Thành công của Toyota không phải là ngẫu nhiên, chu trình tự động hóa của Toyota và 6 Sigma của Motorola đã trở thành chuẩn mực cho sự mô phỏng toàn cầu, điều này chứng tỏ rằng thành công của Toyota đã thu hút sự chú ý của thế giới. Vậy Toyota đã thu hút sự chú ý của thế giới bằng cách nào?
Kiichiro Toyoda, người đã đưa quyết định chuyển Toyoda Loom Works sang lĩnh vực sản xuất xe hơi trong “Toyota Motors – nhìn lại chặng đường” có giải thích lý do vì sao sáng lập ra Toyota, trong sách viết: “Thay vì kinh doanh có lãi bằng bảo hiểm, chi bằng thách thức bản thân với điều mà người khác chưa làm, một sự nghiệp rực rỡ mới xứng đáng với cuộc đời này. Thất bại nghĩa là thiếu năng lực, và cần phải cố gắng hơn nữa, còn nếu đã làm vậy thì làm cái ngưỡng mà người ta cho là cao nhất là xe ô tô đi! Nghĩ như vậy, tôi bắt tay vào làm.”
Thử thách bản thân với điều mà người khác chưa từng làm, phải tạo nên một sự nghiệp huy hoàng, dù có thất bại, cũng không uổng kiếp người… Những lời chia sẻ của ông Toyoda quả thực vô cùng hào hùng, chẳng trách mà Toyota luôn là một trong những hãng xe thu được lợi nhuận cao nhất thế giới.
Một công ty có thể không ngừng trở nên lớn mạnh, ắt có nguyên nhân của nó, Toyota luôn nhấn mạnh sự “cải thiện”, cải thiện ở đây nghĩa là dùng trí tuệ để cải tiến, để nhân viên không ngừng đi giải quyết vấn đề, khi vấn đề xảy tới, phải hỏi 5 lần “vì sao?” cho tới khi trả lời được câu hỏi đó thì thôi. Thứ mà Toyota cần không phải là bắt chước mô hình kinh doanh và phương thức thành công của các công ty hay ngành nghề khác, thứ Toyota cần là nhân viên, là một nhân viên có thể không ngừng “động não” tìm cách giải quyết khi vấn đề xảy ra, cải thiện chất lượng sản phẩm và quy trình vận hàng, hạ thấp chi phí vốn bỏ ra rồi biến những phương pháp đó thành mô thức thành công của riêng Toyota, và để các nhà máy trong hệ thống học hỏi mô hình này và có sự cải thiện.
Nhưng muốn nhân viên có thể tự mình giải quyết vấn đề, trước tiên phải bồi dưỡng nhân tài và luôn làm theo phương châm phát triển sản xuất phải lấy con người làm trung tâm. Đừng mong mỏi phương pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề, nhưng hãy yêu cầu nhân viên đưa ra càng nhiều đề xuất càng tốt, thứ Toyota cần là một nhân viên có thể giải quyết vấn đề chứ không phải người chỉ biết làm như một cái máy, chỉ đâu đánh đấy.
Thất bại phải tự kiểm điểm, thành công cũng cần tự xem xét lại, đây chính là niềm tin của Toyota, bởi lẽ nếu thành công không thể lặp lại, vậy thì thành công ấy cũng chẳng có ý nghĩa gì, dù có bỗng dưng thành công ngoài ý muốn thì cũng phải tìm hiểu tới cùng xem nguyên nhân thành công là gì, có vậy mới tìm được con đường dẫn lối tới thành công, nếu tìm được con đường tới thành công rồi, thành công sẽ không còn là chuyện ngẫu nhiên nữa mà sẽ được lặp lại không ngừng.
Nếu chỉ đơn thuần nỗ lực, không nhìn thấy thành quả, điều này không có ý nghĩa gì với Toyota, Toyota không đánh giá năng lực nhân viên thông qua thời gian làm việc dài ngắn bao nhiêu hay họ phải bỏ bao nhiêu mồ hôi công sức, thứ mà Toyota đánh giá là ý tưởng sáng tạo mà một nhân viên có thể đưa ra và kết quả thực tế sau cùng của ý tưởng đó.
Toyota yêu cầu nhân viên không chỉ biết làm theo hướng dẫn của sếp mà bản thân cũng cần phải không ngừng suy nghĩ để đóng góp ý tưởng, góp phần đưa công ty phát triển hơn. Mặc dù việc học các lý thuyết mới là rất quan trọng, nhưng đọc nhiều hơn, lắng nghe nhiều hơn và chấp nhận ý kiến của người khác cũng là việc rất quan trọng. Tuy nhiên, bạn không thể tiếp thu mà không có chính kiến của mình trong đó, bạn phải biết cách phân biệt tốt và xấu, thiện và ác, và sử dụng phương pháp của riêng mình để cải thiện, có vậy bạn mới có thể đạt được sự tăng trưởng gấp đôi.
Sự phát triển của một công ty không phải chỉ tập trung vào phát triển doanh nghiệp mà trước hết là phải tập trung vào trau dồi nhân tài, vì có nhiều nhân tài nên cơ hội kinh doanh được sản sinh, “dĩ nhân vi bản”, triết lý này chưa bao giờ là sai.
Một nhân viên làm việc lâu năm trong tập đoàn Toyota nói rằng, “cái gọi là “cải thiện” kiểu Toyota có nghĩa là bắt đầu từ “suy nghĩ”, bản thân phải đi suy nghĩ tìm tòi đáp án, đi sâu vào tìm hiểu các chi tiết rồi từ đó ngộ ra được những cái trưởng thành cho bản thân, đó chính là sự cải thiện kiểu Toyota”.
Vậy mới nói thành công của một doanh nghiệp, thậm chí là của một cá nhân không phải là chuyện ngẫu nhiên, cái gì cũng đều có lý do của nó, và thành công của Toyota nói chung và của những doanh nhân thành công nói riêng chính là không ngừng động não đi cải thiện, cải thiện và cải thiện.
Alexx-Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị