Khởi nghiệp online với nhà bán nhỏ là một hành trình đầy thách thức, từ xây dựng định hướng ban đầu, cân đối ngân sách đến xác định nhu cầu người tiêu dùng. Để vượt qua, nghiên cứu thị trường và ra quyết định dựa trên dữ liệu là chìa khóa giúp doanh nghiệp thành công trong môi trường cạnh tranh khốc liệt.
Thách thức cho nhà bán nhỏ khi khởi nghiệp online
Khi bắt tay vào kinh doanh trực tuyến, nhiều nhà bán nhỏ thường cho rằng chỉ cần thiết lập một cửa hàng online là đủ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nếu thiếu sự chuẩn bị kỹ lưỡng, các doanh nghiệp nhỏ có thể dễ dàng bị đánh bại ngay từ những bước đầu tiên bởi những khó khăn không lường trước được.
Không biết bắt đầu từ đâu: Việc khởi đầu một công việc online có thể giống như bước vào một mê cung mà không có bản đồ, dễ khiến nhiều nhà bán nhỏ cảm thấy lạc lối. Họ thường bối rối trước hàng loạt lựa chọn, ví dụ như xác định đúng nền tảng để bán hàng, tối ưu danh mục sản phẩm (lựa chọn sản phẩm phễu, sản phẩm combo, sản phẩm quà tặng,…), tìm kiếm thị trường ngách để tránh cạnh tranh với nhà bán lâu đời,… Sự thiếu thông tin cần thiết ngay từ đầu dễ dàng dẫn đến những quyết định sai lầm, làm giảm khả năng thành công của doanh nghiệp.
Chi phí cao: Chi phí là một trong những rào cản lớn nhất đối với các nhà bán nhỏ. Không chỉ gói gọn trong phí vận hành do các sàn đưa ra, mà còn bao gồm các chi phí liên quan đến nghiên cứu thị trường, marketing, vận chuyển và dịch vụ khách hàng. Đối với nhiều doanh nghiệp, việc đầu tư vào những hoạt động này là một gánh nặng tài chính lớn. Theo World Economic Forum, 67% doanh nghiệp nhỏ toàn cầu đang gặp khó khăn tài chính, khiến họ không thể đầu tư đầy đủ vào nghiên cứu thị trường và các hoạt động cần thiết khác, dẫn đến khả năng cạnh tranh bị suy giảm.
Thiếu kiến thức về thị trường: Thấu hiểu sâu sắc thị trường là yếu tố quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp, đặc biệt trong thương mại điện tử. Tuy nhiên, nhiều nhà bán nhỏ đã bỏ bước quan trọng này và cay đắng rời khỏi thị trường chỉ sau vài tuần. Không hiểu rõ hành vi tiêu dùng, xu hướng và động thái của đối thủ, chắc chắn chiến lược kinh doanh sẽ chỉ được xây dựng trên cảm tính và thiếu hiệu quả.
Để vượt qua những thách thức này, việc xây dựng chiến lược dựa trên nghiên cứu thị trường và quyết định dựa trên dữ liệu là điều cốt lõi. Những yếu tố này vừa giúp doanh nghiệp nhỏ tránh sai lầm vừa tối ưu hóa cơ hội thành công trong kinh doanh.
Nghiên cứu thị trường và Data-driven trong kinh doanh hiện đại
Thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt, với sự xuất hiện liên tục của các doanh nghiệp và sản phẩm mới. Trong bối cảnh đó, nắm bắt thông tin thị trường, hiểu rõ hành vi khách hàng giúp nhà bán tạo ra các chiến lược tiếp cận hiệu quả, tăng khả năng chiếm lĩnh thị phần.
Ví dụ trong ngành hàng “Nhà cửa – Đời sống”, việc cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn luôn là thách thức đối với các cửa hàng nhỏ lẻ. Anh Phạm Bảo Trung – Cố vấn Giải pháp tăng trưởng Khách hàng của Nền tảng phân tích dữ liệu eCommerce Metric chia sẻ về 1 case study của doanh nghiệp trong ngành hàng này.
