Các nhà máy ở TQ đang ở tình trạng “khẩn cấp và tuyệt vọng” vì các nhà bán lẻ ở Mỹ hối thúc di dời hoạt động sản xuất ra khỏi đây trong bối cảnh căng thẳng thương mại tăng cao, Bloomberg cho biết
Trung Quốc sẽ còn chứng kiến các nhà máy đóng cửa và rời khỏi nước này do ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, theo Spencer Fung, giám đốc điều hành của Li & Fung Ltd., công ty chuyên thiết kế, cung cấp và vận chuyển hàng tiêu dùng từ châu Á cho một số nhà bán lẻ lớn nhất thế giới, như Walmart và Nike.
Chính công ty của ông Fung cũng đang bị các khách hàng Hoa Kỳ hối thúc di dời hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc.
Mặc dù Hoa Kỳ và Trung Quốc đã nối lại các cuộc đàm phán thương mại, nhưng ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy chuỗi cung ứng toàn cầu có khả năng sẽ thay đổi vĩnh viễn, theo Bloomberg. Vị thế của Trung Quốc với tư cách là công xưởng của thế giới có nguy cơ bị lung lay. Intel cho biết, họ đã xem xét lại chuỗi cung ứng toàn cầu của mình, trong khi các hãng khác bao gồm Apple và Amazon được cho là đang có động thái tương tự.
Ông Fung cho biết: “Không ai đầu tư, không ai mua hàng. Cuộc chiến thương mại đang khiến mọi người ngừng đầu tư vì họ không biết cách đặt tiền vào đâu”. Ông nói thêm: “Nhiều người đưa tiền vào Việt Nam chỉ bằng một dòng bình luận [của Tổng thống Trump] trên mạng xã hội Twitter”.
Tổng thống Trump đã cảnh báo Trung Quốc về xu hướng các nhà máy rời khỏi Trung Quốc sang Việt Nam và các nước khác để tránh thuế quan của Mỹ.
“Mọi người đang rời khỏi đất nước [Trung Quốc] cùng với các công ty của họ”, ông Trump nói với các phóng viên hôm 30/5. “Các công ty này đang di dời đến Việt Nam, các khu vực khác của châu Á, thậm chí họ sẽ đến Hoa Kỳ vì sau này ở đây không có thuế quan.”ng Quốc chìm trong bế tắc dưới thời Donald Trump
Trong khi các nhà máy Trung Quốc phải lao đao, các nhà sản xuất ở những nơi khác của châu Á trở thành người thụ hưởng. Ông Fung cho biết, các nhà bán lẻ Mỹ đã chiếm hết năng lực sản xuất tại Việt Nam sau khi họ vội vã rời khỏi Trung Quốc.
Ông Fung nói: “Chẳng hạn, Việt Nam thì đầy rồi, chật cứng rồi. Không có thêm năng lực nào cho các công ty Mỹ bước vào nữa”.
Trong khi đó, các nhà máy Trung Quốc đang hạ giá bán trong sự tuyệt vọng của họ, tạo cơ hội cho các nhà bán lẻ châu Âu và Nhật Bản.
“Đây là cơ hội mua hàng của các nhà bán lẻ châu Âu và không thuộc Hoa Kỳ, ông Fung cho biết. “Tại Trung Quốc, có rất nhiều nhà máy có đơn hàng ngày càng ít. Họ cung cấp giá thực sự khá tốt cho bất cứ ai.”
PV