Việc sinh ra trong những gia đình khác nhau gần như quyết định sự phát triển tương lai của trẻ.
Khi nói đến tương lai của con cái, một số gia đình khuyến khích con mạnh dạn, không nghĩ đến việc kiếm tiền trước, trong khi một số gia đình lại giục giã con từ nhỏ phải giữ vững sự ổn định, không gây rắc rối và phải tìm việc làm càng sớm càng tốt.
Theo thời gian, khoảng cách trong suy nghĩ này sẽ trở thành khoảng cách trong vận mệnh.
Đây là một hiện tượng đau lòng nhưng có thật – các gia đình nghèo có xu hướng cho con cái họ làm 3 kiểu công việc và những lựa chọn này thường trói buộc trẻ.
1. Phải thi đỗ các ngành nghề truyền thống để sớm ổn định
Với nhiều gia đình nghèo, công việc lý tưởng nhất là thi công chức, làm việc tại các cơ quan nhà nước hoặc trở thành giáo viên, bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư,… Dù lương không cao, thăng tiến chậm nhưng chỉ cần ổn định là họ sẽ thấy an tâm.
Trong mắt họ, hệ thống này giống như một bến cảng khổng lồ an toàn, không bị sóng to gió lớn đánh đổ. Nhưng vấn đề ở đây là: mặt trái của sự ổn định là sự khép kín khiến trẻ bị hạn chế tầm nhìn, không tự quyết định được tương lai.
Nhưng điều này không thể đổ lỗi cho cha mẹ, bởi vì khi một người sống trong cảnh nghèo đói, lo âu trong thời gian dài, mục tiêu đầu tiên của họ là sống sót chứ không phải là phát triển hay đột phá.
Điều này giải thích tại sao các gia đình nghèo lại đặc biệt coi trọng sự ổn định, ngay cả khi điều đó có nghĩa là phải từ bỏ những khả năng lớn hơn.
Đối với những người trẻ tuổi, cảm giác an toàn này đôi khi lại là cái bẫy luộc ếch trong nước ấm.
Một khi bạn bước vào vùng an toàn bạn có thể cảm thấy cuộc sống ổn, nhưng rồi trước khi bạn nhận ra, bạn đã ở độ tuổi 30 và vẫn ở nguyên vị trí đó.
Đối với những đứa trẻ dám mạo hiểm, mặc dù phải nỗ lực trong những năm đầu, nhưng nhiều đứa sau này sẽ thành công rực rỡ. Nói một cách thẳng thắn, vùng an toàn không phải là lựa chọn tồi, nhưng nếu là lối thoát khỏi nỗi sợ thất bại thì không đáng.
2. Buộc trẻ sớm kiếm việc làm để kiếm tiền hỗ trợ gia đình
Nhiều cha mẹ buộc con đi làm thêm từ sớm khi đứa trẻ còn chưa tốt nghiệp. Tuy nhiên, một số công việc thực sự không phù hợp với con cái họ, nhưng cha mẹ vẫn sẽ nói, “Đừng kén chọn, kiếm tiền trước đã”.
Một số gia đình thậm chí còn khuyên con cái bỏ học sớm để đi làm, và cha mẹ sẽ nói “học nhiều thế cũng vô ích”.
Có một hiệu ứng tâm lý gọi là “khuynh hướng ngắn hạn’, nghĩa là mọi người có xu hướng theo đuổi lợi ích trước mắt và bỏ qua những lợi ích dài hạn trong tương lai.
Ví dụ, học bốn năm Đạii học đòi hỏi phải chi tiền ở giai đoạn đầu nhưng không có thu nhập, nhiều gia đình không thấy lợi nhuận từ khoản đầu tư dài hạn này và cảm thấy không đáng.
Nhưng thực tế là những lợi ích lâu dài mà trình độ học vấn và kỹ năng cao mang lại vượt xa mức lương ngắn hạn .
Các bậc cha mẹ khuyến khích con cái kiếm tiền sớm có thể làm như vậy vì tinh thần trách nhiệm, nhưng họ không hiểu rằng khi làm như vậy, họ đang cắt đứt con đường thăng tiến của con em mình.
3. Làm việc cho người thân để được giúp đỡ
Có một kiểu gia đình thích cho con cái đi tắt đón đầu: không ra ngoài khám phá thế giới, mà họ muốn con về làm việc cho người thân. Yêu cầu công việc này thường không cần phỏng vấn, thậm chí không cần bằng cấp.
Nghe có vẻ dễ dàng nhưng thực ra lại nguy hiểm hơn nhiều. Bởi vì loại môi trường này thiếu sự cạnh tranh thực sự và áp lực tăng trưởng . Sau khi ở lại trong một thời gian dài, tầm nhìn của bạn trở nên hẹp hơn và suy nghĩ của bạn trở nên bảo thủ hơn.
Trong tâm lý học có một thuật ngữ gọi là “bẫy vùng thoải mái”, nghĩa là khi một người ở trong một môi trường quen thuộc và không có thử thách trong thời gian dài, não của họ sẽ trở nên lười biếng và dần mất đi khả năng học hỏi, đột phá.
Hãy nghĩ xem, một người từ nhỏ đã được sắp xếp làm việc trong một vòng tròn quen biết, sau này dù có cơ hội cũng sẽ không dám nhảy ra ngoài, bởi vì họ chưa có kinh nghiệm phát triển bản thân trong một môi trường xa lạ.
Kết quả là gì? Suốt cuộc đời cứ quanh quẩn và nghĩ rằng đây là số phận.
Có một câu nói đặc biệt đau lòng: “Bạn cố gắng hết sức để tránh rủi ro, nhưng bạn cũng cố gắng hết sức để tránh cơ hội”.
Nhiều gia đình nghèo thực ra không phải không yêu thương con cái mình; họ chỉ không có khả năng nhìn thấy tương lai.
Điều họ quan tâm là “đừng đau khổ và đừng thất bại ngay bây giờ”, nhưng đây chính xác là trường hợp trong xã hội này – bạn càng sợ thất bại, bạn càng có xu hướng tầm thường.
Hãy nhìn vào những ví dụ về những người thực sự thay đổi vận mệnh của họ. Tất cả họ đều bắt đầu bằng cách thoát khỏi con đường ban đầu của họ.
Vì vậy, việc một đứa trẻ có thể trở thành người như thế nào thường phụ thuộc vào việc cha mẹ có đủ can đảm để cho con đi theo một con đường chưa biết nhưng có nhiều cơ hội.
Nếu gia đình không khá giả thì việc cho trẻ em nhìn thấy thế giới còn quan trọng hơn.
Không phải tất cả trẻ em đều có thể sinh ra trong gia đình trung lưu, nhưng nếu tầm nhìn của cha mẹ bị giới hạn bởi nghèo đói, thì trẻ em sẽ rất khó có thể thay đổi tình hình.
Dù giàu hay nghèo, cha mẹ hãy luôn nói với con rằng: “Nếu muốn học, con hãy cứ học”, “Nếu muốn thử, con hãy cứ thử, không cảo cả nếu con thất bại, cha mẹ luôn cố gắng hỗ trợ con”.
Như vậy, bất kể đứa trẻ này sau này có trở thành người vĩ đại hay không, ít nhất cũng sẽ không phải dậm chân tại chỗ và sống trong sự oán hận.
Như vậy, bất kể đứa trẻ này sau này có trở thành người vĩ đại hay không, ít nhất cũng sẽ không phải dậm chân tại chỗ và sống trong sự oán hận.
“Luật của người nghèo” thực sự không phải là không có tiền, mà là không dám nhảy, không muốn mạo hiểm, và chỉ muốn sống một cuộc sống ổn định.
Để phá vỡ thế bế tắc, hãy luôn bắt đầu bằng việc thay đổi tư duy.
Ứng Hà Chi – Đời sống Pháp luật