Người lâu ngày không cảm cúm do hệ miễn dịch ít được “luyện tập” có thể dễ mắc ung thư hơn.
Trong cuộc sống, chúng ta thường nghe nhiều người bệnh thắc mắc rằng bản thân rất khỏe mạnh, ít khi đau ốm, thậm chí 7, 8 năm không bị cảm cúm vậy mà lại mắc ung thư.
Một số ý kiến cho rằng những người thường xuyên bị cảm cúm do hệ miễn dịch hoạt động liên tục, dễ dàng phát hiện sớm những bất thường trong cơ thể nên kịp thời điều trị. Ngược lại, người lâu ngày không cảm cúm do hệ miễn dịch ít được “luyện tập” nên dễ mắc ung thư hơn. Vậy đâu mới là nhận định chính xác?
Nhiều người thường mặc định người dễ bị cảm cúm là do hệ miễn dịch yếu, còn người ít khi cảm cúm thì có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Tuy nhiên, trên thực tế, đây là 2 vấn đề hoàn toàn khác nhau, không có mối liên hệ trực tiếp. Cảm cúm là bệnh lý đường hô hấp do virus gây ra, trong khi đó ung thư là bệnh lý ác tính hình thành do đột biến gen dưới tác động của nhiều yếu tố khác nhau.
Hệ miễn dịch của người ít ốm đau tuy có khả năng chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài tốt hơn. Nhưng không có nghĩa các tế bào miễn dịch của họ lúc nào cũng ở trong trạng thái “báo động”. Chính điều này đã tạo thời cơ cho các tế bào ung thư âm thầm phát triển thành khối u mà không bị phát hiện.
Bên cạnh đó, những người ít khi bị ốm thường chủ quan với sức khỏe của bản thân, ít đi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Họ có nguy cơ bỏ lỡ thời điểm vàng để phát hiện và điều trị ung thư ở giai đoạn sớm.
Ngược lại, những người thường bị cảm cúm có xu hướng quan tâm đến sức khỏe hơn, thường xuyên đến bệnh viện kiểm tra. Điều này vô tình giúp họ phát hiện sớm những bất thường trong cơ thể, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời, ngăn chặn ung thư phát triển.
Vậy tần suất mắc cảm cúm có thực sự phản ánh chính xác sức mạnh của hệ miễn dịch? Khi cơ thể bị vi khuẩn, virus tấn công, hệ thống miễn dịch sẽ được kích hoạt. Cơ thể sẽ xuất hiện một số triệu chứng như: nổi hạch, viêm amidan,… nhằm ngăn chặn sự phát triển của các tác nhân gây bệnh.
Do đó, cảm cúm thực chất là một phản ứng tự bảo vệ của cơ thể. Tuy nhiên, nếu hệ miễn dịch hoạt động kém hiệu quả, không thể nhận diện và tiêu diệt virus thì người bệnh có nguy cơ bị cảm cúm và nhiễm trùng đường hô hấp tái phát nhiều lần, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
Nhìn chung, người có hệ miễn dịch khỏe mạnh là người có khả năng nhận diện và loại bỏ virus ra khỏi cơ thể một cách nhanh chóng, hiệu quả, chứ không phải là người ít bị ốm. Ngoài ra, một số người thường xuyên bị cảm cúm có thể là do tâm lý quá nhạy cảm, lo lắng thái quá về bệnh tật.
Vậy làm sao để nhận biết một người có hệ miễn dịch khỏe mạnh? Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết phổ biến: Vết thương mau lành, ít khi phải dùng thuốc, hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng. Bên cạnh việc duy trì lối sống lành mạnh, bạn có thể tăng cường sức đề kháng của cơ thể bằng cách bổ sung một số loại thực phẩm giàu dinh dưỡng sau:
– Trứng: Chứa hàm lượng protein cao (khoảng 13%), các acid amin thiết yếu, vitamin và khoáng chất (canxi, phốt pho, sắt, kẽm, selen…). Bạn nên ăn cả lòng trắng và lòng đỏ trứng.
– Cá: Là nguồn cung cấp dồi dào protein, chất béo, vitamin, khoáng chất, đặc biệt là acid béo n-3 không bão hòa đa thể giúp giảm mỡ máu, phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Lượng cá nên tiêu thụ mỗi ngày là 40 – 75gr.
– Sữa: Cung cấp protein, vitamin B1, B2, canxi. Bạn nên uống 300ml sữa hoặc các chế phẩm từ sữa mỗi ngày. Người bị chứng không dung nạp lactose có thể thay thế sữa tươi bằng sữa chua.
– Thịt gà: Cung cấp khoảng 20% protein. Thịt ức gà là thực phẩm yêu thích của nhiều người tập gym bởi chứa hàm lượng protein cao, ít chất béo, giàu acid béo không bão hòa đơn thể, vitamin nhóm B, vitamin tan trong chất béo. Ngoài ra, thịt gà còn chứa nhiều phospholipid, đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể.
Theo Minh Tuệ–Đời sống & pháp luật