Chàng là Nguyễn Thanh Tùng, từng là một nhà quản lý khách sạn có tiếng ở Hà Nội. Con đường khởi nghiệp của anh có lẽ sẽ là câu chuyện thú vị với nhiều người.
Gian nan con đường khởi nghiệp
Nguyễn Thanh Tùng là một quản lý khách sạn có tên tuổi tại Hà Nội và các tỉnh lân cận. Công việc chính của anh Tùng là điều hành và tái cơ cấu khách sạn. Với kinh nghiệm dày dặn và một chút “mát tay” trong nghề, các dự án anh tham gia đều đem đến hiệu quả và doanh thu rất tốt. Tuy nhiên, sau thời gian dài miệt mài làm việc, anh Tùng bỗng tự hỏi vì sao gần 30 tuổi, công việc khá thăng tiến nhưng anh vẫn chưa tích lũy được nhiều về tài chính.
“Lí do chủ yếu đến từ việc mình quản lý tài chính sai cách và không có cơ ngơi kinh doanh riêng.” – Anh Tùng tâm sự.
Công việc đưa anh đến với nhiều vùng miền, có được nhiều mối quan hệ thú vị nhưng cũng ngốn của anh không ít công sức và thời gian. Say sưa với nghề, điều kiện để anh tích lũy cho bản thân hầu như không có. Sau nhiều đêm suy nghĩ, đầu năm 2018 – Thanh Tùng quyết định xây dựng công việc kinh doanh riêng.
Việc đầu tiên Tùng làm là tập trung nghiên cứu, tìm một phương án kinh doanh hiệu quả. Cuối cùng, anh chọn được một khách sạn đang chờ chuyển nhượng tại Sa Pa mà theo anh đánh giá là có vị trí vô cùng tiềm năng nhưng chưa được khai thác đúng cách. Tùng miệt mài lên phương án chi tiết để cải tổ khách sạn, xây dựng lại hệ thống nhận diện thương hiệu. Mọi thứ không quá khó với người có nhiều năm kinh nghiệm như Tùng nhưng lúc này, điều làm anh băn khoăn nhất là “vốn ở đâu ra để hiện thực hóa tất cả những điều trên”. Tùng ước tính cần 800 triệu đồng cho toàn bộ số tiền chuyển nhượng, tiếp tục thuê khách sạn và vận hành trong vòng 6 tháng, số tiền này phải có thật nhanh để không bỏ lỡ cơ hội.
Quyết định đầu tiên của Tùng là kêu gọi vốn từ bạn bè. Với uy tín lâu năm trong nghề, ngay khi Tùng mô tả về kế hoạch kinh doanh trên trang cá nhân, nhiều lời đề nghị nhanh chóng được đưa ra. Tuy nhiên, lúc này, Tùng lại phân vân: “Nếu đối tác chỉ góp vốn, không góp sức và chờ đến cuối năm chia lợi nhuận với kì vọng 40-50%, thì như vậy cũng giống như mình đi vay với lãi suất rất cao. Nếu đối tác đóng góp những quyết định không phù hợp thì sẽ khiến công việc kinh doanh đi chệch hướng. Để tìm được người có cùng tư duy kinh doanh là điều không dễ.” Ngoài những lý do đó, Tùng cũng muốn dự án đầu tay này thực sự do mình làm chủ và độc lập về vốn. Sau nhiều đêm thao thức, anh quyết định từ chối tất cả những lời đề nghị góp vốn và quay lại nghiên cứu tìm phương án vốn khác.
Trái ngọt đầu mùa
Sau khi tìm đủ mọi nguồn thông tin, Thanh Tùng quyết định vay vốn ưu đãi cho cá nhân sản xuất kinh doanh của ngân hàng BIDV. “Có lẽ đến nay đó là một trong những quyết định sáng suốt nhất của mình” – Thanh Tùng chia sẻ.
Với thủ tục giải ngân khá đơn giản, chỉ sau thời gian ngắn, Thanh Tùng đã có đủ tài chính để tiếp quản khách sạn anh đang theo đuổi và bắt đầu vào kế hoạch kinh doanh.
Tuy khi bước vào thực tế, có nhiều khó khăn không lường trước liên tiếp xuất hiện, những phản hồi hài lòng của khách quốc tế khó tính đã giúp khách sạn của Thanh Tùng nhanh chóng trở thành từ khóa hot trên các trang đặt phòng và luôn trong tình trạng “cháy phòng”. Chỉ sau đúng 4 tháng đầu tư, khách sạn của Thanh Tùng đã hoàn vốn và đem về lợi nhuận bền vững. “Thừa thắng xông lên”, hiện tại Thanh Tùng tiếp tục vay vốn của BIDV để khởi động dự án thứ 2 của anh tại Mai Châu.
Chia sẻ về bí quyết thành công của mình, Thanh Tùng cho biết: “Hai tài sản cốt lõi mà các bạn khởi nghiệp nên có là kinh nghiệm dày dặn và nguồn vốn an toàn. Nếu như kinh nghiệm chuyên môn giúp định hướng được con đường kinh doanh thì nguồn vốn an toàn là chỗ dựa để bạn đi đúng hướng và là đòn bẩy giúp bạn thành công. Các ngân hàng lớn như BIDV thường có gói vay ưu đãi cho cá nhân và hộ gia đình sản xuất kinh doanh với lãi suất rất thấp và điều kiện hấp dẫn, bạn nên nắm bắt để có được lợi thế về vốn!”
Theo tuoitrethudo