Những người đứng yên và chỉ biết ước mơ thì sẽ bị cái nghèo khống chế.
Có một người bán đậu phụ muốn đổi nghề vì không kiếm được tiền.
Mỗi đêm, anh ta đều lập ra nhiều kế hoạch khác nhau cho tương lai. Chẳng hạn, anh sẽ coi bán đậu phụ là nghề phụ, sau đó mua một con lừa và chuyển sang bán muối. Khi kiếm được nhiều tiền hơn, anh ta sẽ mua thêm lừa và thành lập đội vận chuyển
Nhưng rồi anh ta lại nghĩ, nếu con lừa không sống nổi thì sao? Chẳng may việc kinh doanh hay vận chuyển không tốt thì cả nhà sẽ sống thế nào?
Đêm nào anh cũng nghĩ đi nghĩ lại về cơ hội kiếm tiền. Nhưng sáng hôm sau khi thức dậy, anh vẫn ngồi bán đậu phụ.
Cuối cùng, anh dành cả đời để bán đậu phụ. Cuộc đời anh không thay đổi và anh vẫn luôn sống trong cảnh nghèo khó.
Tôi chợt nhớ đến câu nói của nhà văn Lương Tỉnh: “Luôn mong đợi nhưng không bao giờ hành động là một căn bệnh mãn tính mà hầu hết người nghèo đều không thể chữa khỏi”.
Kế hoạch dù có được lên kỹ lưỡng đến đâu cũng sẽ trở thành vô ích nếu như bạn không thực hiện được. Ước mơ làm giàu có đẹp đẽ đến mấy thì cũng chỉ là viển vông nếu bạn không chịu hành động.
Lý do một người không thể giàu có là vì anh ta nghĩ quá nhiều và làm quá ít.
01
Tôi từng đọc một câu chuyện trong cuốn sách Đừng làm nô lệ cho đồng tiền của tác giả Mã Ngân Xuân.
Một cặp anh em cùng lúc nhìn thấy cơ hội kinh doanh giày và quyết định thành lập một xưởng sản xuất.
Người anh lập tức đi thuê ngay thợ, mua máy móc và chưa đầy 1 tháng sau thì đã có sản phẩm bày bán trên thị trường. Còn người em thì lưỡng lự với những nỗi lo lắng của riêng anh ta: “Hiện nay có nhiều xưởng giày như thế, làm sao để mình cạnh tranh được với người khác?”, “Nếu thất bại, mình phải bổ sung chỗ vốn thua lỗ thế nào”.
Cuối cùng công việc kinh doanh của người anh ngày càng phát triển, còn em trai cứ đứng yên tại chỗ.
Trên thực tế, hiện nay có rất nhiều người như cậu em trai. Trước mắt có nhiều cơ hội nhưng họ mãi do dự, suy nghĩ quá nhiều, bận tâm người khác nghĩ gì về mình, lo lắng về thất bại và sợ rủi ro…
Kết quả là người ta có câu: Đêm nghĩ ngàn cách nhưng ngày mai vẫn đi con đường đầu tiên.
Dù bạn có bao nhiêu ý tưởng nhưng nếu không biến chúng thành hành động thì suy nghĩ nhiều cũng bằng không.
Nhà văn Lý Tiểu Ý từng kể về điều khiến cô hối hận nhất trong đời. Ở tuổi 24, khi còn là một phóng viên, cô đã tham dự một hội nghị trong ngành.
Một headhunter đến và hỏi liệu cô có muốn làm thư ký cho tổng giám đốc của một công ty nổi tiếng hay không. Lý Tiểu Ý, trong đầu nghĩ đi nghĩ lại nhiều viễn cảnh. Cô thấy mình không đủ cao để đảm nhận công việc này, ngoại ngữ không đủ tốt, tính cách không phù hợp, trình độ chuyên môn không cao…
Càng nghĩ về chúng, cô càng nghi ngờ chính mình.
Vị headhunter nhìn cô gái ở độ tuổi đôi mươi và bày tỏ với Lý Tiểu Ý: “Tại sao bạn phải suy nghĩ nhiều như thế nào? Bạn nên hiểu rằng, với đề nghị này, tôi không có khả năng để mời bạn lại 3-4 lần”.
Cuối cùng, Lý Tiểu Ý vẫn chọn không đến công ty đó làm việc và bỏ lỡ cơ hội lớn trong đời.
Suy nghĩ quá nhiều không chỉ tiêu tốn thời gian, sức lực mà còn phá hủy sự quyết tâm và ý chí làm việc của bạn.
