Cách đây 48 năm, Trương Tống Sâm điều hành một xưởng sản xuất đồ da nhỏ với số vốn hơn 1 nghìn USD và chỉ có 8 nhân viên. Ngày nay, công ty của ông đã thành công, trở thành thương hiệu thời trang hàng đầu tại Malaysia, dần mở rộng ở thị trường nước ngoài.
Chủ tịch xuất thân nghèo khó
Thương hiệu Bonia, được biết đến với “sự sang trọng, chất lượng tuyệt vời và thủ công mỹ nghệ tinh tế”, tuân theo ý tưởng thiết kế thanh lịch và sang trọng của Ý, và đã phát triển nhanh chóng trong nửa thế kỷ với hình ảnh thanh lịch, cổ điển, quý phái và độc đáo. Nó không chỉ có chỗ đứng trong ngành công nghiệp thời trang Malaysia mà còn mở rộng kinh doanh sang khu vực châu Á, Trung Đông và những nơi khác, dẫn đầu xu hướng thời trang của Malaysia đứng trên trường quốc tế.
Công ty được thành lập vào năm 1974, là một doanh nghiệp thuộc sở hữu của gia đình. Người sáng lập công ty là Trương Tống Sâm, anh cả trong gia đình có 10 anh chị em.
Trương Tống Sâm xuất thân từ một ngôi làng nhỏ ở Malacca, Indonesia. Gia cảnh nghèo khó, gia đình ông mưu sinh chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Vì gia đình không đủ tiền đóng học phí, mới 15 tuổi, Trương Tống Sâm đã bỏ học và rời quê hương để đến học nghề làm túi da ở Penang.
Với sự kiên trì, cần cù và tinh thần trách nhiệm có một không hai, ông đã thành thạo kỹ thuật làm túi da, hai năm sau sang Kuala Lumpur và Singapore tiếp tục học. Nhận được sự đánh giá cao và tin tưởng của ông chủ, ông bắt đầu có cơ hội tiếp xúc toàn diện với các dây chuyền sản xuất công nghiệp da.
Vay 1 nghìn USD và bước đầu làm nên đế chế thời trang
Sau nhiều năm tích lũy kinh nghiệm trong ngành, Trương Tống Sâm đã sẵn sàng bước ra thế giới khi mới 21 tuổi. Khi đó ở Singapore, ông đã vay 5.000 RM (khoảng 1.130 USD) từ người thân và bạn bè làm vốn đầu tư để thành lập nhà máy sản xuất túi da đầu tiên.
Những ngày đầu, công ty chỉ có 8 nhân viên, Trương Tống Sâm đảm nhiệm nhiều vai trò, từ liên hệ với khách hàng đến mở rộng thị trường, từ thiết kế sản phẩm đến sản xuất, thậm chí là lái xe đưa đón toàn bộ đội ngũ nhân viên. Với sự mở rộng liên tục của việc kinh doanh, công ty đã có thêm nhiều nhân lực hơn vào những năm 1980, và công việc cũng ngày càng thuận lợi.
Mặc dù đặt nhà máy ở Singapore nhưng ông không bỏ qua thị trường Malaysia, năm 1976, Trương Tống Sâm mở nhà máy ở Johor Bahru. Khi đó, ông chỉ tập trung vào việc mở rộng sản phẩm và thiết kế sản phẩm chứ chưa có nhiều khái niệm về việc xây dựng thương hiệu cho riêng mình.
Mãi đến năm 1977, Trương Tống Sâm và những người bạn của mình đến Bologna, Ý, để tham quan Triển lãm Sản phẩm Da, ý tưởng thành lập một thương hiệu độc lập cũng từ đó ra đời.
Ông bị thu hút bởi các tác phẩm của nhà điêu khắc người Ý Giambologna và lấy cảm hứng từ đó để đặt tên cho thương hiệu “Bonia” – từ tiếng Ý chỉ một loại thực vật quý hiếm.
