…Và cuộc sống cũng như công việc không có tiến triển, chúng ta than thở: “Sao đời tôi nó lại chán thế này?” Vì bạn đang lãng phí thời gian đấy! Hãy bắt đầu với việc học 7 bài học từ những nhà triết học nổi tiếng nhất trong lịch sử
Theo cách nào đó, chúng ta tin rằng năng suất đã trở thành điều quan trọng sau cuộc cách mạng công nghiệp. Chúng ta cho rằng, vì cuộc sống quá bận rộn, chúng ta cần tối ưu hóa thời gian của mình – đặc biệt là trong thế kỉ 21.
Điều đó không đúng. Năng suất đã là một chủ đề bàn luận từ khi triết học phương Tây và phương Đông cổ đại được hình thành. Nó là một chủ đề phổ biến. Tôi tin việc sử dụng thời gian hữu ích hơn là bản năng của chúng ta.
Vì đó là ý nghĩa của năng suất. Sâu xa hơn nữa, chúng ta đều nhận ra thời gian của chúng ta có hạn. Bạn và tôi đều biết chúng ta sẽ không trẻ lại. Thời gian cứ trôi. Nó không vì ai mà dừng lại cả. Chúng ta cần tận dụng nó. Nhưng, nếu không có một kế hoạch tạo năng suất rõ ràng, chúng ta lãng phí thời gian như nó là vô hạn vậy.
Chúng ta dành hàng giờ ngồi xem những chương trình TV và phim ảnh vô nghĩa. Chúng ta phí quá nhiều thời gian dạo trên mạng xã hội xem cuộc sống của những người mà chúng ta thậm chí chẳng quan tâm.
Và cuộc sống cũng như công việc không có tiến triển, chúng ta than thở: “Sao đời tôi nó chán và tôi lại thấy trống rỗng thế này?” Vì bạn đang lãng phí thời gian đấy! Đó là lý do đấy!
Đã đến lúc nói “KHÔNG” với việc lãng phí thời gian cho những thứ vô dụng không cho bạn được cái gì ngoài sự vui vẻ trong chốc lát. Đến lúc nói “CÓ” với một cuộc sống năng suất sẽ mang đến cho bạn sức khỏe, sự giàu có và nhiều sự thỏa mãn hơn.
Hãy bắt đầu với việc học 7 bài học năng suất sau đây từ những nhà triết học nổi tiếng nhất trong lịch sử. Những bài học này đã giúp tôi rất nhiều, và tôi mong chúng cũng giúp cho bạn nữa.
- Đừng cố gắng làm thêm việc
“Hãy cẩn thận với sự khô khan của một cuộc sống bận rộn.” – Socrates
Còn ai khác ngoài Socrates có thể cho lời khuyên thế này? Người tạo ra nền triết học phương Tây nhận ra rất dễ để lấp đầy cuộc sống của bạn với những việc vô nghĩa.
Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu ta làm vậy? Sự bận rộn dẫn đến sự thiếu năng suất. Bạn làm nhiều thứ một cách tầm thường. Thay vào đó, tập trung năng lượng và thời gian cho một vài việc quan trọng.
Đừng ôm đồm nhiều việc và nhận lấy nhiều trách nhiệm. Bạn muốn đạt nhiều thành quả hơn trong cuộc sống nhưng không có nghĩa là bạn phải ôm đồm nhiều việc hơn.
Vì vậy, bài học về năng suất là phải hiểu bạn không phải làm nhiều hơn mà là bạn làm cùng một lượng công việc nhưng trong thời gian ngắn hơn. Chúng ta sẽ đến phần LÀM THẾ NÀO để thực hiện sau.
- Hoàn thành 3-4 việc quan trọng mỗi ngày
“Thà chỉ làm một chút nhưng hoàn thành còn hơn làm nhiều điều mà lại dang dở.” – Plato
Thời gian là một khái niệm nghịch lý. Cuộc đời thì dài nhưng thời gian của chúng ta thì lại ngắn. Chúng ta có thể đạt được nhiều thứ trong đời. Chúng ta có thể đạt được từng chút một mỗi ngày.
Một khi bạn nhận ra được điều đó, bạn sẽ không cố làm điều phi thường trong một ngày bình thường nữa. Tiến triển từng chút mỗi ngày bằng cách đặt ra 3-4 nhiệm vụ quan trọng sẽ góp phần vào điều bạn muốn đạt được trong cuộc sống.
Nếu bạn không có mục tiêu rõ ràng cho cuộc sống của mình thì đó cũng không phải là điều tuyệt vọng. Hãy nhắm đến những điều bình thường như cải thiện bản thân, niềm vui và có những mối quan hệ tốt đẹp. Trở thành bạn tuyệt vời nhất.
Nhưng hãy biết rằng thời gian của bạn không nhiều – chỉ nên đặt ra 3-4 việc mà bạn muốn hoàn thành thôi.
- Tận hưởng công việc
“Niềm vui khi làm việc khiến công việc trở nên hoàn hảo.” – Aristotle
Hãy đặt ra mục tiêu nhưng đừng để bản thân bị mù quáng bởi mục tiêu đó. Thay vào đó, hãy đặt sự chú ý vào công việc ấy.
Mơ mộng về tất cả những thứ bạn muốn có trong tương lai thì dễ, nhưng nó đặt chúng ta vào tư duy sai lệch. Chúng ta bỏ qua sự thỏa mãn ở thực tại vì tương lai. Cho dù hôm nay bạn làm việc chăm chỉ thế nào, bạn không bao giờ cảm thấy đã đủ.
