Cùng bước ra từ start-up thất bại trong quá khứ, một trong hai từng là nhân viên của Apple tại Singapore, thế nhưng bỏ ngoài tai những lời khuyên chọn 1 công việc trong mơ, cả hai chỉ quyết tâm làm gì đó đúng với khát vọng của mình.
Đi tìm một “đại dương xanh”
Cuộc gặp ban đầu của chúng tôi diễn ra tại một quán cà phê trên đường Mạc Đĩnh Chi. Nếu không có những cú gọi-nhắn để nhận diện, thật khó hình dung đây là 2 chàng trai đã mạnh dạn start-up… không mệt mỏi.
“Phan Nguyễn Văn Trường, Giám đốc của Gohub – start-up công nghệ nhưng không đi vào fintech mà phục vụ cho ngành du lịch, đặc biệt là các đối tượng du lịch bụi – đi, và chơi, và khám phá…ở mọi quốc gia. Lê Thái Bảo – Giám đốc Marketing của Gohub”, 2 bạn giới thiệu giản dị sau khi một trong hai nói chuyện và gọi nhau bằng…Chai-en (nhân vậy trong truyện tranh Doremon Nhật Bản).
Có vẻ như đâu đó, thanh xuân và cả tính…trẻ con của những chàng trai mê công nghệ và thuật toán dường như còn tràn đầy, và đã thể hiện qua nickname đặc biệt này. Nhưng họ thật chững chạc, cá tính khi nói về công việc, về chặng đường đã đi qua.
Trường, sinh năm 1993, tốt nghiệp Trường Đại học Quốc gia (NUS) của Chính phủ Singapore ngành Phân tích Kinh tế. Ra trường, được Apple mời đón với mức lương cao để làm việc tại Singapore – thỏa mãn niềm đợi mong của…cha mẹ. Lê Thái Bảo, tốt nghiệp Đại học Quốc tế Tp HCM. Ra trường, phát triển chi nhánh tại Việt Nam cho một tập đoàn Singapore. Đây cũng là nơi cả hai đã gặp gỡ nhau khi Trường sau những ngày hết mài đũng quần trên ghế NUS giành học bổng của Chính phủ đảo quốc Sư tử và miệt mài cống hiến cho Quả táo cắn dở có trụ sở ở nước Mỹ xa xôi, đã quyết định làm điều đó để chấm dứt công việc mỗi ngày giống nhau, như máy móc lặp lại.
Quyết định bỏ Apple về Việt Nam của Trường dĩ nhiên gây sốc và nuối tiếc với mọi người. Nhưng đổi lại, đã tìm được bạn đồng hành tại dự án mà Bảo làm việc khi cả hai cùng phát triển dự án, ban đầu khá thành công tuy nhiên về sau trục trặc pháp lý và đi đến giải thể.
– Trước khi có Gohub và không còn làm cho Tập đoàn Singapore, hai bạn “làm thuê” cho những công ty nào?
Rời bỏ môi trường tập đoàn, Bảo và Trường có thử sức làm thử một dự án bán lẻ các sản phẩm điện thoại giá tốt. Nhưng do thị trường bán lẻ điện thoại trong thời điểm đó cạnh tranh khá cao và với số vốn không nhiều nên sau khi phân tích lại tình hình và lợi thế cạnh tranh, tụi em quyết định tạm ngưng sau 3 tháng, tìm nguồn hỗ trợ hay đi tìm một “đại dương xanh”.
– Và có tìm được “đại dương xanh” đó ngay hay không?
Thực tế là giai đoạn lập nghiệp sớm nở tối tàn đã đốt hết vốn start-up lần 1. Một mô hình kinh doanh điện thoại non trẻ và không có gì mới sẽ có khó đọ với các ông lớn lúc đó đã bành trướng trên thị trường như Thế giới Di động, hay nhiều doanh nghiệp ở phân khúc khác như Mai Nguyễn Luxury, Bạch Hổ…Dự án này do đó không thể tìm được nhà đầu tư hỗ trợ để đi tiếp, đành đi đến quyết định ngưng.
Nhưng có lẽ đó là quyết định sáng suốt bởi cánh cửa này khép lại, cánh cửa khác sẽ mở ra. Quan trọng là có thực sự chịu khó đi tìm cho mình và mở đúng cánh cửa của mình.
