Mỡ heo từng được cho là nguyên nhân chính gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, đặc biệt là tim mạch và béo phì. Tuy nhiên theo nhiều nghiên cứu gần đây thì, dầu thực vật mà chúng ta ăn hằng ngày mới chính là ‘thủ phạm’ gây ra bệnh tật.
Theo khuyến cáo của Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ, chất béo và chất béo bão hòa ( chủ yếu được tìm thấy trong mỡ động vật) là nguyên nhân làm gia tăng hàm lượng cholesterol trong máu và gây ra các vấn đề về tim mạch.
Hiệp hội này cũng khuyên chúng ta nên sử dụng các loại dầu thực vật vì chúng chứa các chất béo không bão hoà và ‘rất có lợi’ cho tim mạch như: dầu hạt bông, dầu ngô, dầu đậu nành…
Cùng với những chiến dịch quảng cáo rầm rộ trên ti vi, nhiều hộ gia đình đã từ bỏ thói quen sử dụng mỡ động vật trong việc chiên, xào và quay sang sử dụng dầu thực vật.
Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây lại cho thấy, loại dầu này thực ra chỉ là… rác, một món hàng rẻ tiền, mang đến nhiều tác hại hơn chúng ta tưởng. Đó là một sai lầm khủng khiếp được bắt nguồn từ chiến dịch quảng cáo rầm rộ, có tính toán của Crisco, một công ty chuyển sản xuất ra các sản phẩm từ cây bông gòn.
Khởi đầu cho một cú lừa đảo
Vào năm 1793, phát minh tạo ra bông gòn từ cây bông của nhà khoa học Eli Whitney, đã khiến cho sản lượng bông vải gia tăng đến con số 18.000 tấn. Hạt bông thừa khi ấy được đem làm thức ăn cho gia súc nhưng nó vẫn tạo ra một đống rác thải khổng lồ, và thông thường lượng rác thải ấy sẽ bị bỏ đi hoặc được đổ một cách bất hợp pháp xuống sông.
Cho đến năm 1820 – 1830, lượng rác thải bông gòn này mới bắt đầu trở nên có giá trị hơn khi nhu cầu về dầu ăn ngày càng gia tăng mạnh mẽ, trong khi nguồn cung dầu cá voi thì bị suy giảm, điều này khiến cho giá dầu thời điểm ấy tăng đột biến.
Đây cũng là lúc công ty Proctor & Gamble nắm bắt cơ hội, họ sử dụng những hạt bông vô giá trị này để chế biến chúng thành dầu hạt bông dùng sản xuất nến và xà phòng. Nhưng sau đó họ sớm phát hiện ra rằng mình có thể sử dụng một quá trình hóa học để hyđro hóa một phần dầu bông thành loại chất béo rắn giống như mỡ heo, nó được gọi là chất béo “Trans” (chất béo chưa no, có thể chuyển thành thể rắn ở nhiệt độ phòng) và đưa nó vào thực phẩm cho người sử dụng.
Chiến dịch loại bỏ mỡ heo
Tuy nhiên cho đến năm 1948, ngành công nghiệp dầu thực vật này mới thật sự bùng nổ một cách đáng kể, đó là khi công ty Proctor & Gamble ra tay quyên góp 1,5 triệu USD cho một nhóm bác sĩ tim mạch thuộc Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ (AHA) để người dân tin rằng mỡ heo có thể gây hại cho sức khỏe của họ.
Hiệp hội này do ông Ancel Keys lãnh đạo. Vào năm 1961, họ tung một công bố về các đề xuất chính thức đầu tiên trên thế giới. Những đề xuất này khuyên chúng ta nên “cắt giảm lượng chất béo, chất béo bão hòa và cholesterol. Tăng lượng chất béo không bão hòa”.
Nói cách khác mọi người cần tránh sử dụng mỡ động vật và ăn các loại dầu thực vật “có lợi cho tim”.
Tuy nhiên, các nghiên cứu mới đây lại cho hay ‘chất béo được chuyển hóa’ chứa trong dầu thực vật là một trong những yếu tố chính gây ra bệnh tim. Nó làm gia tăng 2% hàm lượng calo chuyển hóa trong chất béo, làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tim sau mỗi lần sử dụng.
Có thể nói, theo ước tính ‘chất béo chuyển hóa’ phải chịu trách nhiệm cho hơn 100.000 ca tử vong.