Mặc dù nhà máy đầu tiên được đặt tại Singapore. Nhưng thương hiệu ngay từ khi mới thành lập đã có định vị như một thương hiệu của Malaysia, trụ sở chính của hãng cũng được đặt tại Kuala Lumpur, Malaysia .
Mạnh dạn thử nghiệm mô hình kinh doanh mới
Kể từ khi thương hiệu ra đời, Trương Tống Sâm đã khắt khe hơn về nguyên liệu và quy trình sản xuất túi da. Đồng thời ông đề cập đến nghề thủ công da của Ý và phát triển các chiến lược xây dựng hình ảnh thương hiệu. Khi đó, ông mới thực sự cảm nhận được sức mạnh của thương hiệu. Thương hiệu của Trương Tống Sâm càng trở nên thu hút hơn, giá trị cá nhân cũng tăng lên.
Đầu những năm 1980, những nhà phân phối của công ty đều mang mẫu túi đến cửa hàng bách hóa để thảo luận về công việc kinh doanh. Tuy nhiên, hầu hết các chủ buôn đều sử dụng phương thức thanh toán cho nhà cung cấp trước rồi mới lên kệ. Điều này dẫn tới việc họ phải chịu cảnh tiền mất tật mang mà túi không bán được, gây ra một loại áp lực tâm lý.
Ông là người sáng lập thương hiệu thời trang Malaysia Bonia, Trương Tống Sâm.
Để không gây áp lực tâm lý cho người buôn, Trương Tống Sâm nghĩ đến việc bán hàng theo hình thức ký gửi, tức là chỉ thanh toán sau khi hàng đã bán hết. Cách làm này ban đầu không được các công ty khác ưa chuộng, nhưng kết quả là vị trí của các sản phẩm dần được mở rộng trong cửa hàng. Trong vòng chưa đầy ba năm, doanh thu của công ty tăng nhanh chóng.
Sau khi Bonia được niêm yết tại Malaysia vào năm 1994, lợi nhuận của nó đạt 3,3 triệu USD. Tuy nhiên, một cơn bão kinh tế bất ngờ vào năm 1998 đã đẩy công ty vào một cuộc khủng hoảng lớn. Trương Tống Sâm đã sử dụng kế hoạch thôi việc tự nguyện để vượt qua khủng hoảng.
Khoảng 2 năm sau, công ty đã đứng vững trở lại, doanh số của nó cũng tăng và đạt được kết quả tốt vào năm 2014, thu về lợi nhuận khoảng hơn 14 triệu USD.
Hiện tại, doanh thu trung bình của tập đoàn trong 5 năm qua là khoảng 90,4 triệu USD, giá trị thị trường của công ty cao tới 86 triệu USD.
Trong những năm gần đây, tập đoàn Bonia đã đặt nền móng tốt ở Indonesia và hiệu quả hoạt động trong nước cũng tăng vọt. Họ bắt đầu tập trung phát triển thị trường quốc tế.
Tại thị trường Trung Đông, thương hiệu đã tạo dựng được chỗ đứng vững chắc từ nhiều năm trước và có kế hoạch mở rộng mạnh mẽ thị trường tại nơi này trong tương lai. Về vấn đề này, Trương Tống Sâm cũng đặt ra mục tiêu cho công ty: đứng vững ở Đông Nam Á, sau đó có trụ sở tại Châu Á, và nhìn ra thế giới. Còn việc thâm nhập vào châu Âu, thậm chí xuyên lục địa thì phải làm từng bước. Trương Tống Sâm từng tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn với giới truyền thông: “Nếu thế hệ này không thể đạt được mục tiêu thì hãy để thế hệ sau thực hiện”.
Bonia giống như một con tàu của gia đình, có một người cầm lái, cả gia đình cùng hợp lực vượt qua mọi sóng gió. Hiện tại, 4 con trai và 1 con gái của Trương Tống Sâm đều đang làm việc tại Boni, đảm nhiệm các vị trí, bộ phận khác nhau. Tuy nhiên, Trương Tống Sâm, 68 tuổi, vẫn giữ chức chủ tịch điều hành của tập đoàn.
Theo Lưu Ly–Theo Trí thức trẻ