Dưới đây là 3 lĩnh vực then chốt mà đất nước đang gặp phải tình trạng thiếu hụt nhân lực, được nhiều công ty trong và ngoài nước săn đón
Việt Nam đang trải qua một giai đoạn phát triển đầy ấn tượng, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ và kinh tế số. Cuộc cách mạng này không chỉ thúc đẩy sự phát triển kinh tế mà còn làm gia tăng nhu cầu về lực lượng lao động có trình độ cao. Dưới đây là 3 lĩnh vực then chốt mà đất nước đang gặp phải tình trạng thiếu hụt nhân lực.
Ngành bán dẫn
Trong bối cảnh doanh nghiệp trên toàn thế giới tăng tốc chuyển đổi số, phát triển hệ sinh thái thiết bị đã đưa vào hoạt động sản xuất chip vi mạch bán dẫn tích hợp trở thành xương rồng cho hệ thống điện tử và ngành công nghệ phát triển.
Dự báo trong 5 năm tới, ngành bán dẫn tại Việt Nam cần khoảng 20.000 người và 10 năm tới là 50.000 người trình độ đại học trở lên. Trong khi số nhân lực thiết kế vi mạch hiện chỉ đáp ứng khoảng 5.000 người.
Trên một số trang tin tuyển dụng công khai, vị trí Kỹ sư bán dẫn với kinh nghiệm trên 5 năm, mức lương được hứa hẹn trên 1.000 USD/tháng (khoảng 25 triệu đồng/tháng). Điển hình như Công ty doanh nghiệp có vốn đầu tư của Đài Loan tại Khu công nghiệp Duy Tiên – Hà Nam đăng tuyển vị trí Kỹ sư bán dẫn với mức lương trên 1.000 USD/tháng.
Tại Mỹ, mức lương trung bình hàng của kỹ sư bán dẫn lên tới gần 8.500 USD/tháng (khoảng 200 triệu đồng/tháng). Trong khi đó, nhà sản xuất chip Tokyo Electron của Nhật Bản trả gần 305.000 yên (tương đương 55 triệu đồng/tháng) cho sinh viên mới ra trường có thể làm việc ngay.
Số liệu của Cộng đồng Vi mạch Việt Nam thống kê, trung bình lương sau thuế trong năm đầu đi làm của kỹ sư thiết kế chip là gần 220 triệu đồng (hơn 18 triệu/tháng) và sẽ tăng dần theo từng năm. Với 5 năm kinh nghiệm, người làm công việc này có thu nhập trên 330 triệu đồng/năm. Con số này tăng dần lên hơn 800 triệu đồng và 1,3 tỷ đồng nếu có 15 – 20 năm kinh nghiệm.
Ngành Logistics
Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là ngành học mang tính dây chuyền, được xem là mạng lưới của nhiều hoạt động cùng tham gia vào việc sản xuất, cung ứng hàng hóa và dịch vụ đến người dùng. Chúng sẽ bao gồm những công việc như: Vận tải hàng hóa xuất và nhập, quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, quản trị tồn kho, hoạch định cung cầu…
Theo dự đoán của Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics Việt Nam, đến năm 2030 thì nước ta cần đến 2,2 triệu lao động trong nhóm ngành nghề này . Con số dự báo này cho thấy việc thiếu hụt nguồn nhân lực chuyên môn khi mỗi năm chỉ có khoảng 2.500 cử nhân tốt nghiệp đại học ngành Logistics.
Ngành học này cũng được nhiều chuyên gia đánh giá về tiềm năng và mức lương đầy hứa hẹn. Tổng cục Thống kê cho hay mức lương khởi điểm của ngành này rơi vào khoảng 350 – 500 USD/tháng, với vị trí quản lý có thể là 3.000 – 4.000 USD/tháng và giám đốc lên đến 5.000 – 7.000 USD/tháng.
Công nghệ tài chính
Trước bối cảnh công nghệ số đang bùng nổ, lĩnh vực tài chính ngày càng trở nên phụ thuộc vào công nghệ để tối ưu hóa quy trình, nâng cao hiệu suất và cải thiện dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Do đó, ngành Công nghệ Tài chính (Fintech) đã nhanh chóng nổi lên như một lĩnh vực học tập tiềm năng nhưng vẫn chưa được nhiều người biết đến.
Tại Việt Nam, dự báo rằng nhu cầu nhân lực trong ngành Công nghệ Tài chính sẽ tăng từ 8-9% cho đến năm 2030. Việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực này trở thành một nhiệm vụ quan trọng, không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường mà còn giải quyết nhiều thách thức hiện có trong lĩnh vực công nghệ tài chính.
Không chỉ dừng lại ở cơ hội việc làm, ngành này còn được biết đến với mức lương khá hấp dẫn. Theo chứng nhận từ báo cáo Vietnam IT Market Report – Developers Recruitment State 2022 của TopDev, mức lương trong lĩnh vực công nghệ tài chính nằm trong top 3 ngành công nghệ cao, với mức thu nhập dao động từ 1.000 đến 3.500 USD mỗi tháng (tương đương khoảng 23 triệu đến 80 triệu đồng), tùy thuộc vào vị trí và kinh nghiệm.
Các khảo sát sơ bộ cho thấy, những người làm việc trong ngành này có thể kiếm được từ 1.000 đến 1.500 USD, khoảng 25 đến 37 triệu đồng, nếu họ sở hữu các kiến thức và kỹ năng liên quan.
Tại Việt Nam, nhiều trường đại học đã bắt đầu cung cấp chương trình đào tạo chuyên sâu về Công nghệ Tài chính, như Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, Học viện Ngân hàng, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông, và các trường khác ở khu vực phía Nam như Đại học Kinh tế Tài chính HCM và Đại học Ngân hàng TP.HCM.
Theo Nhịp sống Thị trường