Người ta thường nói số mệnh của mỗi người đều đã được định sẵn từ trước. Rất nhiều khi, chúng ta cho rằng chuyện xảy ra chỉ là ngẫu nhiên, nhưng quả thực, hết thảy đều đã an bài kỹ càng ở trong mệnh.
Mộng thấy chim lớn bay đến Lâm Đình Viện, dự báo một đời văn chương hiển hách
Trương Trạc (658 – 730, cũng có tài liệu ghi 660 – 740), là người Lục Trạch, châu Thâm thời Đường (nay là huyện Thâm tỉnh Hà Bắc), tự là Văn Thành, hiệu là Phù Hưu Tử. Tuổi trẻ thông minh đĩnh ngộ, giỏi văn chương, ngôn từ hoa lệ đẹp đẽ, để lại những câu truyện truyền kỳ như “Du tiên quật”, “Triêu dã thiêm tái”.
Trong “Đường Thư” có ghi lại, Trương Trạc khi còn nhỏ mộng thấy một con chim lớn màu tím bay đến Lâm Đình Viện. Ông nội của ông cho rằng, con chim màu sắc này là dấu hiệu sẽ được hiển hách về đường văn chương, cho nên mới gọi ông là “Trạc”, tự là “Văn Thành”.
Năm Điều Lộ (679) thời Đường Cao Tông, Trương Trạc đã thi đỗ tiến sĩ. Lúc ấy, người chủ khảo Lang viên ngoại, một văn nhân nổi tiếng thời đó rất thích thú khi đọc bài viết của ông, còn khen ngợi rằng “thiên hạ vô song”. Trương Trạc vì vậy mà được vào trong Kỳ Vương phủ.
Từ đó về sau, ông hạ bút là viết thành văn, tài cao ít người sánh kịp. Trong cả tám cuộc khảo thí, lần nào ông cũng xếp hạng nhất, được giao làm huyện úy Trường An, rồi lại thăng lên làm Hồng Lư Thừa.
Đương thời, ông nổi tiếng là cao thủ văn chương, 500 nhân viên thủy bộ của Lang viên ngoại khen ông là “tiền đồng” tinh khiết nhất, vạn người có một. Vì vậy, ông ở Sĩ Lâm được gọi là “thanh tiền học sĩ”. Cái danh xưng “thanh tiền học sĩ” này trở thành điển cố lớn sau này, ý chỉ tài học cao siêu, đó là cách gọi những người đi thi nhiều lần liên tiếp. Thời Vũ Hậu, Trương Trạc đảm nhiệm chức ngự sử.
Tính tình Trương Trạc hay nóng nảy vội vàng, lại ưa phong lưu, hành vi phóng đãng, không quan tâm tiểu tiết, việc tuân thủ nghiêm ngặt lễ tiết quan liêu sĩ phu đối với ông quả là nhức đầu, việc nắm quyền của Diêu Sùng – tể tướng đương thời, đối với ông lại càng khinh bỉ.
Năm đầu Khai Nguyên thời Đường Huyền Tông Lý Long Cơ (714), ngự sử Lý Toàn Giao vạch tội mỉa mai của ông đối với tình hình chính trị đương thời, giáng chức và bắt ông đi đày Lĩnh Nam. Cũng may hình bộ thượng thư Lý Nhật Tri tìm cách giúp đỡ, nên không lâu sau được hồi hương. Về sau có thể trở về triều, sống quãng đời còn lại tại tư môn của Lang viên ngoại.
Đạo sĩ tính ra được nạn giáng chức
Đạo sĩ tính ra được nạn giáng chức.
Việc Trương Trạc bị ngự sử vạch tội, rồi bị giáng chức xuống Lĩnh Nam, trước đó đã từng được hai đạo sĩ tính ra rồi.
Năm thứ hai Khai Nguyên Đường Huyền Tông, đạo sĩ Lương Hư Chu ở Lương Châu dùng pháp “cửu cung” để tính toán nói: “Năm quỷ xâm lăng, sao Bắc Đẩu lâm mệnh, năm nay là năm có nạn lớn nhất cả đời của ông”.
Sau đó dùng Chu Dịch để coi cho Trương Trạc, được quẻ “quan” và “hoán”. “Quan” là điềm chẳng lành, “hoán” hết rồi “tán”, sau phải lưu đày thì tai họa mới tiêu đi.
Có người nhờ đạo sỹ Lý Nhược Hư xem cho Trương Trạc một lần nữa, nhưng không nói danh tính của người được coi. Sau khi suy tính, Lý đạo sĩ nói: “Người này năm nay bị nhốt tại thiên lao, thân bị tử tội, mới có thể miễn đi cho anh ta đại nạn. Bằng không thì sẽ bị bệnh chết, không có cách nào có thể cứu vãn được”.
Về sau Trương Trạc quả nhiên bị ngự sử Lý Toàn Giao vạch tội, còn Hoàng đế hạ lệnh xử tử. Mà hình bộ thượng thư Lý Nhật Tri, tả thừa tướng Trương Đình Khuê, Thôi Huyền Thăng, thị lang Trình Hành Mưu đều xin tha cho ông, lúc này ông mới được miễn đi tội chết, cải thành đi đày ở Lĩnh Nam.
Lời của hai vị đạo sĩ đều đã được nghiệm chứng. Cuộc đời của Trương Trạc quả là vì văn mà thành danh, cả đời cao quý, nhưng rồi lại bị ganh ghét mà gặp đại nạn. “Vận mệnh” đúng là không thể không tin là sự thật.