoặc thậm chí là chấp nhận hình thức thanh toán bằng điện thoại.
– Đầu đọc RFID cố định: Giúp xác minh khách hàng đã hoàn tất quá trình thanh toán hay chưa và đẩy nhanh quá trình hoàn trả hàng nếu khách không xuất trình được hóa đơn thanh toán.
– Phần mềm phân tích dự báo (presctiptive analytics software): Phần mềm này có thể xác thực các giao dịch thanh toán của khách hàng, đồng thời giúp nhân viên cửa hàng biết về tình trạng sẵn có của hàng hóa trong kho và trên kệ.
Lưu ý: Các giải pháp như đầu đọc RFID cố định, thiết bị quét UHF RFID di động, máy tính bảng, máy kiểm kho, máy in mã vạch, máy quét mã vạch nhỏ gọn và máy đọc mã vạch cầm tay là những công nghệ tối thiểu để giúp các nhà bán lẻ quản lý hiệu quả hơn hoạt động bán hàng đa kênh của mình. Tại Việt Nam, Zebra đang cung cấp các dòng thiết bị này và nhiều công nghệ hiện đại khác nữa, cũng như vận hành một trung tâm dịch vụ bảo hành tại thành phố Hồ Chí Minh.
Để biết thêm thông tin về các giải pháp bán lẻ của Zebra, vui lòng truy cập tại đây.
Ánh Dương–Theo Nhịp Sống Kinh Tế