Đến cả nhà sáng lập Masayoshi Son của Softbank cũng theo học vị doanh nhân vĩ đại này.
Khi cuộc khủng hoảng người kế nhiệm diễn ra tại công ty Nidec – một nhà cung cấp cho Apple. Shigenobu Nagamori, nhà sáng lập 78 tuổi có một tiếc nuối lớn.
Trong thập kỷ vừa qua, ông đã “săn lùng” hàng loạt lãnh đạo cấp cao từ nhà sản xuất ô tô Nissan và nhà sản xuất đồ điện tử Sharp về Nidec để đào tạo thành người kế nhiệm tiềm năng. Nhưng không người nào đến từ bên ngoài đáp ứng được kỳ vọng cao của ông. Thay vào đó, họ rời bỏ công ty, khiến Nagamori tuần vừa qua đã chọn một trong những thành viên sáng lập Nidec là Chủ tịch tạm thời của công ty.
“Khi Kazuo Inamori còn sống, ông nói với tôi rằng một người bên trong công ty là lựa chọn chủ tịch tốt nhất. Lời cảnh báo đó đã thành sự thật”, Nagamori nói, thừa nhận rằng cuối cùng ông cũng nhận ra nhân viên của mình tài năng như thế nào.
Inamori – nhà sáng lập của công ty gốm Kyocera và công ty viễn thông KDDI đã qua đời ở tuổi 90 tại Kyoto vào tháng trước. Được biết ở Nhật Bản như “Vị thần quản lý”, ông là một trong những nhà công nghiệp vĩ đại nhất cả nước. Cùng với Akio Morita của Sony và Soichiro Honda, Inamori đã giúp đưa nền kinh tế nước nhà phục hồi sau chiến tranh. Ông cũng giúp xây dựng lại hãng Japan Airlines từ bờ vực phá sản năm 2010 mà không nhận bất kỳ đồng tiền công nào cho vị trí Chủ tịch.
Rất lâu trước chủ nghĩa cổ phần và suy nghĩ phải phục vụ nhân viên song hành với nhà đầu tư phổ biến ở phương tây, triết lý quản lý của Inamori đã tập trung vào niềm tin rằng các công ty nên tập trung vào cuộc sống và chế độ cho nhân viên thay vì chỉ đơn thuần theo đuổi mục tiêu lợi nhuận.
Trong bài phỏng vấn đầu tiên với FT vào năm 1978, Inamori đã giải thích rằng điều gắn kết công ty ông và nhân viên không chỉ đơn thuần là hợp đồng tài chính mà là “mối quan hệ con người” dựa trên niềm tin và sự hợp tác.
“Chúng tôi có nói: Tiền có đôi chân và nếu bạn cố gắng theo đuổi nó, nó sẽ chạy xa khỏi bạn”.
Quan điểm của Inamori rất đơn giản: Đừng tham lam hay ích kỷ, hãy thật thà và quan trọng, làm đúng với bản chất con người. Quan điểm này của ông đã được học hỏi ở cả bên ngoài và thu hút 15.000 sinh viên các trường lãnh đạo trên toàn thế giới bao gồm cả Masayoshi Son của Softbank.
Những bài giảng này có ý nghĩa thế nào ngày nay? Trong một cuốn sách có tên A Compass to Fulfilment của ông, Inamori đã đặt câu hỏi cho chính mình và sau đó nhanh chóng gạt đi ý tưởng rằng tinh thần của ông quá lỗi thời trong thế giới hiện đại vô cùng phức tạp. Ông lập luận rằng một thái độ chân thành và tập trung vào lợi ích phổ quát trái ngược với lợi ích quốc gia là cách tiếp cận cần thiết để giải quyết các tranh chấp thương mại và lịch sử quốc tế.
Trong một kỷ nguyên nơi chủ nghĩa quốc gia hóa đang tăng lên khi chuỗi cung ứng đứt gãy vì Covid-19, khủng hoảng năng lượng nổi lên, có một bài học thực tế cần phải được rút ra.
Bằng việc thiết lập nên KDDI – nhà cung cấp lớn thứ 2 Nhật Bản, ông đã mang sự cạnh tranh tới thị trường vốn trước đây được kiểm soát bởi công ty nhà nước NTT. Khi các nhà sản xuất Nhật Bản còn ngần ngại thử nghiệm công nghệ mới mà Kyocera có ngày nay, Inamori đã mạo hiểm ở Mỹ, cuối cùng giành được hợp đồng với texas instruments để cung cấp thanh điện trở cho chương trình không gian Apollo.
Mô hình nổi tiếng nhất của Inamori về “quản lý” liên quan tới việc chia nhỏ một tổ chức lớn thành những bộ phận nhỏ, vạch ra mục tiêu và chiến lược phù hợp của chính họ. Các công ty cần có người lãnh đạo độc lập để nảy ra những cách sáng tạo.
Nguồn: Financial –TimesTheo phunuvietnam