Chỉ dựa trên một chiếc răng duy nhất, một người-vượn đã được tái tạo cùng với hình ảnh vợ con anh ta, toàn thể một gia đình trong một bối cảnh tự nhiên. Đó là chuyện hư cấu hay trò đùa? Không, đó là một “khám phá khoa học” của Thuyết tiến hóa năm 1922 ─ Người Nebraska.
Câu chuyện đó đã được làm rõ trong bài viết “Người Nebraska: Một người-vượn được tái tạo từ một chiếc răng lợn” thuộc cuốn sách “Bí mật muốn che giấu của Thuyết Tiến hóa (tạm dịch: Trade Secrets of Evolution)”. Dưới đây là toàn văn bài viết.
Người Nebraska: Một người-vượn được tái tạo từ một chiếc răng lợn
Năm 1922, nhà cổ sinh học Harald Cook tìm thấy “hóa thạch” của một chiếc răng hàm duy nhất tại miền tây của Nebraska nước Mỹ. Giám đốc Bảo tàng lịch sử tự nhiên của Mỹ là Henry Fairfield Osborn lập tức loan báo sự kiện quan trọng này. Các nhà khoa học “đáng kính” đã tụ họp lại để nghiên cứu, tranh luận, áp dụng mọi phương pháp khoa học tân tiến thời đó để đánh giá. Kết quả chiếc răng được cho là đã có 6 triệu năm tuổi, vừa có những đặc trưng của răng người vừa có đặc trưng của răng vượn… Thế là một tuyên bố được đưa ra, kết luận rằng đây là hóa thạch của một người-vượn, được đặt “tên khoa học” là “Hesperopithecus haroldcooki”, gọi một cách phổ thông là “Người Nebraska”. Một số cho rằng Người Nebraska thuộc họ “Người đứng thẳng Pithecanthropus, một số khác lại cho rằng Người Nebraska gần người hiện đại hơn. Nhưng dẫu tranh cãi thế nào thì Người Nebraska vẫn là một người-vượn, một bằng chứng “hùng hồn” của một loài chuyển tiếp từ vượn lên người .
Thế đấy, chỉ dựa trên một chiếc răng duy nhất, các nhà khoa học “đáng kính” đã tái tạo nên đầu của Người Nebraska rồi vẽ cả thân thể cho thành một người-vượn hoàn chỉnh . Hơn thế nữa, người ta còn vẽ cả vợ con của người-vượn này, thành một gia đình đầy đủ trong một khung cảnh tự nhiên do trí tưởng tượng sắp đặt ra, rồi phổ biến khắp nơi như một sự thật chắc chắn. Xin nhấn mạnh một lần nữa rằng toàn bộ khung cảnh này được tái tạo nên chỉ từ một chiếc răng. Một nhà nghiên cứu là William Bryan chống lại những bịa đặt đó, nhưng ông bị cộng đồng tiến hóa phê phán kịch liệt. Ông không thể chống lại số đông các nhà tiến hóa muốn áp đặt niềm tin của họ lên thế giới.
Thế là Người Nebraska được loan báo phô trương ầm ĩ, và trở thành tiếng kèn lệnh đòi đưa thuyết tiến hóa về con người vào nhà trường để giảng dạy. Trước đó nhiều trường học ở Mỹ vẫn chống đối việc giảng dạy thuyết tiến hóa người, nhưng Người Nebraska đã trở thành một ngoại lệ giúp cho thuyết tiến hóa bắt đầu xâm nhập vào nhà trường. Đây là giai đoạn “cực thịnh” của Thuyết tiến hóa.
Nhưng…
Năm 1927, người ta tìm thấy thêm một số “hóa thạch” ở cùng vị trí với chiếc răng của Người Nebraska. Căn cứ theo những “hóa thạch” mới tìm thấy này thì chiếc răng tìm thấy trước đó chẳng thuộc về một người nào hoặc một con vượn nào cả, mà thuộc một loài lợn hoang đã tuyệt chủng ở Mỹ có tên là Prosthennops. Nhà khoa học William Gregory đã công bố một bài báo trên tạp chí SCIENCE, trong đó ông thông báo sự thật: “Hesperopithecus (tức Người Nebraska, PVHg): Rõ ràng chẳng phải vượn cũng chẳng phải người”. Thế là mọi hình vẽ về Hesperopithecus cùng “gia đình của người ấy” đã vội vàng được gỡ bỏ khỏi sách báo và các tài liệu về tiến hóa.
Chuyện chưa hết. Năm 1972, người ta lại “khám phá” ra rằng, hóa ra loài lợn hoang Prosthennops bị coi là tuyệt chủng ấy vẫn đang sống ở Paraguay. Đây là giống lợn Peccary.Loài lợn hoang Peccary
Mặc dù bằng chứng Người Nebraska của Thuyết tiến hóa không bị xem như một vụ lừa đảo như Người Piltdown, mà chỉ bị xem như một SAI LẦM, một nhầm lẫn RÂT ĐÁNG TIẾC của các nhà tiến hóa, nhưng hệ lụy của nó không nhỏ, và bài học rút ra từ đó cũng không nhỏ.
Bài học 1: Nhưng câu hỏi cần suy ngẫm
Từng ấy tình tiết về Người Nebraska không biết đã đủ để cho người đời phải giật mình cảnh giác với những “công trình” nghiên cứu khoa học của Thuyết tiến hóa hay chưa?
Với những người vốn không tin Thuyết tiến hóa thì câu chuyện Người Nebraska chỉ làm cho họ thấy buồn cười đến rũ rượi và là một dịp để thấy rõ hơn sự lố bịch của các bằng chứng về tiến hóa.
Nhưng với một người hăng hái ủng hộ Thuyết tiến hóa thì sao? Liệu họ có thấy xấu hổ với những nhầm lẫn rất ấu trĩ của các giáo sư hàng đầu về tiến hóa nói trên không?
Chỉ từ một cái răng mà dám dựng lên toàn bộ hình thể của một người-vượn, như thế có đáng gọi là một nhà khoa học hay không?
Kiểu tái tạo nói trên là một việc làm rất phổ biến trong Thuyết tiến hóa, và là một trong những phương pháp chủ yếu của Thuyết tiến hóa trong việc tạo dựng bằng chứng, với độ chính xác có lẽ không tới 1%. Ấy thế mà nhân loại hơn 100 năm nay vẫn tin vào hết thông báo này đến thông báo khác của Thuyết tiến hóa. Vậy người đáng trách ở đây là các nhà tiến hóa hay chính bản thân chúng ta, những người nhẹ dạ cả tin? Như Malcolm Muggeridge đã gợi ý, trong tương lai sẽ có ngày con cháu chúng ta ngạc nhiên không thể hiểu tại sao mà cha ông chúng nó lại có một thời nhẹ dạ cả tin đến nỗi dễ dàng tin vào một mớ lý thuyết nông cạn hời hợt như Thuyết tiến hóa. Quả thật, chuyện dựng hình một sinh vật chỉ từ một chiếc răng phải được xem là lố bịch và hài hước đến mức tột cùng, vậy mà nó từng là một “lý thuyết” tồn tại ít nhất trong 5 năm trời (1922-1927) trong cái được gọi là khoa học về sự tiến hóa của con người. Hiện nay, công nghệ 3D giúp đỡ Thuyết tiến hóa hiệu quả hơn rất nhiều trong việc “sáng tạo” ra những sản phẩm tương tự như Người Nebraska, nhưng sinh động gấp trăm lần. Những phim ảnh loại này thường được trình chiếu trên kênh National Geographic, một tổ chức của các nhà sinh học tiến hóa từng loan báo những bằng chứng “hùng hồn” của Thuyết tiến hóa, để rồi phải nhanh chóng gỡ bỏ và giấu biệt những bằng chứng đó sau khi bị vạch mặt là lừa đảo, điển hình là trường hợp Archaeoraptor (Khủng long bay). Rất nhiều người, nhất là các em bé, xem những cuốn phim bịa đặt đó mà cứ ngỡ là sự thật. Từ đó nhận thức về thế giới cứ thế mà tuột dốc vào sai lầm.
Bài học 2: Tính bất toàn của khoa học và công lý.
Xin lưu ý độc giả rằng đúng vào giai đoạn Người Nebraska đang là câu chuyện thời sự ở nước Mỹ thì diễn ra Vụ án John Scopes nổi tiếng ─ vụ án năm 1925 tại Tiểu bang Tennessie ở Mỹ, trong đó anh chàng giáo viên John Scopes bị buộc tội vi phạm luật của tiểu bang cấm dạy Thuyết tiến hóa người tại các trường nhận tài trợ của nhà nước. Như chúng ta đã biết, luật sư Clarence Darrow bênh vực cho bị cáo đã lập luận rằng Scopes không đáng bị coi là có tội, vì anh ta chỉ truyền bá khoa học về tiến hóa mà thôi. Để chứng minh Thuyết tiến hóa là khoa học, Darrow đã dẫn ra bằng chứng Người Piltdown. Không ai dám bác bỏ “sự thật” này, vì cho đến lúc đó, năm 1925, Người Piltdown vẫn đang là một bằng chứng vững chắc nhất của Thuyết tiến hóa của con người, đã được cộng đồng khoa học TOÀN THẾ GIỚI THỪA NHẬN. Và Scopes đã thắng kiện nhờ bằng chứng Người Piltdown, tức là thắng kiện nhờ lừa đảo, bởi vì 28 năm sau, tức năm 1953, Người Piltdown đã chính thức bị vạch mặt là lừa đảo. Chuyện này nhiều người đã biết.
Nhưng có một chi tiết ít người biết, đó là việc Henry Fairfield Osborn, giám đốc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên của Mỹ, người đã công bố “khám phá” Người Nebraska như đã giới thiệu ở trên, cũng có mặt và tham gia tranh luận ở phiên tòa này. Trong khi tranh luận với bên công tố, Henry Osborn đã bênh vực niềm tin vào Thuyết tiến hóa, nhưng ông khôn khéo giữ im lặng về Người Nebraska. Tại sao vậy? Người Nebraska đã được “chứng minh” là một người-vượn, lẽ ra Osborn phải nêu lên để có thêm bằng chứng ủng hộ Thuyết tiến hóa mới hợp lý chứ? Không, Osborn đủ khôn để không nhắc tới Người Nebraska, vì lúc đó, năm 1925, Người Nebraska đã bắt đầu có những dấu hiệu bị nghi ngờ. Chính Wikipedia, một trang mạng trung thành với Thuyết tiến hóa, đã tiết lộ với chúng ta điều này, rằng “Bằng chứng bắt đầu được dựng lên để chống lại Hesperopithecus (tức Người Nebraska, PVHg), và Osborn không muốn đặt phe bênh vực cho bị cáo vào nguy cơ thất bại” (The evidence was starting to build up against Hesperopithecus, and Osborn didn’t want to put the defense at risk of losing)
Bài học 3: Độ tin cậy của Thuyết tiến hóa
Với những bằng chứng Người Nebraska, Người Piltdown, và rất nhiều bằng chứng sai lầm và lừa dối khác của Thuyết tiến hóa, học thuyết này mất uy tín nghiêm trọng và ngày càng lộ rõ ra rằng nó không phải là một khoa học đích thực.