Cuối cùng bạn lại oán trách bản thân. Thay vào đó, tận hưởng công việc của bạn. Tự hào về nó. Điều đó không chỉ cho bạn kết quả tốt hơn, nó còn làm bạn cảm thấy trọn vẹn.
- Loại bỏ những phiền nhiễu
“Nếu bạn tìm kiếm sự yên ổn, hãy làm ít hơn. Hoặc làm điều quan trọng. Làm ít hơn nhưng chất lượng hơn. Vì phần lớn những điều ta nói hoặc làm đều không quan trọng. Bạn có thể loại bỏ chúng, bạn sẽ thấy yên ổn hơn.” – Marcus Aurelius
Sự loại bỏ là chiến lược chủ chốt cho tất cả những ai làm việc có năng suất. Bạn không chỉ nên loại bỏ những việc không cần thiết, mà là mọi thứ khiến bạn phân tâm.
Loại bỏ càng nhiều, bạn càng trở nên tập trung và yên ổn hơn. Hãy xem bản thân là nhà điêu khắc. Bạn được đưa cho một hòn đá thật lớn. Nhiệm vụ của bạn là bỏ đi những chỗ không cần thiết cho đến khi nó trở thành một tác phẩm nghệ thuật.
Mạng xã hội vấy bẩn tâm hồn bạn? Bỏ nó đi. Có những người khiến bạn đau khổ và gặp chuyện? Hãy loại bỏ họ khỏi cuộc sống của bạn. Tiếp tục loại bỏ mọi thứ khác gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự tỉnh táo và năng suất của bạn.
- Kiềm chế cái tôi của bản thân
“Đừng đổ lỗi hay tự cao về bản thân.” – Plutarch
Nhà sinh học nổi tiếng người La Mã Plutarch nhận ra rằng, cái tôi thích được ca tụng, nhưng cũng hay đổ lỗi. Thực tế, cái tôi của bạn thích mọi hình thức chú ý.
Đừng bao giờ thỏa mãn cái tôi của bản thân. Điều bạn cần làm đó là phải nhớ rằng trong mình có một cái tôi. Phần lớn mọi người sống mà không biết cái tôi của bản thân đang gây ảnh hưởng đến công việc của họ.
Khi bạn quá mức đổ lỗi cho bản thân về những sai lầm đã xảy ra, bạn sẽ chán ghét bản thân và cuối cùng là cả những người khác nữa. Và khi bạn làm điều ngược lại, bạn sẽ yêu bản thân theo cách không tốt. Điều đó còn được gọi là tự kiêu.
Nhưng khi bạn lạm dụng nó, bạn sẽ hy sinh chất lượng công việc của bạn. Do đó, đừng đổ lỗi hay ca tụng bản thân. Thay vào đó, ăn mừng vì quá trình chứ không phải kết quả.
- Dựa vào một hệ thống
“Điều tuyệt vời đến từ những việc nhỏ.” – Lao Tzu
Dù chúng ta có nhận ra hay không, mọi thứ chúng ta làm đều là một phần của một hệ thống. Điều đầu tiên bạn làm sau thức dậy, điều bạn làm khi bắt đầu làm việc, bạn làm việc bạn nhiêu, bạn làm ở đâu, bạn ăn gì, bạn có tập thể hình không, và nhiều thứ nữa.
Tất cả những hành động nhỏ hợp lại, tạo thành hệ thống cho cuộc sống của bạn. Và nó đem đến kết quả lớn trong cuộc sống: Hạnh phúc hơn, thỏa mãn, và khỏe mạnh hơn, giàu có – tất cả đều là kết quả của hệ thống đó.
Nếu bạn không có một hệ thống cho sự năng suất, hãy tạo ra nó. Như Lao Tzu nói, nghĩ đến những hành động nhỏ. Như mọi thứ trong đời bạn, những thứ nhỏ nhặt dẫn đến những thứ to lớn. Lựa chọn điều to lớn gì mà bạn sẽ nhận được là tùy thuộc vào bạn.
Bạn sẽ nhận được những kết quả tốt hay xấu? Điều sau cần bạn lãng phí thời gian, điều trước yêu cầu hành động hiệu quả – mỗi ngày.
Vì sao con nhà danh giá thường học tiếng Anh và nghệ thuật, con nhà thường dân lại học công nghệ và kinh tế?
- Tiếp tục tiến về phía trước
“Bạn đi chậm thế nào không quan trọng, chỉ cần bạn không dừng lại.” – Confucius
Một ngày làm việc không năng suất có thể phá huỷ động lực của bạn. Và có thể khiến bạn lùi lại hàng tháng. Đừng bao giờ đánh giá thấp việc sống một cuộc sống năng suất khó thế nào.
Và hãy biết rằng phần lớn những người xung quanh không hiểu bạn đâu. “Thêm ly nữa thì đau thế nào chứ?” À thì, NHIỀU ĐẤY. Kể cả khi đang nghỉ ngơi, hãy làm gì đó dù nhỏ thôi đem bạn gần với mục tiêu của bạn hơn. Đọc một cuốn sách, đến phòng tập, viết nhật kí.
Cho dù nỗ lực của bạn có nhỏ thế nào, hãy tiếp tục tiến bước và đừng dừng lại vì bất kì điều gì.
Theo Nhịp Sống Kinh Tế