Sức lôi kéo tinh thần là kẻ thù lớn nhất của bạn trong cuộc sống và công việc.
Khi rơi vào tình trạng vướng mắc, do dự, bạn chỉ có thể để cơ hội vuột mất và đẩy chúng ngày một xa hơn.
02
Trong cuốn sách Tuổi 30 không giới hạn, nhà văn Phạm Hải Đào nói về trải nghiệm của bản thân. Ở tuổi 30, cô đang làm việc tại một công ty nhỏ với mức lương ít ỏi. Để thay đổi cuộc sống, cô dự định đi du học và hoàn thiện bản thân hơn nữa.
Kể từ khi nghĩ ra kế hoạch này, đầu óc cô tràn ngập những suy nghĩ và ý tưởng: “Việc từ bỏ công việc hiện tại có thực sự đáng giá không?”, “Du học ở tuổi 30 có muộn?”, “Mẹ sức khoẻ không tốt, nếu một mình đi nơi như xa như vậy thì có thích hợp?”,…
Sau đó, cô hỏi ý kiến cố vấn học tập thời đại học của mình, vị này nói với cô rằng nếu cô đã nghĩ về điều đó 10.000 thì tốt hơn nên thử 1 lần, ít nhất cô sẽ không hối hận.
Thế là Phạm Hải Đào quyết định làm ngay. Cô tìm đến sách vở và bắt đầu ôn luyện.
Cuối cùng, cô đã vượt qua kỳ thi GRE, vào Đại học Columbia và nhận bằng Thạc sĩ. Sau khi trở về Trung Quốc, cô thành lập một studio, xuất bản một loạt sách tiểu sử và trở thành tác giả có sách bán chạy nhất.
Phạm Hải Đào cho biết, đến giờ người mà cô biết ơn nhất chính là bản thân, người đã dũng cảm theo đuổi lý tưởng.
Quá trình trở nên giàu có của một người thực chất là hành trình loại bỏ mọi suy nghĩ xao lãng và đưa các ý tưởng vào thực tế.
Cuộc sống thường như thế này: Khi do dự, bạn chỉ cảm thấy có chông gai. Nhưng khi bước đi, bạn sẽ thấy con đường và mọi việc đều suôn sẻ.
Trên con đường đi đến sự giàu có, không bao giờ có kế hoạch toàn diện nhất hay thời điểm hoàn hảo nhất.
Hành động là chìa khóa mở cánh cửa dẫn tới sự giàu có. Hãy hành động trước, và tương lai bạn mong muốn sẽ đến với bạn.
03
Tạp chí Fortune (Mỹ) đã từng tiến hành một nghiên cứu. Họ khảo sát 500 công ty hàng đầu, phân tích quá trình phát triển và tăng trưởng, đồng thời tóm tắt lý do thành công của doanh nghiệp. Cuối cùng, nhóm nghiên cứu đi đến kết luận: Sự thành công của một doanh nghiệp nằm ở 5% ở chiến lược và 95% ở việc thực hiện.
Điều này không chỉ đúng với doanh nghiệp mà còn ở cá nhân.
Sự giàu có có xu hướng ưu ái những người làm theo lời họ nói và tập trung vào hành động.
Elon Musk từng nói: “Một ý tưởng dù có xuất sắc đến mấy, nếu đặt vào quy mô hàng tỷ người trên thế giới, sẽ có hàng chục nghìn người có thể nghĩ ra nó. Chỉ khi bạn nghĩ ra và lập tức thực hiện nó, bạn mới có thể vượt lên dẫn trước.”
Bất cứ điều gì luôn ở trong tâm trí bạn sẽ không bao giờ thành hiện thực. Học cách thay thế “để tôi nghĩ lại đã” bằng “tôi sẽ làm ngay”, hành động trước rồi mới tiến hành cải thiện là logic cơ bản để một người trở nên giàu có.
Bạn càng ít đắn đo trước khi hành động thì bạn càng có thể tiến gần hơn đến cuộc sống mà bạn mong muốn.
Những người đứng yên và chỉ biết ước mơ thì sẽ bị cái nghèo khống chế. Nếu họ thực sự muốn thay đổi cuộc sống thì chỉ có thể bắt tay thực hiện chúng.
Chỉ khi suy nghĩ ít hơn, cố gắng nhiều hơn và liên tục hành động, bạn mới có thể dùng chính đôi tay của mình để mở ra cánh cửa dẫn đến sự tương lai.
Theo Nguyệt-Theo Phụ nữ mới