Tái Start-up & đòn bẩy Mới với Quỹ đầu tư “đỏ”
Trên hành trình đi tìm cánh cửa mới, bỏ ngoài tai những lời khuyên của người thân, gia đình về chuyện đi tìm một công việc ổn định, lương cao, thừa sức trong tầm với nhờ vốn ngoại ngữ và tấm bằng quốc tế, Trường đã chọn đi du lịch bụi ở các nước Đông Nam Á. Vì đi du lịch bụi, một mình, không có kế hoạch trước, Trường gặp các “bức tường” mật khẩu wifi ở các điểm du lịch-không hề rộng rãi miễn phí từ khách sạn tới hàng quán như Việt Nam. Dùng sim 3G, 4G, cước phí đắt đỏ, rón rén không dám liên lạc với gia đình, Trường nghĩ đến dịch vụ phục vụ cho “cục” điện thoại –hub wifi di động cho smart phone.
Trên thực tế, thị trường này đã phát sinh từ lâu, chỉ cần gõ từ khóa thuê cục phát wifi, ông “Gúc” sẽ trả cho người seach 330,000 kết quả trong 0,33 giây. Thế nhưng, “đại dương xanh” chắc chắn sẽ không thể chỉ toàn xanh – Sẽ rất hiếm có thị trường nào là hoàn toàn hoang sơ và không có áp lực cạnh tranh. Tuy nhiên, lối ra với biển cả của một start-up vừa…cụt vốn quyết tâm khởi nghiệp lại, là phải chọn lĩnh vực, ngành gì mà không “chiến tranh đẫm máu” (từ của Bảo), ít cạnh tranh, còn nhiều dư địa phát triển. Du lịch nước ngoài năm 2016, thời điểm Trường quyết định khởi động dự án mới, Việt Nam có khoảng 6,5 triệu lượt người đi du lịch nước ngoài. Con số này đang ngày càng tăng. Phục vụ thiết bị phát wifi và sim quốc tế tùy lựa chọn – sẽ là lĩnh vực mà các ông lớn trong ngành du lịch chưa thực sự quan tâm.
Nghĩ là làm, Trường và Bảo gọi nhau, bắt tay cho dự án wifi phục vụ nhu cầu đi và chơi của người Việt.
Chị thử nghĩ xem, đi đến một quốc gia nào đó, truy cập vào bất kỳ mạng internet nào cũng đòi hỏi khai thông tin cá nhân mới được cấp mật khẩu hoặc bị tính phí cao. Mật khẩu nếu có, được cấp hạn chế theo giờ. Đôi khi dùng chung cứ quay hoài không đáp ứng nhu cầu liên lạc. Bao nhiêu là công việc cần xử lý qua email. Người thân, đối tác cần giữ liên lạc. Bao nhiêu là nhu cầu… tự sướng rồi đưa ảnh lên mạng xã hội, cập nhật từng khoảnh khắc vui chơi. Không có thiết bị phát wifi, nhiều bạn trẻ nói rằng cứ như bị bó chân bó tay mặc dù dĩ nhiên một khi đã đi du lịch họ không phải là Smombie (Smartphone zombie).
– Dự án xoay xở thế nào với nguồn vốn ban đầu?
Rút kinh nghiệm thiếu hụt vốn của lần khởi nghiệm trước, ở dự án wifi du lịch, bọn em hướng đến đầu tư ít nhưng sẽ có nguồn tiền tươi thóc thật giai đoạn đầu. Công ty gọi vốn 3 tỷ đồng từ một nhà đầu tư Đài Loan. Sản phẩm chính của công ty là một thiết bị phát sóng wifi nhỏ gọn với giá chỉ từ 80.000 – 200.000 đồng/ngày cho 5 người sử dụng, vị chi là 20.000 đến 40.000 đồng/ngày cho mỗi người, thấp hơn rất nhiều so với dịch vụ dữ liệu chuyển vùng, mua SIM hay thuê thiết bị ngay tại điểm đến. Suất đầu tư thiết bị không quá cao nhưng yêu cầu khách hàng đặt cọc và tối ưu hóa số lượng tồn kho cũng như lên kế hoạch nhận gửi để tránh lãng phí tuổi thọ của sản phẩm. Bảo và Trường phân nhau các công việc phát huy được sở trường của cả hai và bổ sung cho nhau: Bảo mạnh về marketing và công nghệ, Trường lo được những việc còn lại về tài chính, kinh doanh, xây dựng team. Công việc đã có khởi đầu suôn sẻ. Tuy nhiên, khi đến giai đoạn cần đầu tư đẩy mạnh để làm thị trường, nhà đầu tư lại chỉ muốn chờ đợi. Công việc bị chững lại…
– Rồi đứt gánh hay sao?
Trường và Bảo đã nghỉ việc, lại ra riêng, tìm hướng đi cho dự án đang chạy rất có triển vọng với doanh thu có thời điểm đạt 900 triệu /tháng, một mức khả quan với start-up ban đầu. May mắn, bọn em thuyết phục được quỹ đầu tư Red Square Việt Nam. Với doanh thu đạt khá cao kể từ khi vận hành chính thức 2017 đến nay (hơn 1 tỷ đồng/tháng), Gohub đang đặt mục tiêu doanh thu 20 tỷ của năm nay. Đến cuối năm, Gohub sẽ tiếp tục vòng gọi vốn kế tiếp để bước vào giai đoạn kinh doanh mới.
Hiện tại Gohub đã có mặt tại cột số 7 sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất, phục vụ trực tiếp khách du lịch đến-đi ở cảng hàng không. Kế hoạch tiếp theo là có mặt tại các sân bay quốc tế Nội Bài, Đà Nẵng, Nha Trang.
– Như vậy có thể nói là các bạn khởi nghiệp tới 3 lần. Và lần này đã chắc chắn?
Red Square Việt Nam là một quỹ đầu tư uy tín và rất quan tâm đến các doanh nghiệp tư nhân nhỏ có tiềm năng. Những nhà sáng lập và điều hành Red Square cũng rất quan tâm hỗ trợ cho tinh thần khởi nghiệp đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ. Dĩ nhiên đã đầu tư, họ phải đánh giá dự án có hiệu
– Rất lạc quan, Gohub có gì để khác biệt?
Về sản phẩm internet như wifi và sim, Gohub đã hỗ trợ được hơn 130 quốc gia trên toàn thế giới. Các dịch vụ cộng thêm như vé… một phần giúp GoHub tối ưu giá trị cung cấp cho mỗi khách hàng, và một phần việc mở rộng các dịch vụ cộng thêm cũng nằm trong kế hoạch phát triển tham vọng hướng Gohub trở thành 1 startup “trip planner” trong tương lai với tất cả các dịch vụ bổ trợ du lịch.
Hiện tại Gohub đã có mặt tại cột số 7 sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất, phục vụ trực tiếp khách du lịch đến-đi ở cảng hàng không. Kế hoạch tiếp theo là có mặt tại các sân bay quốc tế Nội Bài, Đà Nẵng, Nha Trang. Mục tiêu là 1 năm nữa Gohub sẽ có quầy ở cả ga đi và ga đến ở các sân bay này. Khách hàng bước đầu khá hài lòng vì có thể đặt thuê wifi, mua sim, vé…trực tiếp tại sân bay để đảm bảo cho chuyến đi của mình.
Xin bật mí thêm là Gohub cũng đang xây dựng kế hoạch hợp tác chiến lược cùng với các đối tác lớn về du lịch như lữ hành, hàng không để đủ tiềm lực tiếp cận & góp phần thay đổi tư duy khách hàng để có thể đi xa hơn.
Có lẽ vẫn còn sớm để nói về một doanh nghiệp “sơ sinh” chính thức vận hành mới 7 tháng. Nhưng dường đi, nước bước và quyết tâm của hai chàng trai khi khởi nghiệp mặc dù đã trải qua thất bại, dường như, mới là “cục phát” năng lượng vô tận để bất cứ ai tiếp xúc và trò chuyện, đều có thể tin và kỳ vọng vào tâm huyết start-up đang được đổ dồn cho Gohub.
Hy vọng Trường và Bảo, phía sau là Red Square Việt Nam với những nhà đầu tư luôn chọn các dự án có ý nghĩa nâng đỡ với các nhà khởi nghiệp quy mô nhỏ, sẽ tiếp tục làm nhiều hơn những gì đang có cho cộng đồng mê du lịch, đi và chơi, khám phá và chia sẻ cùng thế giới.
DĐDN