Đừng mong đợi người khác dẫn dắt bạn và đừng đi loanh quanh để nhờ giúp đỡ. Nếu bạn dám chọn con đường phù hợp với mình, bạn sẽ thực sự có năng lực để đứng lên.
Có câu nói: Không có tiền thì đừng hòa vào đám đông, lời nói chưa có trọng lượng thì đừng cố thuyết phục người khác. Học cách kiệm lời, đợi công thành danh toại, tiếng nói vững vàng chỉ cần đem rượu mừng thay lời muốn nói.
Xã hội này khắc nghiệt lắm. Khi người ta nghèo, họ phải học cách rời xa những nơi tấp nập của thế giới, chịu thiệt đủ điều và trở thành một người lạc lõng trong xã hội này. Nếu tham gia vào các cuộc vui thâu đêm suốt sáng trong khi bạn vẫn chưa có gì, thì sớm muộn gì bạn cũng bị lộ tẩy, bị chê cười và bị cô lập.
Khi bạn lật lại thế cờ và trở nên giàu có thì mọi điều bạn nói đều là lẽ đương nhiên. Tuy nhiên, lúc này bạn không nên muốn nói gì thì nói, oang oang cái miệng kể vêu câu chuyện thành công của chính mình, bạn nên âm thầm làm việc và âm thầm thu hoạch, bởi sự chịu đựng trong âm thầm sẽ làm thay đổi nhận thức của bạn về xã hội và thái độ của bạn đối với cuộc sống.
“Số mệnh do chính mình tạo, môi trường do tâm sinh.” Khi con người chưa giàu nhưng thích khoe khoang, chỉ cần làm được 4 điều này là có thể tích lũy được.
1. Học cách trầm tĩnh
Khi biết lời nói của mình không ai để ý, từng câu chữ chưa có trọng lượng thì đừng nói, hãy chỉ nghe người khác nói hoặc bạn lặng lẽ rời khỏi nơi đó. Không nhất thiết phải phô trương hay phơi bày sự thật rằng mình kém cỏi cho người khác biết. Không ai thực sự quan tâm đến kinh nghiệm sống của bạn nhiều hay ít và cũng chẳng ai thực sự thông cảm với nỗi buồn của bạn. Bạn chợt khóc và trở thành người mau nước mắt, cùng lắm là có người đưa khăn giấy cho bạn lau nước mắt và nói: “Không sao đâu, rồi sẽ qua”.
Thái độ của người khác đối với bạn khi bạn vẫn còn nghèo là thờ ơ, xã giao cho dù có nở nụ cười trên mặt thì cũng là cười giả dối, đối xử không chân thành với bạn. Nếu bạn tiếp tục nói thêm, nụ cười của người khác sẽ thay đổi và bạn sẽ trở nên gượng gạo và xấu hổ. Nếu bạn đang khoe khoang về bản thân, người khác sẽ cười bạn vì quá thiếu ý thức.
Khi người ta nói chuyện từ tốn nhưng bạn lại luôn khoe khoang thì bạn là kẻ xấu trong mắt người khác. Ví dụ, nếu một người nghèo đến nhà họ hàng giàu để chúc Tết, người nghèo đem biếu những thứ tốt nhất của mình cho người giàu có thì người giàu không đánh giá cao và cũng không mấy trân trọng vì về cơ bản, họ không quan tâm đến những điều này. Khi những người nghèo khoe khoang về sự phát triển sự nghiệp của họ, họ hàng giàu có sẽ chế nhạo đó là một trò đùa. Đời là như thế, người giàu và người nghèo, hai thế giới khác nhau nên đằng cấp cũng khác nhau, vì vậy không cần đối thoại.
Học cách im lặng, giữ những gì bạn muốn nói trong lòng khi lời nói bạn còn quá nhẹ nhàng, chưa đủ trọng lượng với người khác. Học cách trở thành người đứng ngoài cuộc, nhìn rõ nhưng đừng bày tỏ ý kiến quá suồng sã, cố gắng hiểu và giả vờ bối rối khi chưa có gì trong tay.
2. Học cách tích lũy năng lượng một mình
Khi mọi người không coi trọng lời nói của bạn, đó thực sự là thời điểm tốt nhất để tích lũy năng lượng.
Bạn học trung học cơ sở của tôi, Đông đã tìm thấy thông tin liên lạc của tôi ngày hôm qua và trò chuyện với tôi trên Facebook trong khoảng một giờ đồng hồ. Kinh nghiệm sống của anh ấy để lại cho tôi rất nhiều cảm xúc.
Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, Đông đã bỏ học vì nhà nghèo và không đủ tiền học. Đông là anh cả ở nhà và phải nhường cơ hội học tập cho em trai. Khi ở tuổi thiếu niên, Đông lên thành phố để làm việc và tất cả số tiền kiếm được từ công việc đều đóng học phí cho em trai mình. Ở tuổi đôi mươi, anh từ từ dành dụm tiền bạc, vừa đi làm thêm, anh vừa đi học nghề thợ điện.
Giờ đây, Đông đang sở hữu một công ty trang trí, chủ yếu nhận thầu lắp đặt điện nước và các dự án chống thấm, chống dột.
Tôi có thể tưởng tượng rằng anh ấy đã tích lũy năng lượng trong hơn 10 năm kể từ khi anh ấy ở tuổi thiếu niên. Trong ngần ấy năm, anh đã dùng sức mạnh to lớn để thay đổi số phận của mình. Khi yếu lòng, bạn nên đọc sách nhiều hơn, học hỏi thêm kinh nghiệm thành công của người khác, quan sát kĩ xã hội và thu thập một số thông tin hữu ích.
Bạn phải tin rằng nếu bạn học thêm một nghề và đọc thêm một cuốn sách, bạn sẽ có thêm một con đường trong cuộc đời. Đừng mong đợi người khác dẫn dắt bạn và đừng đi loanh quanh để nhờ giúp đỡ. Nếu bạn dám chọn con đường phù hợp với mình, bạn sẽ thực sự có năng lực để đứng lên.
3. Học cách tránh các xung đột không đáng có
Chuyện bị bắt nạt ở đâu cũng có nhưng thay vì phản kháng thì nhiều người chọn im lặng. Nhiều người ngày nay quan niệm hiếp kẻ yếu và nịnh kẻ mạnh và người nghèo thường bị người giàu chặt chém và bắt nạt.
Vậy nên, đừng để người khác bắt nạt mình mãi. Đánh nhau với người khác chắc chắn là không tốt, bạn sẽ chỉ làm cho tổn thương bản thân và thiệt hại nặng nề hơn mà thôi. Hãy chủ động và là một người trung thực, giải quyết bằng cách ôn hòa nhất có thể.
Làm người, bạn nên giống như một miếng bọt biển, sờ vào rất mềm, khi ấn vào sẽ mềm ra, khi giảm áp lực sẽ trở lại hình dạng ban đầu, bạn cũng có thể hút nước xung quanh để tăng trọng lượng. “Nước” ở đây ý nói là trí tuệ được đúc kết từ người khác.
4. Học cách nắm bắt cơ hội
Người có khả năng quan sát thời thế, tình huống mà có những hành động tương ứng mới là người thông minh.
Bạn đừng làm náo loạn hay lộn xộn, hãy cố gắng bình tĩnh, chờ đợi cơ hội đồng thời tích lũy năng lượng để kịp phản công. Bạn phải tin rằng cơ hội sẽ dành cho những ai chuẩn bị sẵn sàng.
Một người bạn văn của tôi, An An, viết văn từ những năm 1990, nhưng anh ấy chưa bao giờ nổi tiếng và đăng ít bài trên các báo, tạp chí. Nhưng anh vẫn kiên trì với sở thích viết lách và anh nhất quyết luyện viết mỗi ngày. Tháng trước, An An đã ký hợp đồng với một tòa soạn nổi tiếng và bài báo của anh ấy thật sự được nhiều độc giả yêu thích.
Vì sao An An thành công? Anh ấy dựa vào hơn “10 năm bền bỉ” với đam mê của mình. Anh ấy thành công, bạn cũng có thể làm được như anh ấy. Điều quan trọng là bạn có thể kiên trì hay không.
Hơn 20 năm trôi qua trong nháy mắt, An An đã viết ít nhất từ 5000 -6000 bài báo liên quan đến cuộc sống, nơi làm việc, thể thao và giải trí. Ngày nay, dù viết theo thể loại văn nào đi chăng nữa thì điều đó cũng không làm anh nao núng.
Mọi người sẽ không thành công một cách tùy tiện và không thể chờ thời mãi được mà phải chủ động nắm bắt cơ hội. Khi cơ hội đến, bạn chắc chắn sẽ có thể đứng lên bằng sức mạnh của nội tâm mình.
Tại sao một người dễ thành công hơn khi anh ta không ai biết đến, bởi vì thay vì dành thời gian khoa trương bản thân, thì anh ta âm thầm tích lũy tri thức từng ngày, đến khi bạn nhận ra anh ta, anh đã đạt đến cảnh giới nào rồi. Cái gì cũng có quá trình tích lũy từ ít cũng thành nhiều, nếu không chịu tích lũy, bạn sẽ chẳng nhận được gì chứ đừng mơ đến hai chữ “thành công”.
Tịnh Kỳ-Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị