Năng lực đọc tâm thuật của ông khiến hai bậc thầy Einstein và Freud kinh ngạc; năng lực dự ngôn chuẩn xác của ông khiến Hitler treo thưởng 20 vạn DM (Mác Đức) cho cái đầu ông; và thuật thôi miên của ông khiến Stalin khiếp sợ. Ông là ai?
Xin chào các bạn và hoan nghênh các bạn đến khám phá những bí ẩn chưa được giải đáp cùng chúng tôi.
Trong số này, chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn đọc một nhân vật mang sắc thái thần bí. Năng lực đọc tâm thuật của ông khiến hai bậc thầy Einstein và Freud kinh ngạc; năng lực dự ngôn chuẩn xác của ông khiến Hitler treo thưởng 20 vạn DM (Mác Đức) cho cái đầu ông; và thuật thôi miên của ông khiến Stalin khiếp sợ. Ông được mệnh danh là đại sư công năng đặc dị, là “Nhân vật thần kỳ 1 thế giới” – Wolf Messing.
Messing thẳng thắn tự hỏi mình: “Tôi là ai – là một nhà giả tiên tri không có quốc gia? hay là một vị cứu thế chân chính?”; “Siêu năng lực của tôi đến từ đâu – đến từ Đấng Toàn Năng tối cao, hay là từ tà ác?” Nhiều năm sau khi bản thảo và nhật ký riêng của ông bị Ủy ban An ninh Nhà nước Liên Xô niêm phong, kinh qua Israel, Đức và Ba Lan, cuối cùng đã được tìm thấy ở Lưu trữ Trung ương của Liên bang Nga. Trên trang tiêu đề của cuốn nhật ký cá nhân đã được giải mật, Messing, lúc 21 tuổi, đã viết ngày ly thế của mình.
Chương Các, một nhà báo của chuyên mục Epoch Times, đã căn cứ trên các tác phẩm tự tuyển của Messing, biên soạn cuộc đời huyền thoại của Messing thành văn. Chúng tôi sẽ chia sẻ từng phần với các bạn trong một số số báo. Trong khi tìm hiểu những hiện tượng phi thường, chúng tôi đồng thời cũng truy tìm lại cuộc đời của Messing, những điều mà ông ấy đã từng trải qua, và những hy vọng của ông.
Người khổng lồ áo trắng bí ẩn
Khi đọc tiểu sử nhân vật, chúng ta thường thấy, một nhân vật thiên tài thường có những trải nghiệm lạ thường khi còn nhỏ, và Messing cũng không phải là ngoại lệ.
Messing sinh ra tại một ngôi làng Do Thái gần Warsaw ở Ba Lan vào ngày 10/9/1899. Cha mẹ ông đều là những tín đồ Do Thái kiền thành, và ngay cả trong hoàn cảnh nghèo khó, họ vẫn có thể tuân thủ nghiêm ngặt các luật lệnh của tôn giáo. Bầu không khí tín ngưỡng của gia đình khiến cậu bé Messing cũng trở nên đặc biệt kiền thành.
Messing theo học trường tiểu học Do Thái giáo năm 6 tuổi. Ông có một trí nhớ cực tốt, và rất giỏi trong việc đọc thuộc lòng những câu kinh dài. Tài năng độc đáo này đã thu hút sự chú ý của một giáo sĩ Do Thái, cũng là một nhân viên thần chức Do Thái giáo, quyết định gửi ông đến một học viện Thần học Do Thái để đào tạo ông trở thành một “giáo sĩ”. Đối với cha mẹ ông, những người Do Thái giáo kiền thành mà nói, đó đơn giản là đại hảo sự. Tuy nhiên, Messing không hề hào hứng với tư cách là một nhân viên thần chức tương lai được mặc áo choàng đen. Vì vậy, sau khi tốt nghiệp trường tôn giáo, ông đã từ chối đi học ở học viện Thần học. Về vấn đề này, Messing và gia đình đã phát sinh một cuộc tranh luận nảy lửa.
Ngay sau cuộc tranh luận, một điều kỳ lạ đã xảy ra.
Một ngày nọ, cha của Messing yêu cầu con đến cửa hàng để mua một bao thuốc lá. Khi đó mặt trời dần lặn, màn đêm buông xuống. Messing bước ra hành lang trong bóng tối. Đột nhiên, một người khổng lồ mặc áo choàng trắng xuất hiện trên cầu thang.
Trong hồi ký của mình, Messing cho biết: “Tôi nhìn thấy bộ râu lớn của ông ấy, khuôn mặt có gò má rộng, một đôi mắt sáng có thần sắc phi phàm … ‘Sứ giả’ của thiên thượng đã giơ đôi tay trong chiếc áo rộng lên trời”.
Vị “Sứ giả” nói với ông rằng: “Con của ta! Thiên tượng phái ta đi tìm con… báo trước tương lai của con, và con phải làm tròn bổn phận với Chúa…”
Âm thanh vang vọng như ầm ầm như sấm sét, vừa nghe xong, người thiếu niên chấn động thần kinh, sợ hãi ngã xuống đất ngất lịm. Khi tỉnh dậy, Messing thấy cha mẹ mình đang lớn tiếng đọc kinh cầu nguyện.
Khi đó Messing mới chín tuổi, còn ngơ ngác và thiếu hiểu biết. Đối với những sự tình siêu việt nhân thế, ông hoàn toàn không biết rõ. Sau khi trải qua sự tình linh dị này, cậu bé Messing không còn chống lại học viện Thần học, mà thuận theo sự sắp xếp của cha mẹ, đến một thành phố khác, và trở thành học sinh của một học viện Thần học Do Thái.
Tuy nhiên, thế sự không thể đoán trước được, hai năm sau, đúng vào lúc mọi người nghĩ rằng Messing sẽ trở thành một “giáo sĩ Do Thái giáo” (Rabbi), quỹ đạo cuộc đời của ông đã rẽ sang hướng khác.
Một lần, Messing đang ở trong phòng cầu nguyện và gặp một người đàn ông vô gia cư. Người này rất giống với “người khổng lồ áo trắng” ông từng thấy trước đây. Messing lại bị sốc nhưng lần này ông không ngất đi, mà trong tâm lý ông lại sản sinh sự hồ nghi sâu sắc đối với cha mẹ và tôn giáo của mình. Trong tâm lý khi còn trẻ, ông tự nghĩ rằng mình đến học viện Thần học để học vì bị một người đàn ông vô gia cư lừa. Ý nghĩ hồ nghi này, giống như một cơn lốc đen, đã kích động kịch liệt tâm trí ông.
Cuộc nổi loạn của cậu thiếu niên cuối cùng cũng nổ ra. Messing muốn chạy trốn và rời khỏi học viện Thần học. Để có “kinh phí” bỏ trốn, ông đã lấy trộm tiền do các tín đồ Do Thái quyên góp. Sau đó, ngồi một mình trong phòng cầu nguyện, tất nhiên không phải để cầu nguyện hay sám hối, mà là để đếm tiền. Sự tình này trong ký ức của ông là một trong số ít những điều tồi tệ mà ông đã làm. Cái “vốn liếng” này dường như đã khoét rỗng tâm hồn ông. Ông quyết định thoát ly khỏi hoàn cảnh.
Năng lực siêu nhiên lúc mới đầu, tờ giấy biến thành “vé xe”
Messing, người đang chạy trốn, lên tàu và trốn dưới băng ghế để tránh người soát vé kiểm tra. Mệt mỏi và buồn ngủ, ông nhanh chóng chìm vào giấc ngủ khi tàu hỏa lắc lư lăn bánh. Tuy nhiên, nỗi lo lớn nhất của ông vẫn ập đến. Bất chấp ánh đèn mờ trong toa tàu, người soát vé đã phát hiện ra ông và hỏi: “Vé của cậu đâu?”
Messing chộp lấy một mẩu báo vụn nhỏ trên mặt đất đưa cho người soát vé, trong lòng rất khao khát, cầu trời phù hộ và để người soát vé coi tờ giấy vụn đó như một tấm vé. Kết quả, người soát vé nhìn kỹ “tấm vé”, sau đó nghiêm túc đục một lỗ trên đó, biểu thị việc kiểm tra vé đã hoàn thành, sau đó trả lại tờ giấy vụn cho Messing. Người soát vé ngạc nhiên nhìn cậu bé gầy gò, tại sao dù đã có “vé”, cậu ta lại phải trốn dưới băng ghế? Mà vẫn còn ghế trống trong toa tàu! Người soát vé vui vẻ nói với Messing rằng tàu sẽ đến Berlin sau hai giờ nữa.
Đây là lần đầu tiên trong đời Messing triển hiện siêu năng lực đáng kinh ngạc, một trải nghiệm mà ông không bao giờ quên. Sau này, Messing trốn sang Liên Xô cũ và nhiều lần đề cập đến vấn đề này trong những dịp khác nhau. Trong thành trì của chủ nghĩa cộng sản, nơi tràn lan thuyết tiến hóa và thuyết vô thần, nhưng nhờ những ký lục của TV và sách báo, sự tình này đã trở thành một chuyện thú vị mà hầu như ai cũng biết.
Chuyến tàu đến Berlin này đã kết thúc thời thơ ấu của Messing. Trong mắt Messing, Berlin trước chiến tranh là một thành thị khổng lồ, đầy ắp tình người và ồn ào náo nhiệt.
Để giải quyết vấn đề cơm ăn áo mặc, Messing làm người đưa tin, gánh hàng lặt vặt, rửa bát, đánh giày… Đây là khoảng thời gian rất khó khăn trong cuộc đời ông. Vào thời điểm đó, vì thường xuyên bị đói, nên khi ăn một miếng bánh mì, ông cảm thấy đặc biệt có hương vị.
Sống lại từ cõi chết, Messing gặp Bole
Năm tháng sau khi đến Berlin, Messing gục xuống trên cầu vì đói. Mọi người không thể cảm nhận được mạch đập của ông, không thể nghe thấy nhịp tim của ông, cơ thể ông đã lạnh ngắt, cũng chính là, tất cả các dấu hiệu của sự sống đã biến mất. Mọi người nghĩ rằng Messing đã chết, liền gửi ông đến nhà xác.
Tuy nhiên, như người Trung Quốc cổ đại đã nói: “Tái ông thất mã, yên tri phi phúc”, ý tứ là, lúc bị mất ngựa mới biết đó có thể không phải là điều không may mắn. Trải nghiệm “chết đói” này khiến Messing may mắn gặp được tri kỷ trong đời – Giáo sư Abel (профессор Абель), một nhà tâm lý học và nhà thần kinh học lỗi lạc. Chuyện gì đang xảy ra vậy?
Hóa ra là sau khi Messing “chết” được 3 ngày, giáo sư Abel đã đến kiểm tra “di thể” của ông, nhưng bất ngờ phát hiện rằng mạch của ông vẫn đập yếu ớt và khó nắm bắt nên đã đánh thức ông dậy.
Nhiều năm sau, Messing hồi ức lại sự việc và nói, “Tôi nghĩ rằng tôi không chỉ nợ ông ấy sinh mệnh của tôi, mà còn cả khả năng phát hiện và triển hiện năng lực của tôi.” Lần đầu tiên, ông nghe thấy từ “nhà ngoại cảm” từ Giáo sư Abel.
Giáo sư Abel đã dạy Messing tin vào bản thân, tin vào sức mạnh và khuyến khích ông làm bất cứ điều gì ông muốn làm. Abel và giáo sư tâm thần học Schmidt đã huấn luyện Messing và tiến hành nhiều thực nghiệm. Dần dần, Messing học được cách phân ly chuẩn xác “thanh âm”, tức là tuyển chọn ra một “thanh âm” mà ông cần nghe từ rất nhiều suy nghĩ nảy sinh trong não mọi người.
Để kiểm tra xem kỹ năng đọc suy nghĩ của mình có chính xác hay không, Messing ra chợ ở Berlin và đi ngang qua các cửa hàng. Giống như một chiếc radio bắt sóng, ông lắng nghe giọng nói của những người chủ cửa hàng này. Ví dụ, một lần, Messing nghe thấy giọng nói của một người bán hàng. Messing nhìn vào mắt người kia và nói: “Đừng lo, con gái của anh sẽ không quên vắt sữa bò và cho lợn ăn. Tuy còn rất nhỏ nhưng nó rất kiên cường và thông minh…” Chủ tiệm sững sờ một lúc, sau đó kinh ngạc kêu lên một tiếng, Messing biết mình đã đọc đúng tâm thanh của vị chủ tiệm.
Trong hơn hai năm huấn luyện, giáo sư Abel còn dạy Messing dùng ý niệm để không chế chuyển di cơn đau. Ví dụ, khi dùng kim châm vào ngực và cổ, dùng ý niệm chuyển di cơn đau sang chỗ khác, điều này khiến bản thân Messing không còn cảm thấy đau đớn.
Năng lực thần kỳ “khống chế sinh tử”
Giáo sư Abel đã giới thiệu Messing với một người quản lý tên là Zimeister (Цельмейстер), và kể từ đó, ông bắt đầu sinh nhai bằng biểu diễn. Nhiệm vụ biểu diễn của Messing rất đơn giản, chính là nằm “giả chết” trong một chiếc quan tài pha lê lạnh giá. Ông đã có thể khống chế bản thân mình chìm vào trạng thái ngủ rất sâu, rất trầm và hoàn toàn bất động trong ba ngày. Messing mỗi tuần có ba ngày tự do trong biên duyên của sinh và tử. Chẳng bao lâu, ông đã có danh hiệu “Cậu bé thần kỳ”.
