Nhiều thực phẩm rất bổ dưỡng, được nhiều người ưa thích nhưng lại ẩn chứa nguy cơ gây ngộ độc, khiến con người nhập viện ngay sau khi ăn, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng.
1. Nấm
Hầu hết mọi người đều không biết phân biệt các loại nấm, nhất là nấm dại. Ngay cả các chuyên gia cũng có thể nhầm lẫn nấm ăn được với nấm dại cho thể gây chết người. Bởi vậy, chỉ nên sử dụng những thứ nấm mà bạn biết rõ về nó
2. Dưa chuột bị đắng
Trong cuộc sống, chúng ta thường ăn phải quả dưa chuột bị đắng. Các nghiên cứu chứng minh các độc tố như cucurbitacins và triterpenoids tetracyclic có trong dưa chuột là những yếu tố kích hoạt vị đắng trong dưa chuột. Một nghiên cứu khác thậm chí còn nêu rõ tiêu thụ quá nhiều những chất này còn có khả năng đe dọa đến tính mạng.
Một số người có thể bị dị ứng khi ăn nhiều dưa chuột. Phản ứng này thường xuất hiện ở khoang miệng, với các triệu chứng như ngứa và sưng. Nếu bị dị ứng dưa chuột, bạn có thể khắc phục bằng cách nấu chín thay vì ăn sống. Trong dưa chuột còn có một hợp chất được gọi là cucurbitacin. Hợp chất này nếu được hấp thụ nhiều vào cơ thể có thể dẫn đến chứng khó tiêu và đầy bụng.
3.Dưa muối chưa “chín” kĩ
Dưa muối chưa chín kỹ sẽ sản sinh ra lượng lớn nitrite, lúc này nếu ăn thì rất dễ bị nhiễm độc.
Hiện nay trên thị trường bán rất nhiều loại dưa muối và bệnh viện tiếp nhận không ít bệnh nhân ăn dưa muối dẫn đến ngộ độc nitrite . Dưa muối chưa chín kỹ sẽ sản sinh ra lượng lớn nitrite, lúc này nếu ăn thì rất dễ bị nhiễm độc. Tốt nhất là sau khi muối nửa tháng, hàm lượng nitrite giảm đến mức tối thiểu có thể sử dụng. Nói chung, thực phẩm dưa muối chua, thịt muối, hàm lượng nitrite tương đối cao, bình thường nên ăn càng ít càng tốt.
4. Sữa đậu nành chưa nấu chín
Sữa đậu nành chưa nấu chín có chứa độc tố saponin, chất ngưng tụ hồng cầu và chất ức chế trypsin, có thể gây tổn thương tế bào hồng cầu và kích thích đường tiêu hóa. Điều quan trọng cần lưu ý là khi sữa đậu nành được nấu đến 80°C, bọt sẽ nổi lên. Lúc này nên tiếp tục nấu trong vòng 10 – 15 phút. Những người sử dụng sữa đậu nành đóng hộp, vì đã được xử lý nhiệt độ, thông thường không cần phải lo lắng.
5. Đậu cove chưa nấu chín
Khi nấu nhất định phải nấu từ 10 phút trở lên, chắc chắn rằng đậu cove sẽ mất đi màu sắc tươi non như ban đầu, khi ăn không còn vị ngái của đậu cove.
Đậu cove chứa protein và saponin độc hại. Nếu không được nấu chín, sau khi ăn từ 1-5 giờ sẽ bị nhiễm độc. Đậu cove ở 2 đầu chứa độc tố cao hơn nên cần phải được loại bỏ. Khi nấu nhất định phải nấu từ 10 phút trở lên, chắc chắn rằng đậu cove sẽ mất đi màu sắc tươi non như ban đầu, khi ăn không còn vị ngái của đậu cove.
6. Khoai tây mọc mầm
Khi nói đến thực phẩm nảy mầm hầu như là độc hại, khoai tây chắc chắn nằm trong danh sách vì có thành phần solanin. Vậy sau khi cắt phần nảy mầm đi có còn ăn được không? Nếu quá trình nảy mầm vừa mới bắt đầu, solanine cũng chủ yếu phân bố trên bề mặt gần mầm chồi khoai tây.
Lúc này, cắt sâu phần mầm xung quanh thì vẫn có thể ăn được. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều người không thể đánh giá được mức độ này mầm của khoai tây, và cắt bỏ đến mức nào mới phù hợp. Do đó, nếu muốn an toàn, tốt nhất nên vứt bỏ khoai tây bị mọc mầm.
7. Đậu phộng mọc mầm
Nếu bạn không thể xác nhận đậu phộng đã nảy mầm, rốt cuộc có bị phát độc hay không, tốt nhất là nên vứt bỏ để đảm bảo an toàn.
Khi hạt đậu phộng mọc mầm, không chỉ việc giá trị dinh dưỡng giảm xuống đáng kể mà vỏ đậu phộng bên ngoài đã bị phá hủy, rất dễ dẫn đến nhiễm nấm mốc, tạo ra aflatoxin, một tác nhân gây ung thư gan rất lớn.
Đây là loại độc tố tồn tại rất bền ở nhiệt độ cao cho nên khi đun nấu, mặc dù các bào tử nấm đều bị tiêu diệt nhưng độc tố của chúng vẫn không bị phá hủy hoàn toàn. Nếu bạn không thể xác nhận đậu phộng đã nảy mầm, rốt cuộc có bị phát độc hay không, tốt nhất là nên vứt bỏ để đảm bảo an toàn.
(Nguồn: Sohu) – Theo Hà Vũ – Helino