Khổ một nỗi là một khi đã thờ Darwin thì bằng mọi giá phải tìm bằng được bằng chứng người-vượn, nếu không, toàn bộ lý thuyết của Darwin sẽ là nói láo. Vì thế, việc tìm bằng chứng người-vượn gần như một nhu cầu sống còn các nhà tiến hóa. Vì thế không có gì để ngạc nhiên khi chúng ta được nghe rất nhiều thông tin tìm thấy người-vượn, nhưng chẳng bao lâu sau lại được biết thông tin ấy là sai lầm hoặc lừa đảo, đơn giản vì “Vấn đề với rất nhiều nhà nhân chủng học là ở chỗ họ vô cùng mong muốn tìm thấy một người-vượn, đến nỗi bất kỳ một mảnh xương nào cũng trở thành một xương của người-vượn” (The problem with a lot of anthropologists is that they want so much to find a hominid, that any scrap of bone becomes a hominid bone), đó là nhận xét của tiến sĩ nhân chủng học Tim White, giáo sư Đại học California .
Thêm một nỗi khổ nữa cho các nhà tiến hóa, rằng kỹ thuật chủ yếu để họ xác định tuổi của hóa thạch là carbon-14 (C14), nhưng độ chính xác của kỹ thuật này RẤT THẤP, thậm chí trong nhiều trường hợp nó biến cổ sinh học thành một trò hề.
Thật vậy, tiến sĩ W. Dort Jr., giáo sư địa chất học tại Đại học Kansas nói: “Việc xác định tuổi bằng phóng xạ carbon giống như một trò đùa… Khi máu của một con chó biển mới bị giết tại McMurdo Sound ở Nam Cực được thử nghiệm bằng kỹ thuật C14, kết quả chỉ ra rằng nó đã chết từ 1300 năm trước”
Tạp chí Antarctic Journal ở Washington cũng cho biết: “Một con chó biển ở hồ Bonney được biết là mới chết chỉ vài tuần trước khi được thử nghiệm bằng phóng xạ carbon, nhưng thử nghiệm carbon cho kết quả nó đã chết trong khoảng từ 515 đến 715 năm trước đây”.
Trong bài “Dry bones and other fossils” (Xương khô và các hóa thạch khác), tiến sĩ Gary Parker nhận xét: “Dùng kỹ thuật carbon-14, người ta xác định được rằng lông của một con voi ma-mút có tên là Chekurova đã có 26.000 năm tuổi, nhưng đất bùn chứa con voi đó chỉ mới có 5.600 năm”.
Tạp chí Radiocarbon, tạp chí chuyên về phóng xạ carbon, tập 8 năm 1966, cho biết: “Các nhà khoa học xác định tuổi của 2 dòng dung nham ở Hawai, kết quả một dòng có 164 triêu năm tuổi và một dòng có 3 tỷ năm tuổi. Nhưng thực tế những dòng dung nham này chỉ mới xuất hiện khoảng 200 năm trước đây, năm 1800 và 1801”.
Trên tạp chí SCIENCE, tập 224 năm 1984, Alan C. Riggs viết: “Carbon-14 chứa trong vỏ của những con ốc sên thuộc họ Melanoides tuberculatus hiện đang sống tại các mạch nước phun ở nam Nevada chỉ ra rõ ràng rằng nó có 27.000 năm tuổi”.
Trong bài báo “Radiocarbon: Ages in Error” (Phóng xạ carbon: Sai lầm về tuổi) trên tạp chí Anthropological Journal của Canada, Robert E. Lee nói rõ: “Phương pháp phóng xạ carbon vẫn chưa có khả năng mang lại kết quả chính xác và đáng tin cậy”.
Vậy tất cả những kết luận về số năm tuổi của các hóa thạch đều không đáng tin cậy. “Bằng chứng” Người Piltdown và Người Nebraska đã chứng tỏ điều đó. Cụ thể, số năm tuổi của chiếc răng lợn để từ đó các nhà tiến hóa ở Mỹ loan báo rằng nó đã có 6 triệu năm tuổi thật sự là lố bịch.
Nhưng những chuyện lố bịch đó đã “thành công” trong mục đích làm cho rất nhiều người tin rằng lý thuyết của Darwin về người xuất thân từ vượn là một sự thật.
Tác giả: GS Phạm Việt Hưng