Với công việc lạnh lùng này, Messing có thể nhận được năm đồng Mác một ngày. Đối với một thiếu niên đã quen với cảnh chết đói, đây quả là một “của cải” đáng kể. Ông ấy không chỉ có thể sống tự lập mà còn có thể giúp đỡ bố mẹ. Vì vậy, ông đã gửi thư cho bố mẹ, kể cho họ nghe hiện trạng cuộc sống của mình.
Nói về năng lực thần kỳ mà Messing sở hữu, chẳng hạn như công năng tự hành không chế cơ năng của thân thể, bao gồm cả nhịp đập của tim và các cơ quan nội tạng, là điều khá phổ biến đối với các thiền sư yoga Ấn Độ. Theo cuốn sách “Thế giới huyền án toàn ký lục”, có một thiền sư yoga ở Madras Presidency, Ấn Độ, tên là Krishna Mahari, người tuyên bố có thể điều khiển nhịp đập của trái tim.
Năm 1935, bác sĩ tim mạch người Pháp Thales Boulos đã sử dụng máy điện tâm đồ cầm tay để tiến hành trắc nghiệm hiện trường. Sau khi vị thiền sư yoga nhập thiền, các chuyên gia bắt đầu trắc nghiệm, không cảm nhận được mạch cũng như không nghe thấy nhịp tim của mình và điện tâm đồ cho thấy một đường thẳng. Các thiết bị cho thấy tim của ông ấy đã ngừng đập, nhưng ông ấy vẫn sống.
Năm 1961, có ba vị thiền sư yoga tuyên bố có thể tự mình kiểm soát cơn ngừng tim. Các bác sĩ ở New Delhi đã tiến hành quan sát họ, và kết quả cho thấy rằng mạch, huyết áp và tiếng tim của thiền sư đã ngừng, và chỉ có điện tâm đồ cho thấy một đường cong bình thường.
Có một ví dụ thậm chí còn kỳ diệu hơn. Một thiền sư Yoga tên là Satyamurti ở Ấn Độ đã được “chôn cất” trong một cái hố kín trong 8 ngày với sự giám trắc của điện tâm đồ, và các loại các thực nghiệm khác nhau được tiến hành. Hai mươi chín giờ sau khi thiền sư vào hố, điện tâm đồ cho thấy một đường thẳng.
Đường thẳng này tiếp tục cho đến sáng ngày thứ tám, và tín hiệu tiếp tục hồi thăng nửa giờ trước khi hố được mở. Các nhà điều tra đã dự kiến các triệu chứng nhịp tim chậm và thiếu máu cục bộ cơ tim, trong quá trình thực nghiệm hoàn toàn không xuất hiện. Trong tám ngày mà vị thiền sư ở trong hố, ông ta ở trong trạng thái thiền rất sâu rất sâu, tức là các chức năng của cơ thể hoàn toàn tĩnh chỉ, tốc độ nhịp tim, đổi cũ thay mới của tế bào, sự trao đổi chất và tuần hoàn máu đều tỉnh chỉ lại, và các cơ năng của cơ thể vẫn có thể được duy trì.
Messing cũng đề cập trong tự truyện của mình rằng ông đã đến Ấn Độ để quan sát các thiền sư Yoga. Ông cho biết: “Tất nhiên, ở Ấn Độ, tôi không thể bỏ qua cơ hội được tận mắt chứng kiến nghệ thuật yoga. Khống chế thân thể chính mình, làm chủ nó, thông qua rèn luyện liên tục, kỹ năng phi phàm này thực sự khiến người ta chấn động. Điều tôi càng đặc biệt hứng thú là khi quan sát sự nhập tĩnh sâu độ, một trạng thái thiền định kéo dài hàng tuần. Tôi chưa bao giờ ở trong trạng thái này lâu như vậy.”
Từ miêu tả của ông mà xét, trong những năm 1920 và 1930, sau khi các thiền sư yoga nhập tĩnh vào sâu độ, các trường hợp khống chế các cơ năng của cơ thể không phải là trường hợp cá biệt. Messing trong tác phẩm của ông không đề cập đến việc trong đời ông có học tập nhập định tự thân hay không. Tuy nhiên, có thể tự đoán, ông từ năm 15 tuổi đã dựa vào “giả chết” để mưu sinh, cũng không lý giải được thuật yoga này.
Và những hiện tượng bất thường khác nhau của Messing đã dần thu hút sự chú ý của nhiều học giả và chuyên gia. Giới khoa học đã tiến hành hàng loạt thử nghiệm đối với Messing, trong đó nổi tiếng nhất là thực nghiệm thế kỷ 1915. Chuyện gì đã xảy ra thế? Chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn lần sau.
Theo “Bí ẩn chưa được giải đáp” của Epoch Times-Hương Thảo biên dịch