Ở nơi làm việc, hầu hết các nhân viên đều không dám từ chối lãnh đạo, bất kể là sếp có giao cho mình công việc gì. Dù có một vài người rất muốn từ chối nhưng họ cũng không biết nói sao cho phải phép.
Dẫu vậy, có một vài việc, nhất định phải học cách nói không với lãnh đạo, đặc biệt là 3 chuyện sau. Hãy ngay lập tức nói không, có vậy bạn mới có được sự tín nhiệm của sếp.
- Nhận ra sai sót trong phạm vi công việc của mình
Lãnh đạo khi bỏ tiền ra thuê nhân viên, nghĩa là đang bỏ tiền ra thuê thời gian của họ, muốn họ làm việc cho mình, như vậy, bản thân có thể tiết kiệm được thời gian đi làm những việc quan trọng hơn. Lãnh đạo khi giao việc cho nhân viên, tất nhiên hi vọng nhân viên làm tốt, thậm chí còn muốn tốt hơn cả mình, vì vậy lúc này, mọi người chỉ cần làm tốt nhiệm vụ của mình là được.
Trong quá trình làm việc, khi giao việc cho nhân viên, lãnh đạo có sự sai sót, vậy thì hãy tự tin mà từ chối công việc này, bởi lẽ đôi khi, vì để kiểm tra năng lực của nhân viên mà lãnh đạo cố ý sai sót, xem xem nhân viên có dám từ chối hay không. Nếu lãnh đạo nói ra sao bạn cũng nghe, không có chủ kiến riêng dù biết sai mười mươi, những kiểu nhân viên như vậy nhất định không thể được lãnh đạo trọng dụng.
Vì vậy, thân là một nhân viên, cố gắng hết sức hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, khi lãnh đạo có sự sai sót, bất kể là vô tình hay cố ý, hãy dám từ chối và phản biện lại, có như vậy mới mong được lãnh đạo tin tưởng.
2. Mới vào công ty, khi từ chối lãnh đạo, hãy cẩn thận
Khi mới tốt nghiệp ra trường, ai cũng như một tờ giấy trắng không thể bàn về năng lực công việc với người khác, vì vậy, việc đầu tiên cần làm đó là rèn luyện, học hỏi và nâng cao năng lực cá nhân, tích lũy đủ cho mình kinh nghiệm. Khi cả năng lực và kinh nghiệm đã tích đủ đến một trình độ nào đó, lúc này chúng ta mới có đủ “vốn” để nói lời từ chối với lãnh đạo.
L, một bạn học của tôi, khi mới vào công ty, vì chưa có chút kinh nghiệm gì nên ngay cả khi cảm thấy yếu cầu của lãnh đạo không hợp lý cho lắm, cậu ấy cũng không dám từ chối. Lâu dần, khi đã làm việc trong công ty một thời gian đủ dài, cảm thấy mình đã có bản lĩnh, mỗi khi nhận thấy yêu cầu của lãnh đạo có vấn đề, cậu ấy ngay lập tức nói không, đồng thời chỉ ra những bất cập trong đó.
Chính nhờ vậy mà hiệu suất công việc của cậu ấy ngày càng được nâng cao, lãnh đạo cũng ngày càng xem trọng cậu hơn.
Vì vậy, khi mới vào công ty, đừng vội “thể hiện”, vội vã từ chối lãnh đạo, thay vào đó hãy chuyên tâm học hỏi và rèn luyện năng lực nhiều hơn.
3. Khi đã có đủ bản lĩnh, xem xét tới lợi ích và tổn thất cá nhân, có thể từ chối
Có một câu chuyện rất nổi tiếng ở Trung Quốc. Trương Tiểu Long là một nhà phát triển phần mềm cho Tencent (công ty nổi tiếng, sở hữu ứng dụng trò chuyện Wechat với hơn 1 tỷ người dùng), nhà của Trương Tiểu Long ở Quảng Châu, còn công ty tổng của Tencent lại ở Thâm Quyến, vì Trương Tiểu Long không thích đi họp, cũng không thích những chỗ ồn ào, vì vậy Trương Tiểu Long thường dùng lý do là không ngủ dậy kịp để từ chối các cuộc họp, nhưng vì chủ tích Mã Hóa Đằng rất trọng dụng nhân tài nên ông đặc biệt cho thư kí đi gọi Trương Tiểu Long dậy.
Sau này, Trương Tiểu Long lại dùng cái cớ khác, nói vì tắc đường mà không kịp giờ họp, Mã Hóa Đằng lại đặc biệt sắp xếp xe chuyên dùng đến đón Trương Tiểu Long vào mỗi tuần. Trương Tiểu Long vì không tìm được lý do nào nữa nên đành miễn cưỡng đi tham gia các cuộc họp của công ty.
Trên thực tế, Trương Tiểu Long dám “giở trò” ra với lãnh đạo như vậy là bởi bản thân anh là một nhân tài hiếm có, căn bản là không có ai có thể thay thế được, anh Trương Tiểu Long mới có đủ bản lĩnh để từ chối lãnh đạo.
Nói tới đây có lẽ bạn cũng đã hiểu, chỉ khi bạn có đủ bản lĩnh , khi mà không ai có thể thay thế bạn, bạn có thể từ chối lãnh đạo thế nào thì tùy, dẫu sao thì bạn giỏi bạn có quyền, lãnh đạo không những không trách bạn mà ngược lại còn phải nghĩ cách làm sao để “dỗ dành” bạn. Vì vậy, muốn được tự do trong bảo vệ lợi ích và tổn thất cá nhân, trước tiên hãy rèn cho mình có đủ bản lĩnh.
Alexx