Đây quả thật là một sự trớ trêu. Một sự lừa dối trắng trợn. Nhất là bên trong dầu thực vật có chứa một lượng khổng lồ omega-6, một loại axit béo thiết yếu đa chuỗi không bão hoà – vốn làm suy chức năng nội mô, gây tổn thương cho tim mạch và mạch máu sau khi được đưa vào cơ thể người.
Thậm chí một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng omega-6 có liên quan đến các hành vi bạo lực trong đó có giết người. Nguyên nhân chính là do não người có chứa 80% chất béo, phần lớn trong số chúng là omega-3 và omega-6. Trong khi đó hàm lượng omega-6 rất cao trong dầu thực vật có thể sẽ cạnh tranh với omega-3 tại não gây biến đổi chức năng.
Chưa kể trong nấu ăn, dầu thực vật khi được đun nóng sẽ nhanh chóng biến thành hợp chất oxy hóa, mà các hợp chất này lại rất độc hại nếu hít vào với lượng lớn sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi.
Ngoài ra, các chất oxy hoá từ dầu thực vật khi tích luỹ ở màng tế bào còn gây tổn thương đến protein và DNA. Theo nghiên cứu của Morton đăng trên Lancet từ năm 1971, đã theo dõi trong 8 năm gần đây cho thấy nhóm ăn dầu thực vật có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư gấp 2 lần.
Mỡ động vật có khả năng chữa được cả tá bệnh
Theo công bố mới đây của hãng tin BBC, mỡ heo đứng vị trí thứ 8 trong danh sách 100 loại thực phẩm bổ dưỡng nhất thế giới. Thực phẩm này được đánh giá rất giàu năng lượng và không hề thua kém các loại thực phẩm nổi tiếng giàu dưỡng chất khác như củ dền, cá hồi, quả óc chó…
Thậm chí người Trung Quốc cổ đại cũng thường sử dụng mỡ heo trong điều trị bệnh như làm sạch các mạch máu, trừ tam tiêu, thấp khí và điều trị bệnh lá lách và dạ dày. Trong cuốn Bản thảo cương mục của danh y nổi tiếng Lý Thời Trân có viết mỡ heo là một loại thuốc bổ rất tốt. Nó không gây nóng trong người, và có tác dụng thanh lọc cơ thể. Trong cuốn Trửu hậu bàng đề cập rằng mỡ heo có thể điều trị viêm gan. Còn danh y Dược Vương, Tôn Tư Mạc thì tin rằng mỡ heo có thể giúp làm lưu thông khí huyết, tan máu cục và chữa trị mất trí nhớ.
Ngoài ra, chất béo bão hòa có trong mỡ heo, cũng không phải gây hại như lời cảnh báo. Có thể thấy rất nhiều nguồn thực phẩm chính có chứa hàm lượng béo bão hòa cao như thịt, trứng, sữa, các loại hạt,…Điển hình trong sữa mẹ cũng có tỉ lệ béo bão hòa rất cao, có thể lên đến 54% nhưng chẳng ai dám nói đây là một “sai lầm” của tạo hóa được.
Mỡ heo cũng giàu lượng vitamin B, vitamin D và các khoáng chất tốt cho sức khỏe, thúc đẩy sự hấp thụ canxi của cơ thể. Mà trong đó lượng vitamin D có trong mỡ heo có tác dụng giúp cải thiện chức năng tim mạch, duy trì sức khỏe của phổi và hô hấp, tăng cường chức năng cơ bắp và giúp cơ thể phòng chống nhiễm trùng.
Trong mỡ heo cũng có nhiều cholesterol cần thiết cho cấu trúc tế bào, đặc biệt là tế bào thần kinh. Đồng thời nếu sử dụng ở mức độ vừa phải, axit béo no trong mỡ heo sẽ tăng cường mao mạch máu, bảo vệ hệ tuần hoàn và ngăn ngừa nguy cơ xuất huyết não.
Vì thế nếu chúng ta chỉ dùng dầu ăn mà không ăn mỡ, cơ thể bạn sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về mắt như giảm thị lực, thoái hóa giác mạc thậm chí là mù lòa; bệnh xương khớp như còi xương, loãng xương, dễ bị gãy xương, đau khớp; tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực, tắc nghẽn mạch…
Tổng hợp