Nếu một gia đình không thể tốt lên được, rất có thể là do nằm trong 5 nguyên nhân sau đây – chỉ cần có đúng một điều là dấu hiệu của sự suy vong đã xuất hiện.
Chúng ta thường nghe những câu chuyện về những gia đình có thế hệ này sang thế hệ khác vẫn giữ được sự khá giả, trong khi có những gia đình lại mỗi đời một kém hơn. Vậy tại sao lại có sự khác biệt như vậy? Thật ra, sự hưng thịnh hay suy vong của một gia đình không phải là không có dấu hiệu, mà đều tuân theo một quy luật nhất định. Nếu một gia đình không thể tốt lên được, rất có thể là do nằm trong 5 nguyên nhân sau đây – chỉ cần có đúng một điều là dấu hiệu của sự suy vong đã xuất hiện.
Người lớn chỉ biết lo cho bản thân
Một gia đình muốn thịnh vượng không bao giờ là do một thế hệ mà có được, mà là phải nhờ sự tiếp sức của nhiều thế hệ. Nếu người lớn trong nhà chỉ biết hưởng thụ không quan tâm đến việc giáo dục con cái, bản thân không học hỏi, cũng chẳng định hướng trưởng thành cho con, thì con cái buộc phải bắt đầu lại từ con số không.
Đi lại những con đường vòng mà cha mẹ đã từng đi qua. mà những người đó đến khi về già tay trắng không tích lũy gì lại quay sang dùng đạo hiếu để ràng buộc con cái, trách mắng chúng không có chí tiến thủ, thì kiểu gia đình này chỉ khiến cái nghèo kéo dài mãi không dứt. Ví dụ, có những gia đình cha mẹ chỉ biết đi chơi, ăn uống xa hoa mà không dành thời gian dạy dỗ con cái, khiến con cái chẳng có định hướng và phải bắt đầu lại từ con số không khi trưởng thành.
Người thân hại lẫn nhau
Có câu hợp tác cùng xây mãi không ngừng tiến, đấu đá lẫn nhau cùng nhau gục ngã. Gia đình là tế bào nhỏ nhất của xã hội chỉ khi chung sức đồng lòng mới có thể vững vàng lâu dài, còn nếu anh em trong nhà chỉ biết so đo, mỗi lần gặp nhau chỉ biết so bì, coi thường lẫn nhau thì năng lượng không được tích lũy nguồn lực bị phân tán, vậy thì gia đình đó cũng rất nhanh mà tan rã, chứ đừng nói gì đến việc phát triển gia tộc hưng thịnh. Ví dụ, có những anh em trong gia đình luôn ganh đua, không chịu giúp đỡ lẫn nhau, thậm chí còn cố ý gây khó khăn cho nhau, khiến nguồn lực bị phân tán và gia đình nhanh chóng tan rã.
Người nhà chỉ biết đòi hỏi
Trong từ điển của một gia đình nghèo, chỉ có ba chữ “chờ, dựa, xin”. Họ chỉ biết chờ đợi khi gặp khó khăn, không chủ động nghĩ cách giải quyết; lúc nhỏ thì dựa vào cha mẹ, kết hôn rồi lại dựa vào bạn đời, về già thì dựa vào con cái; lúc nào cũng nghĩ người khác nợ mình, không biết đủ và luôn thấy mình đúng. Ví dụ, có những gia đình con cái lớn rồi vẫn không chịu tự lập, cứ ỷ lại vào cha mẹ, hoặc về già lại đòi hỏi con cái phải nuôi dưỡng, không tự mình nỗ lực kiếm sống, không lường trước những biến cố sẽ gặp phải khi về già rồi trở thành gánh nặng cho con cái.
Không có quan niệm đúng về tiền bạc
Gia đình càng nghèo thì càng phải biết cách quản lý tiền. Tuy nhiên, nhiều gia đình lại mắc phải sai lầm khi luôn tiêu tiền sai chỗ – chỗ cần tiền thì không tiêu, chỗ không đáng tiêu thì lại hoang phí. Họ sống vì ánh mắt và miệng lưỡi thiên hạ, vừa nghèo vừa hư vinh, khó mà ngốc đầu lên được. Ví dụ, có những gia đình thà nhịn ăn nhịn mặc để mua những món đồ hiệu, nhưng lại không đầu tư vào việc học hành, đầu tư kinh doanh hay xây dựng nhà cửa, nên sự giàu có chỉ là bề mặt, không có gốc rễ, tương lai không bền vững.
Quá để tâm chuyện nhỏ nhặt
Một điểm chung nữa của các gia đình nghèo đó là mỗi thành viên trong gia đình ai cũng chỉ bận tâm đến chuyện vụn vặt, hôm nay đi ăn với nhau thì so đo ai trả tiền, mừng đám cưới thì sợ thiệt.
Ánh mắt lúc nào cũng chỉ chăm chăm vào mấy chuyện vặt vãnh vậy thì còn đâu thời gian mà có tinh thần để phát triển gia đình. Phải biết rằng cốt lõi đầu tiên của gia đình luôn là kinh tế nếu không ai trông nhà lo làm ăn, kiếm tiền thì gia đình ấy không bao giờ khá lên nổi.
Những lý do trên nghe thì đau lòng, nhưng đều rất thật và không thể không đề phòng. Hy vọng rằng sau khi đọc bài viết này, các gia đình sẽ nhận ra những sai lầm của mình, kịp thời sửa chữa và gìn giữ, sống mỗi ngày tốt đẹp hơn.
Trang Đào–Đời sống pháp luật