Quan hệ Mỹ-Iran thực chất đang ở trong trạng thái “Không chiến tranh cũng không hòa bình”.
Căng thẳng Mỹ-Iran đang được kỳ vọng nhanh chóng được “hạ nhiệt” sau khi Mỹ nhấn mạnh tìm kiếm giải pháp ngoại giao để giải quyết bất hòa với quốc gia Hồi giáo này.
Trong khi đó, Iran cũng vừa để ngỏ khả năng sẵn sàng đàm phán với Mỹ về một thỏa thuận hạt nhân lâu dài- tín hiệu tích cực góp phần khai thông bế tắc trong vấn đề hạt nhân vốn gây ra không ít sóng gió cho quan hệ 2 bên thời gian qua.
Dẫu vậy để hóa giải những khúc mắc bấy lâu nay giữa hai quốc gia luôn trong tình trạng đối đầu này có lẽ vẫn không phải chuyện trong một sớm một chiều.
Cũng theo nhà ngoại giao này, Mỹ sẽ đưa vấn đề Iran lên cuộc họp của Liên Hiệp Quốc và nhấn mạnh muốn tận dụng mọi cơ hội ngoại giao “để dẫn đến thành công” sau những khủng hoảng gần đây tại Trung Đông.
Ông Pompeo nhấn mạnh: “Mỹ hy vọng Liên Hợp Quốc sẽ đóng vai trò vững chắc. Liên Hợp Quốc được thành lập để xúc tiến những điều tốt đẹp và mong muốn tại đây sẽ tập hợp và giúp đỡ giải quyết những khó khăn”.
Tuy nhiên, trong ngày hôm qua (22/9), Tổng thống Mỹ Trump bất ngờ tuyên bố ông không có kế hoạch gặp các nhà lãnh đạo Iran trong phiên họp của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc tuần này, dù trước đó chính nhà lãnh đạo này nhiều lần khẳng định rằng ông hoàn toàn không loại trừ khả năng sẽ gặp các nhà lãnh đạo Iran tại New York.
Cho dù vẫn luôn lớn tiếng trong mọi cáo buộc, chỉ trích, thậm chí gây sức ép với Iran bằng những hành động cụ thể, song Mỹ vẫn nhấn mạnh giải pháp ngoại giao với Iran.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm qua (22/9) đã loại trừ các mối đe dọa quân sự của Mỹ nhằm vào Iran, khẳng định Mỹ muốn tránh chiến tranh với Iran và lực lượng được điều thêm đến vùng Vịnh chỉ nhằm mục đích tăng cường năng lực “răn đe và tự vệ”.
“Không có gì ngoài bàn bạc, nhưng tôi không có ý định gặp lãnh đạo Iran. Điều đó không có nghĩa là điều đó không xảy ra. Tôi là một người rất linh hoạt, nhưng nếu chúng tôi không có ý định thì cũng không có cuộc gặp”, ông Trump nói.
Tuyên bố của Tổng thống Trump ngay lập tức dập tắt những kỳ vọng về một cuộc gặp bất ngờ giữa lãnh đạo Mỹ-Iran trong bối cảnh căng thẳng hai bên vẫn chưa hạ nhiệt.
Quan hệ Mỹ-Iran thực chất đang ở trong trạng thái “Không chiến tranh cũng không hòa bình”.
Xét từ tình hình thực tế hiện nay, giới phân tích cho rằng, nhiều khả năng quan hệ Mỹ-Iran vẫn sẽ tiếp tục ở tình trạng lấp lửng trong thời gian dài sắp tới, bởi mức độ thù địch giữa hai nước này chưa đủ để khơi mào một cuộc chiến, song hai bên vẫn có thể ngồi vào bàn đàm phán để ngăn chặn đối đầu trực tiếp.
Hiện có quá nhiều rào cản để Mỹ và Iran cần phải vượt qua để có thể dần thu hẹp được những bất đồng khó hàn gắn lâu nay, mà một trong những vấn đề gai góc nhất vẫn là những tranh cãi xoay quanh thỏa thuận hạt nhân 2015.
Trong một tín hiệu tích cực, Iran vừa tiếp tục để ngỏ khả năng đàm phán với Mỹ về một thỏa thuận hạt nhân lâu dài, song vẫn không quên kèm điều kiện, mọi việc phải diễn ra trên bàn thương lượng với sự tham gia của các bên liên quan trong thỏa thuận cũ.
Trả lời phỏng vấn đài CBS hôm qua (22/9), Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif tuyên bố, Iran sẵn sàng đàm phán, nhưng đàm phán về các điều khoản sẽ không chỉ có hiệu lực trong 1 năm rưỡi hay 5 năm rưỡi mà cần đàm phán về điều gì đó lâu dài.
Rõ ràng, nhìn có vẻ như Iran đã phần nào xuống thang khi để ngỏ ý định quay trở lại bàn đàm phán, song trên thực tế tiến trình để đi tới một thỏa thuận hạt nhân toàn diện vẫn được dự báo là một viễn cảnh rất xa vời.
Bởi lẽ, bất đồng Mỹ-Iran khó bề hóa giải khi Mỹ vẫn còn tiếp tục gây sức ép với Iran bằng những đòn trừng phạt kinh tế. Cùng với đó là một loạt sóng gió mới nổi lên trong quan hệ giữa hai nước thời gian gần đây vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng.
Đấy là chưa kể, tình hình thêm phần phức tạp khi căng thẳng Mỹ-Iran còn khiến cho an ninh khu vực bị kéo vào vòng xoáy bất ổn khi mà Iran có vai trò và ảnh hưởng lớn trong khu vực.
theo VOV