Một cửa hàng chuyên kinh doanh các sản phẩm trang trí nội thất tại Hà Nội đã từng đã từng có bước đi sai lầm khi bắt đầu chuyển dịch online. Ban đầu, họ nhập về những sản phẩm mà chủ cửa hàng tin rằng sẽ thu hút khách hàng, dựa trên sở thích cá nhân và xu hướng mà họ tự quan sát được. Tuy nhiên, thực tế lại khác xa với kỳ vọng. Doanh số bán hàng trì trệ, hàng tồn kho ngày càng tăng, và chi phí vận hành bắt đầu gây áp lực nặng nề.
Nhận thấy không thể tiếp tục kinh doanh theo cảm tính, chủ cửa hàng quyết định đầu tư vào nghiên cứu thị trường bằng cách sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu. Họ phát hiện ra rằng khách hàng trong phân khúc “Nhà cửa – Đời sống” có xu hướng ưa chuộng các sản phẩm trang trí nội thất có thiết kế đơn giản, đa năng và giá cả phải chăng. Ngoài ra, dữ liệu còn cho thấy rằng nhu cầu mua sắm các sản phẩm này thường tăng mạnh vào những dịp lễ như Tết Nguyên Đán hoặc dịp khuyến mãi lớn vào cuối năm, thời điểm mà mọi người có nhu cầu tân trang nhà cửa.
Không chỉ dừng lại ở việc hiểu rõ hơn về sở thích và hành vi mua sắm của người tiêu dùng, chủ cửa hàng còn phân tích các đối thủ cạnh tranh lớn trên thị trường. Họ nhận thấy rằng các thương hiệu lớn thường sử dụng các chiến lược giảm giá mạnh vào lúc cao điểm, bán theo combo và đầu tư nhiều vào campaign trên sàn. Từ những thông tin này, cửa hàng đã điều chỉnh chiến lược kinh doanh của mình: nhập về các sản phẩm có mức giá phù hợp hơn, đa dạng hóa danh mục sản phẩm và tập trung marketing vào đúng thời điểm.
Ngoài ra, cửa hàng cũng bắt đầu triển khai các chương trình khuyến mãi nhỏ lẻ nhưng liên tục trong suốt cả năm để giữ chân khách hàng và tạo sự khác biệt so với các đối thủ lớn. Kết quả từ những thay đổi dựa trên phân tích dữ liệu là vô cùng tích cực. Doanh số bán hàng tăng trưởng mạnh mẽ, lượng hàng tồn kho giảm đáng kể, và chi phí vận hành được tối ưu hóa. Cửa hàng không chỉ thoát khỏi tình trạng khó khăn mà còn dần khẳng định được vị thế của mình trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt như “Nhà cửa – Đời sống”.
Nghiên cứu thị trường và ra quyết định dựa trên dữ liệu không còn là yếu tố phụ trợ mà đã trở thành nền tảng cho sự thành công trong kinh doanh hiện đại. Đối với các doanh nghiệp nhỏ, đầu tư vào các công cụ hỗ trợ ra quyết định dựa trên dữ liệu sẽ giúp họ vượt qua thách thức và mở rộng cơ hội phát triển bền vững. Một trong những công cụ hỗ trợ hiệu quả mà các doanh nghiệp nhỏ có thể cân nhắc là eReport, giúp tối ưu hóa nghiên cứu thị trường với chi phí hợp lý và khả năng truy cập thông tin nhanh chóng, chính xác.
eReport sở hữu hơn 1.000.000 báo cáo thị trường sàn eCommerce sử dụng nguồn cơ sở dữ liệu Big Data ứng dụng AI của Metric, được thiết kế dành riêng cho cá nhân, nhà bán và doanh nghiệp nhỏ. Chỉ mất 5 giây nhấp chuột để nắm được tổng quan tình hình thị trường, giúp việc đưa ra quyết định kinh doanh chính xác và nhanh hơn 5 lần.
Ánh Dương–Tổ Quốc