Điều gì đáng sợ hơn cả thất nghiệp?
Trong bối cảnh thị trường lao động đầy biến động như hiện nay, thất nghiệp đã trở thành rủi ro mà ai cũng có khả năng đối mặt. Tuy nhiên, điều đáng sợ hơn cả thất nghiệp chính là lựa chọn nhầm ngành, nơi mà mọi nỗ lực khả năng và kinh nghiệm của bạn có thể trở nên vô nghĩa.
Nếu bạn sống dựa vào lương hàng tháng, và một ngày nào đó bất ngờ nhận được thông báo: “Bạn đã bị sa thải”, có lẽ bạn sẽ cảm thấy bầu trời như trời sụp đổ. Thu nhập không còn, nhưng các khoản chi tiêu như tiền nhà, tiền xe và chi phí nuôi con vẫn đè nặng lên bạn.
Các công ty hiện đều: “Phải cố gắng vượt qua thời kỳ khó khăn, cắt giảm nhân sự và lương thưởng”. Theo dữ liệu cho thấy: Số lượng sinh viên Trung Quốc tốt nghiệp đại học năm nay dự kiến đạt 11,72 triệu người. Từ 6,3 triệu người năm 2010 đến 11,72 triệu người năm nay, trong vòng 15 năm ngắn ngủi, số lượng người tốt nghiệp chờ việc làm đã tăng gấp đôi, trung bình tăng gần 4,5% mỗi năm. Số lượng người chờ việc làm tăng lên, nhưng vấn đề là số lượng công việc lại không tăng nhiều.
Sự phổ biến của AI, việc sử dụng rộng rãi robot thông minh trong cuộc sống, làm cho số lượng công việc ngày càng thu hẹp. Ngay cả sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học danh tiếng như 985, 211, nếu chọn ngành học không phù hợp, cũng phải đối mặt với “tình trạng cứ tốt nghiệp là thất nghiệp”.
Tốc độ thay đổi ngành nghề
Điều nghiêm trọng hơn là, tốc độ thay đổi ngành nghề hiện nay quá nhanh. Trước đây mọi người thường nói, không tìm được việc thì đi làm lái xe công nghệ hoặc giao đồ ăn. Số lượng người đổ vào hai ngành này lớn đến mức chúng đã trở nên… thừa nhân lực.
Người khác thì nói: Không sao, tôi sẽ mở quán ăn nhanh vỉa hè nào đó cũng được. Năm 2023, số lượng doanh nghiệp nhà hàng bị phá sản tại Trung Quốc được báo cáo lên đến 1,26 triệu, nhiều hơn gấp đôi so với số lượng phá sản năm 2022. Phần lớn người dân thu nhập bị hạn chế, vậy họ tiêu dùng bằng cách nào? Các ngành nghề khác cũng không khá hơn, môi trường việc làm không khởi sắc, chi phí sinh hoạt cao làm tỷ lệ sinh sản giảm mạnh.
Điều nghiêm trọng hơn cả thất nghiệp là gì? Đó chính là việc lựa chọn nhầm ngành. Nếu thất nghiệp, bạn vẫn có thể dựa vào kinh nghiệm trước đó để tìm một công việc mới. Nhưng chọn sai ngành thì khác, bạn sẽ không tìm thấy được niềm hứng khởi khi làm việc. Vậy thì vừa thấy nghiệp, vừa chán nản không muốn cống hiến cho công việc, điều đó khủng khiếp đến nhường nào.
Nỗi sợ vào nhầm ngành
Sự đáng sợ của việc vào nhầm ngành còn kinh khủng hơn cả thất nghiệp. Theo một cuộc khảo sát, có tới 91,2% người được hỏi cho biết, điều họ sợ nhất là vào nhầm ngành. Tại sao mọi người lại sợ vào nhầm ngành đến vậy? Bởi vì một khi vào nhầm ngành, chất lượng cuộc sống, cảm giác hạnh phúc, thậm chí giá trị cuộc sống của họ sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.
Một chàng trai trẻ ở Hà Bắc (Trung Quốc) tên là Tiểu Ký chính là ví dụ điển hình. Sau khi tốt nghiệp đại học, anh trúng tuyển vào một công ty bất động sản hàng đầu làm nhân viên bán hàng. Bắt đầu từ những công việc căn bản, ban đầu anh cảm thấy công việc này khá tốt, nhẹ nhàng, thu nhập cao và không có nhiều khó khăn. Nhưng vài năm sau, thực tế như tạt vào anh một gáo nước lạnh.
Ngành bất động sản vị trì trệ do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến công ty của anh đối mặt với nguy cơ phá sản. Anh buộc phải ra ngoài tìm công việc mới, nhưng vị trí của anh đã trở thành khan hiếm, hoàn toàn bị thay thế bởi bên thứ ba. Những kinh nghiệm làm việc trong nhiều năm của anh mờ ảo như làn khói sương. Ở tuổi 30, khi trên có cha mẹ già, dưới có con nhỏ, việc chuyển ngành nghề và học lại từ đầu là một thách thức lớn.
Làm sao để tránh vào nhầm ngành?
Để điều này không xảy ra với bản thân, bạn cần phải lên kế hoạch dự phòng trước, ngoài việc học tốt kiến thức chuyên môn và kỹ năng, quan trọng hơn là phát triển năng lực toàn diện. Với châm ngôn “Người khác biết, tôi thuần thục. Người khác không biết, tôi hiểu. Người khác hoàn thành được, tôi làm xuất sắc”, bạn làm cho bản thân trở nên xuất sắc ở bất kỳ vị trí nào, chứ không phải là một người có thể có hoặc không có, thiếu bạn vẫn có thể làm được.
Khi chọn công việc đầu tiên, ngoài việc xem xét mức lương, còn phải xem xét liệu công việc đó có thể phát triển lâu dài và có phù hợp với bản thân không.
Điều duy nhất không thay đổi trên thế giới này, đó chính điều thay đổi. Dù ngành nghề hoặc công việc có thay đổi thế nào, bạn cũng phải tiếp tục học hỏi, giữ vững năng lực cạnh tranh toàn diện của mình.
Mỗi người có một con đường riêng. Có người 20 tuổi đã vào công ty danh tiếng với thu nhập hàng trăm triệu. Có người 28 tuổi vẫn đang nỗ lực thi đại học để thực hiện ước mơ. Có người 30 tuổi đã trở thành lãnh đạo khu vực, có người 80 tuổi vẫn đang đấu tranh để giành một vị trí trong công ty. Tất cả điều này không quan trọng, quan trọng là trong quá trình đó, bạn không ngừng nhận thức và hiểu rõ bản thân, tìm ra cơ hội thực sự phù hợp với mình. Chỉ cần kiên trì, một ngày nào đó bạn sẽ tìm thấy nơi mà mình thuộc về.
Theo 163.com-Theo Đông-Theo phunumoi.net.vn