Sự khác biệt của mỗi công ty nằm chính ở yếu tố con người. Để thành công, các nhà lãnh đạo cần nỗ lực tìm cách để nhân viên của họ cảm thấy được đảm bảo về thu nhập, đầy đủ về tinh thần gắn bó với công ty.
Có một thực tế là sức khỏe tinh thần của nhân viên sẽ tác động đến hai bên: cả bản thân nhân viên lẫn doanh nghiệp, nhưng làm cách nào để duy trì và tăng cường điều này lại không phải là điều thường xuyên được quan tâm đúng mức, hoặc các lãnh đạo chưa tìm ra được cách để thúc đẩy khía cạnh này.
Sức khoẻ tinh thần và sức mạnh tinh thần là không loại trừ lẫn nhau, mà trên thực tế, chúng có kết nối và tương trợ lẫn nhau. Việc duy trì sức mạnh tinh thần đòi hỏi phải có cam kết về sức khoẻ tinh thần, và các nhà lãnh đạo mà không quan tâm đến nhu cầu nuôi dưỡng sức khoẻ tin thần sẽ bỏ lỡ cơ hội có được đội ngũ lao động mạnh nhất.
Dưới đây là 5 yếu tố quan trọng để xây dựng sức mạnh tinh thần của nhân viên:
1. Khích lệ tinh thần tập thể, xây dựng cộng đồng trong công ty
Chắc chắn một điều là không ai thích ngồi ăn một mình. Bởi vậy, hãy khiến mỗi người thấy rằng họ là một phần của tổ chức, là một phần không thể thiếu của tập thể. Bởi lẽ, một khi họ cảm thấy lạc lõng, cô đơn, thì thứ cảm giác này sẽ chiếm lĩnh tâm trí họ, và tác động đến khả năng đưa ra những quyết định sáng suốt của họ.
Một nghiên cứu còn nhận thấy rằng những người cô đơn thường ít quan tâm đến tiền thưởng hay phần thưởng so hơn với những người khác, bởi vậy, họ cũng ít có khả năng được lựa chọn tham gia vào các dự án hoặc công việc nào đó so với những người khác.
Trong công ty, có thể thành lập một nhóm chuyên hỗ trợ những ai muốn cai thuốc lá, hoặc xây dựng một chương trình hướng dẫn, tư vấn. Hãy xây dựng tổ chức của bạn thành một cộng đồng dân cư, ở đó mọi người sẵn sàng chăm sóc và hỗ trợ lẫn nhau, người này đối xử tốt với kia như bằng hữu.
2. Đặt ra mục tiêu kỳ vọng phù hợp với thực tiễn
Mỗi cá nhân chúng ta là người hiểu rõ hơn ai hết về tình trạng sức khỏe của mình, bởi vậy, có những người sẽ dừng công việc để nghỉ ngơi để có thể đảm bảo sức khỏe và tái tạo sức lao động để tiếp tục làm việc, họ thấy cần thiết phải làm vậy. Mặt khác, nó cũng là lời cảnh báo các nhà lãnh đạo rằng việc nghỉ ngơi của nhân viên quan trọng ra sao vì nó có ảnh hưởng như thế nào tới sự thành công của công ty về lâu về dài.
Nếu luôn phải làm việc quá sức mà không được nghỉ ngơi, nhân viên có thể rời bỏ công ty bạn bất cứ lúc nào. Việc nhân viên nghỉ việc, đồng nghĩa với việc công ty sẽ phải mất tiền để tuyển dụng nhân sự mới, mất chi phí đào tạo, xáo trộn công việc khi phải bổ nhiệm nhân sự thay thế, và nó có thể ảnh hưởng hay làm gián đoạn một dự án lớn nào đó trong dài hạn của công ty…
Một số nhà lãnh đạo thường có suy nghĩ rằng cần phải chạy đua với thời gian để giảm thiểu tối đa thời gian “chết”, bởi lẽ họ cho rằng nếu có khoảng thời gian “chùng” sẽ khiến những nhân viên lười càng thêm lười.
Các nhà lãnh đạo có thể đặt ra các Chỉ số Đánh giá Thực hiện công việc (KPIs), đồng thời, cũng gắn trách nhiệm cho các nhân viên thực hiện công việc. Mỗi người phải tự chịu trách nhiệm cho phần việc của mình, song song với đó các nhà lãnh đạo cũng cần linh hoạt để cho phép nhân viên có đóng góp trong việc tạo ra kết quả sản xuất có thể nghỉ ngơi như là một cách để khích lệ họ giữ đúng cam kết và tận tụy với công việc, có thưởng phạt xứng đáng và phân minh…
3. Đầu tư vào những quá trình tuyển dụng đem lại lợi ích cho các ứng viên nhiều như họ đem lợi ích cho lãnh đạo
Có rất nhiều kênh để bạn có thể tìm ứng viên tiềm năng: Thông qua báo chí, các kênh chuyên đăng tin tuyển dụng, các website,… hoặc qua giới thiệu của những nhân viên đang công tác trong công ty.
