Những người lãnh đạo như vậy đa phần đều rất ngay thẳng và công bằng. Bởi vì luôn đối xử công bằng với mọi người, nên anh ta sẽ nhận được sự tôn trọng và yếu mến của nhiều người.
Tết năm ngoái, tôi đưa vợ con đến Trùng Khánh để chúc tết lãnh đạo, dự định sau đó sẽ cùng gia đình đi du lịch luôn.
Chúng tôi mang một ít đặc sản địa phương đến, người nhà lãnh đạo cũng rất nhiệt tình và vui vẻ. Lãnh đạo chủ động sắp xếp cho gia đình tôi chỗ ăn, ngủ nghỉ khi du lịch ở đây, còn tổ chức tiệc chiêu đãi gia đình tôi.
Tôi không ngờ lãnh đạo còn chu đáo đến nỗi, bố trí một chiếc xe có sẵn tài xế là “hướng dẫn du lịch” đến đưa chúng tôi đi tham quan thắng cảnh nơi đây.
Lúc tôi cùng vợ con ra về, lãnh đạo còn chạy theo sau tặng tôi một chai rượu ngon.
Thực lòng mà nói, trong công việc, lãnh đạo rất nghiêm khắc. Nhưng ngoài cuộc sống, ông ấy đúng là một người tận tụy và tốt bụng.
Trước kia, tôi làm ở công ty khác, mỗi lần tặng quà, lãnh đạo ở đó đều cho rằng việc được cấp dưới tặng quà là “sự thật hiển nhiên”.
Đây là lần đầu tiên tôi gặp được một lãnh đạo có nhân cách tốt như vậy. Đa phần nhân viên tặng quà cho lãnh đạo vì hai mục đích:
Thứ nhất: Họ biết ơn việc lãnh đạo đã quan tâm, giúp đỡ, chỉ dẫn tận tình để họ có cơ hội thăng chức.
Thứ hai: Họ muốn tìm kiếm “lối tắt” từ lãnh đạo.
Muốn tham gia vào cuộc cạnh tranh không lành mạnh, và vì vậy tặng quà để trao đổi lợi ích với lãnh đạo.
Dù với mục đích nào đi nữa, chỉ cần thông qua hành vi ứng xử của lãnh đạo, ta có thể đoán ra được đối phương là người thế nào.
Với một người lãnh đạo đàng hoàng và ngay thẳng, họ nghĩ không nên nhận quà riêng. Một số khác sẽ bình tĩnh đón nhận, rồi “đáp lễ” món quà tương đương giá trị hoặc nhiều hơn.
Người lãnh đạo thế này chẳng những không tham lam, mà còn biết tôn trọng cấp dưới của mình.
Ngoài ra, việc lãnh đạo tặng quà lại cho cấp dưới cũng muốn thể hiện một điều: Anh ta rất trân trọng người nhân viên là bạn!
Người như vậy, chỉ cần có cơ hội, họ nhất định sẽ chủ động xem xét điều kiện sống của cấp dưới, sau đó tìm quyền lợi cho cấp dưới của mình.
Những người lãnh đạo này đa phần đều rất ngay thẳng và công bằng. Bởi vì luôn đối xử công bằng với mọi người, nên anh ta sẽ nhận được sự tôn trọng và yếu mến của nhiều người.
Khi được cấp dưới tôn trọng, anh ta cũng sẽ tôn trọng cấp dưới, sẽ không bao giờ lợi dụng chức quyền để thể hiện và sai khiến người khác.
Khách quan mà nói, nếu bạn gặp được người sếp biết đáp lễ quà cho nhân viên, nhất định phải biết trân trọng họ, bởi vì họ xứng đáng được như vậy.
Có một số lãnh đạo làm như vậy là vì họ nghĩ cấp dưới cũng như đồng nghiệp của mình, nên họ chủ động đối xử bình đẳng và dễ gần, không kiêu ngạo, cũng không phân biệt đối xử.
Tháng trước, gặp lại bạn cũ, cô ấy kể với tôi rằng cô ấy vừa mới nghỉ việc vì lãnh đạo là một người bỏn xẻn và tính toán.
Cô bạn tôi là trợ lý của ông ấy, nhưng lần nào mua đồ ăn ông ấy cũng nhờ cô bạn đặt giúp rồi không chịu trả tiền. Cô bạn tôi cũng ngại đòi, đến lúc thấy số tiền khá lớn mới lên tiếng, thì ông chủ lại bảo:
“Cô nhớ kĩ đến thế cơ à?”
Bạn nói xem, một ông chủ như thế thì làm sao nhân viên có thể tin phục cho được. Cô bạn tôi còn tiết lộ, mỗi dịp lễ tết, ông chủ cô ấy rất hay “thu quà” từ nhân viên và coi đó là việc đương nhiên. Ai quên, ông ấy còn “nhắc khéo”.
Nếu gặp phải người lãnh đạo như thế, bạn nhất định phải sớm tránh xa. Đó là nhà lãnh đạo “dỏm”. Doanh nghiệp của họ sớm muộn gì cũng khó có thể tồn tại được lâu với cái tính cách keo kiệt đó.
Một lãnh đạo tốt, nhất định phải biết “sòng phẳng” trong việc tặng quà!
(sohu)-Empathy–Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị