Một viên cảnh sát Canada, trong ca trực của mình, anh bắt được một cậu bé 17 tuổi con nhà nghèo khi cậu đang định lấy trộm một bộ đồ để hôm sau sẽ mặc đi phỏng vấn xin việc, nhằm giúp đỡ cho gia đình đang đói khổ của mình…!
Viên cảnh sát đã bỏ tiền túi ra trả cho cửa hàng và thả cậu bé ra. Ngày hôm sau cuộc phỏng vấn diễn ra tốt đẹp và cậu bé đã có việc làm.
Làm người bảo vệ thực thi pháp luật không phải lúc nào cũng là vung dùi cui, còng số 8 để trấn áp tội phạm, tình người còn có sức mạnh nhiều hơn thế!
Lại nói về con người Canada. Họ có lẽ là những người lịch thiệp và tử tế nhất thế giới. Các nghiên cứu chỉ ra rằng từ mà người Canada dùng thường xuyên nhất, đó là ‘sorry’. Họ xin lỗi vì bất cứ lý do gì, có lẽ vì họ không muốn làm tổn thương người khác.
Một nhà báo người Canada có tên là Michael Valpy đã từng thừa nhận “Tôi xin lỗi cái cây mà tôi đâm vào,” ông cũng nói rằng những người hàng xóm của ông cũng xin lỗi vì điều tương tự như vậy.
Khi tham gia giao thông trên các đường phố ở Toronto và Montreal, có những lúc cũng xảy ra tình trạng rất tệ nhưng “hầu như bạn sẽ không bao giờ nghe một tiếng còi xe thậm chí trong những tình huống bị kẹt xe mệt mỏi nhất”, ông Jeffrey Dvorkin, một giáo sư dạy báo chí Canada tại Đại học Toronto cho biết. Hành vi bấm còi xe ở Canada được xem là hung hăng một cách không cần thiết.
Ngoài ra, trên các phương tiện truyền thông của Canada cũng thường xuyên đăng những câu chuyện thể hiện sự tốt bụng của người dân với nhau. Ví dụ như tờ báo National Post đã đăng bài về một sinh viên luật ở Edmonton có tên là Derek Murray đã bật đèn pha xe hơi suốt ngày. Khi Derek trở lại, anh nhận một lời nhắn để lại trên kính chắn gió: “Tôi thấy anh để đèn xe suốt. Có lẽ xe không đủ pin để khởi động máy. Tôi để lại ở đây một cái sạc pin bên trong hộp cạc tông bên cạnh hàng rào.”
Hay như ở Ontario, một tên trộm đã gửi trả lại món đồ với một bức thư kèm theo 50 đô la: “Tôi không thể nói thành lời tôi hối lỗi đến mức nào. Hãy mở rộng tấm lòng tha thứ cho kẻ lạ mặt đã gây hại cho quý vị.”
DKN