Lãnh đạo có thể đích thân phỏng vấn từng nhân viên đơn lẻ, hoặc có thể chỉ định một hoặc một vài nhân viên nào đó thay mình phỏng vấn. Hãy tin tưởng rằng nhân viên sẽ đưa ra được quyết định tuyển chọn người đúng đắn, cần đặt niềm tin nơi họ.
Hãy tin rằng nhân viên của bạn sẽ giới thiệu đúng người. Trong trường hợp này, bạn chỉ cần gặp các ứng viên để xác nhận với các ứng viên rằng những nhân viên mà công ty đang có, họ không chỉ là những trợ thủ đắc lực luôn làm tốt công việc của mình, mà họ luôn có cơ hội nghề nghiệp rộng mở trước mắt, họ có cơ sở để thành công.
Chia sẻ với các ứng viên về tầm nhìn của công ty, vị trí của công ty ở thời điểm hiện tại, vẽ một bức tranh về vai trò và vị trí của mỗi ứng viên tiềm năng (sau này trở thành nhân viên) trong việc hoàn thành sứ mệnh của công ty. Xem các ứng viên phản ứng ra sao: có thể là vô cùng hào hứng, nhưng cũng có thể là thất vọng. Qua đó, hãy đánh giá xem con đường mà công ty đã và đang trải qua có mang lại hạnh phúc cho cả nhân viên lẫn lãnh đạo hay không, và nếu phớt lờ “hạnh phúc” đó thì nó sẽ gây hại cho công ty và cho các ứng viên tiềm năng này hay không?
4. Không chỉ quan tâm đến công việc
Chủ sở hữu hay lãnh đạo luôn tin rằng các nhân viên sẽ “sống chết” với công ty giống như mình. Tuy nhiên, phần lớn nhân viên không phải là người sở hữu và cũng không nắm trong tay cổ phần của công ty. Bởi vậy, để họ xem công ty là một phần của cuộc sống của mình quả là không hề dễ dàng. Việc cân nhắc để mang đến cho họ cơ hội nắm giữ quyền sở hữu một số dự án hay quy trình là một điều quan trọng, tuy nhiên, lãnh đạo vẫn đối mặt với rủi ro là họ có thể rời khỏi công ty bất cứ lúc nào.
Bởi vậy, giải pháp tốt nhất có lẽ là hãy tìm một dịp tốt nào đó để hỗ trợ, tạo điều kiện cho nhân viên của bạn “bên ngoài” văn phòng làm việc. Ví dụ, con gái của người kỹ sư của công ty có một buổi biểu diễn văn nghệ, hãy tặng quà cho cô bé và tạo điều kiện để anh ấy có thể ở bên con gái vào khoảng thời gian diễn ra sự kiện. Hay nhà thiết kế của bạn đã lâu rồi không có kỳ nghỉ, bạn có thể tìm thêm người để hỗ trợ hoặc cùng gánh vác phần công việc của anh ấy. Hay người nhân viên của bạn đang có mẹ già phải chăm sóc, hãy… Tất cả các tình huống này là một cơ hội để lãnh đạo có thể thúc đẩy tinh thần làm việc và sự gắn bó của nhân viên với doanh nghiệp.
5. Xây dựng “sức mạnh thể chất” song song với “sức mạnh tinh thần”
Bất kỳ ai hay đi dạo trong thiên nhiên đều có thể hiểu được rằng sức khỏe thể chất cũng quan trọng như sức khỏe tinh thần vậy. Trước hết, mỗi khi cảm thấy tinh thần không được tốt, chúng ta cần phải vận động hoặc ăn uống lành mạnh, bởi vậy, các nhà lãnh đạo cần chủ động xây dựng một nhóm làm việc khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần.
Một số lãnh đạo đã tổ chức những “Buổi sáng Thiền định” để nhân viên có thể tĩnh tâm trước khi bắt nhịp lại với công việc. Một số khác tổ chức các bữa ăn nhẹ lành mạnh tại chính văn phòng, tổ chức các buổi đi dạo theo nhóm, hoặc tổ chức giải thi đấu bóng đá, cầu lông,… trong công ty.
Tuy vậy, sức khoẻ tinh thần và sức mạnh tinh thần là những điều không phải chỉ trong một sớm một chiều mà có được, bạn phải dày công để có được nó. Đó là lý do tại sao các nhà lãnh đạo hỗ trợ nhân viên của mình bằng cách tạo ra một môi trường tập thể, gắn kết, đặt ra những kỳ vọng có tính thực tế, thiết lập các quy trình tuyển dụng hai chiều và nhận ra tầm quan trọng của các yếu tố khác trong cuộc sống ngoài công việc.
Như vậy, nếu các lãnh đạo “đầu tư” vào những nhân viên mà họ cho rằng có sức ảnh hưởng tới công ty nói riêng, cũng như toàn thể nhân viên nói chung, chắc chắn công ty sẽ “khỏe mạnh”, đồng thời tạo ra được sức mạnh tinh thần cho cả lãnh đạo và nhân viên.
Minh Huyền