Sinh ra là con nhà nghèo, bạn đã rơi vào vòng lặp: Lúc nhỏ thì trả nợ, lớn lên thì mất tiền.
Những lời nguỵ biện
Khi còn nhỏ, Lôi Phúc (Tứ Xuyên, Trung Quốc) thường nghe bố mẹ hay những người xung quanh nói rằng: “Nếu con học hành chăm chỉ thì lớn lên con sẽ giàu có”. Nhưng chỉ đến khi lớn lên rồi, Lôi Phúc mới phát hiện ra rằng học giỏi toán, lý, hóa chưa chắc đã có được đồ ăn.
Trẻ em trong các gia đình nghèo đều lớn lên theo cùng một cách, cùng là những bước chậm chạp: Khi nhỏ thì ngoan ngoãn, hiểu chuyện và chăm chỉ học tập; lớn lên thì theo đuổi con đường học hành; lên tới Đại học và cho rằng từ đây ước mơ sẽ thành hiện thực, cánh cửa tương lai sẽ mở ra trước mắt.
Nhưng chẳng ai nói với Lôi Phúc rằng, sau đó, những câu hỏi mới lại được đặt ra: Một số người bắt đầu yêu, và một số người bắt đầu làm việc để kiếm tiền. Bốn năm sau, Lôi Phúc vẫn không hề hay biết về tương lai đang chờ đợi mình phía trước, vì xã hội không hề đơn giản như trường học.
Những bối rối trước tuổi 30
Là một sinh viên vừa tốt nghiệp, Lôi Phúc chẳng khác gì một tờ giấy trắng, đặc biệt là khi được sinh ra trong một gia đình nghèo. Cha mẹ anh không có nhiều kinh nghiệm xã hội, cũng chẳng hay biết gì về ngành nghề mà Lôi Phúc theo đuổi. Như vậy, họ không thể truyền dạy cho anh bất cứ điều gì.
Nghi thức xã hội, kỹ năng làm việc và cách kiếm tiền đều phụ thuộc vào sự khám phá, học hỏi của chính bản thân Lôi Phúc. Đây chính là sự lý giải cho việc tại sao trẻ em nhà nghèo thường bắt đầu học chậm và con nhà nghèo thường khó thành công, hay thăng tiến chậm hơn trong sự nghiệp so với bạn bè cùng trang lứa.
Sinh ra là con nhà nghèo, phải tới 30 tuổi, Lôi Phúc mới nhận ra xuất phát điểm của mình là ở đâu. Nhưng lúc này thì đã quá muộn.
Con nhà giàu có xuất phát điểm khác
Lôi Phúc có thể cảm thấy rằng anh ta đã cố gắng hết sức,nhưng so với con nhà giàu, khoảng cách vẫn còn quá lớn. Lôi Phúc từng làm gia sư và dạy học cho những đứa trẻ con nhà giàu. Mỗi lần gia đình họp mặt, đứa trẻ 5 tuổi phải nâng cốc chúc mừng người lớn tuổi. Bởi vậy, ngay từ khi còn là một đứa trẻ, con nhà giàu đã học được cách thức giao tiếp tự tin, cư xử phóng khoáng và không hề xa lạ hay sợ hãi với những nghi thức xã giao.
Ngược lại, những đứa trẻ nhà nghèo lại thường lớn lên với thông điệp “đừng gây rắc rối”. Như Lôi Phúc chẳng hạn, khi gặp người lạ hay tới một môi trường không quen thuộc, anh ta bối rối, rụt rè và sợ hãi. Đây là điều mà người ta hay gọi là khoảng cách giáo dục.
Trẻ em từ những gia đình giàu có đã được nuôi dạy để nói và hành động táo bạo ngay từ khi còn nhỏ. Trong khi trẻ em nhà nghèo thường nhút nhát, thiếu tự tin. Một khi họ bước vào xã hội, khoảng cách sẽ trở nên rõ ràng. Con cái nhà giàu có nhiều nguồn lực, mối quan hệ rộng rãi và lòng dũng cảm. Trẻ em nhà nghèo chỉ có thể tự mình khám phá dần dần.
Làm thế nào để xoay chuyển điều này?
Người nghèo thực sự rất khó quay đầu lại. Nhưng chỉ vì nó khó không có nghĩa là không có hy vọng. Điều quan trọng nhất là phải thức dậy sớm. Đừng đợi đến tuổi 30 mới nhận ra rằng mình đã đi quá nhiều đường vòng.
Nếu không có thứ gì trong tay, hãy luôn nghĩ rằng tuổi trẻ chính là vốn liếng của bạn. Khi còn trẻ, đừng sợ mắc sai lầm. Ở tuổi 20 có phạm sai lầm cũng không sao, có thể làm lại từ đầu. Nhưng sau 30 thì sao? Chi phí đi đường vòng lại rất cao.
Điều mà trẻ em nhà nghèo sợ nhất là không biết cách sống. Khi Lôi Phúc 30 tuổi và cố gắng quay đầu lại để trở thành một phiên bản tốt hơn, anh ấy chợt nhận ra mọi thứ như đã được sắp đặt sẵn, có nghĩa là dù có cố gắng đến thế nào, anh ta cũng không thể bắt kịp những người bạn đã “chạy đà” từ trước đó.
Đối với những đứa trẻ xuất thân từ gia đình nghèo, cuộc sống chính thức bắt đầu ở tuổi 30, thậm chí có thể chúng chưa kịp cất cánh. “Nếu mới bắt đầu trên đoạn nửa dốc, bạn có thể leo lên bằng cách nhả côn, nhả phanh tay và nhấn ga. Nhưng nếu bạn đang bắt đầu từ chân dốc, bạn phải suy nghĩ nhiều hơn về mình sẽ bắt đầu tăng tốc. Vì vậy, đừng thực sự đợi đến khi bạn 30 tuổi mới phát hiện ra rằng mình đã đi đường vòng suốt nửa cuộc đời” – Lôi Phúc chia sẻ.
Đào Trang–Theo TNV