Càng nghèo khó, bất hạnh, bạn càng phải tránh xa 3 từ này.
Bài viết là lời chia sẻ của một người đàn ông 38 tuổi, xin được giấu tên, đăng tải trên Toutiao (MXH Trung Quốc).
30 tuổi khởi nghiệp, 33 tuổi thất bại, 35 tuổi làm lại từ đầu, 38 tuổi công việc tạm ổn định, có tiền trả lương 5 nhân viên. Cuộc sống hiện tại chẳng còn quá khốn khó như trước. Tôi cũng không còn phải đi làm công, chấm vân tay mỗi ngày, nhưng thay vào đó, tôi có những áp lực vô hình riêng.
Sau nhiều năm phấn đấu, tôi đã phát hiện ra vấn đề nghiêm trọng nhất ngăn cản người bình thường tiến lên phía trước. Nhờ sớm tìm ra bất cập đã giúp tôi tự chủ tài chính, không còn luẩn quẩn trong vòng tròn tiêu cực của tiền bạc. Và từ mức lương văn phòng 30 triệu đồng/tháng, giờ thu nhập đã tăng lên đáng kể. Tôi mới đạt dấu mốc kiếm được 1 triệu USD đầu tiên (khoảng 25,4 tỷ đồng).
Nhiều người đã giải quyết được trở ngại chính này và cuộc sống của họ đã trải qua những thay đổi về chất. Ở một khía cạnh nào đó, nếu chúng ta cũng có thể giải quyết được nó thì cuộc sống của chúng ta có lẽ sẽ trở nên khác biệt. Trở ngại chính này không phức tạp như bạn nghĩ. Thực ra nó chỉ có ba từ: Tôi không thể.
3 từ “Tôi không thể” cản trở chúng ta như thế nào?
Hồi mới bắt đầu làm media, tôi gặp rất nhiều khó khăn vì cảm thấy mình là người mới. Tôi sợ nếu đăng tải những nội dung lên MXH sẽ bị chỉ trích, không có tương tác.
Vì vậy, tôi đã điên cuồng nội tâm hóa bản thân, trì hoãn bản thân và luôn muốn chuẩn bị nhiều hơn để khiến bản thân trở nên tuyệt vời hơn. Tôi thậm chí còn nghĩ rằng khi trở thành người nổi tiếng trong lĩnh vực truyền thông, khi đó sẽ không sợ gặp phải những phản hồi không hay.
Đó là căn bệnh tâm lý “Tôi không thể”. Chúng ta có thói quen phủ nhận bản thân trong bất cứ việc gì mình làm. Chúng ta luôn cảm thấy mình chưa sẵn sàng. Tôi làm việc trong sự mệt mỏi, hiệu quả không cao, không có nhiều cải thiện. Tôi lại nghĩ, liệu ước mơ trở thành bậc thầy viết lách của mình có phải rất viển vông?
Nhưng sau này tôi nhận ra, không có gì hoàn hảo từ đầu. Tiền đề của sự hoàn hảo thường là sản phẩm kém, tẻ nhạt. Ngay cả khi làm chưa tốt, bạn cũng cần bắt đầu theo cách điên cuồng, không được bỏ cuộc, như vậy mới có thể cải thiện được khả năng. Dần dần, kỹ năng viết của tôi được nâng lên rõ rệt.
Nếu bạn cứ mãi suy nghĩ: “Tôi không thể”, bạn sẽ luôn nhìn ra những vấn đề bất cập, nản chí, chán chường, thất vọng. Dần dần, bạn tự lún xuống cái hố do mình tự đào lúc nào không hay.
Làm sao để thoát khỏi suy nghĩ “Tôi không thể”?
1. Gợi ý tâm lý tích cực
Điều đó có nghĩa là, khi chúng ta làm những việc khác trong tương lai, chúng ta luôn có thể tự nhủ: “Tôi có thể giải quyết được vấn đề này!”. Nhiều người sẽ hoài nghi về giải pháp này: Làm sao chỉ 1 câu nói có thể thay đổi được cục diện.
Thực ra, câu nói “Tôi không thể” là một loại gợi ý tâm lý tiêu cực. Hành vi của một người là sự phản chiếu suy nghĩ của họ. Nếu chúng ta đưa ra cho mình những gợi ý tâm lý tiêu cực trong một thời gian dài thì tất nhiên kết quả là không muốn hành động.
Những gợi ý tâm lý tích cực thực chất là phòng ngừa gợi ý tiêu cực đã ăn sâu vào tiềm thức của chúng ta. Chỉ cần suy nghĩ tích cực, mọi chuyện đều sẽ phát triển theo hướng tốt đẹp.
Như bản thân tôi, lúc đầu, tôi luôn nghĩ mình kém cỏi, công việc chỉ dậm chân một chỗ. Nhưng sau đó, tôi nỗ lực viết nhiều chủ đề phong phú hơn, biết một chút tiếp thị, đọc các loại sách, chăm chỉ đăng bài lên MXH,… Tất nhiên giai đoạn đầu, tôi gần như không thu được keets quả gì nhưng tôi vẫn vui, hứng khởi, không bỏ cuộc.
Tôi tiếp tục cố gắng và cuối cùng đạt được kết quả tuyệt vời. Tôi đã mở được công ty riêng, có những hợp đồng lớn.
2. Phương pháp khởi động tối thiểu
Điểm trên chủ yếu nói về các bước thực hành ở cấp độ tâm lý. Sau khi đã làm chủ được tâm lý và thiết lập được mức độ tự tin nhất định, chúng ta cũng phải biết sử dụng phương pháp khởi động tối thiểu để đạt được kết quả suôn sẻ hơn!
Suy cho cùng, nếu bạn không đạt được kết quả nào trong một thời gian dài thì dù bạn có tự nhủ “Tôi có thể làm được” đến mức nào thì cũng sẽ nghi ngờ bản thân! Lúc này, chúng ta cần chủ động lựa chọn một số việc và bắt đầu từ những việc đó để giúp bản thân bỏ được suy nghĩ tiêu cực.
Có một số việc chúng ta nghĩ mình không giỏi không phải vì thiếu năng lực mà đơn giản là vì chúng ta sợ những điều chưa biết. Kỳ thực, chỉ cần vượt qua được nỗi sợ hãi thì chúng ta có thể làm được! Nếu chúng ta sử dụng những gợi ý tâm lý tích cực và ép bản thân làm nhiều lần, chúng ta sẽ thấy mọi thứ dần ổn.
Sau khi tập trung viết lách một thời gian, khả năng viết của tôi thực sự tốt và tôi đã đọc rất nhiều sách, tôi có thể giới thiệu một số cuốn sách cho người khác và giải nghĩa. Nhưng lúc đầu, tôi chưa bao giờ làm điều đó nên tôi đã làm như vậy vì sợ bị chỉ trích. Đến khi thực hiện, tôi nhận được phản hồi tích cực từ CĐM, điều này giúp tôi tự tin hơn.
Tôi thấy cũng giống như việc 1 người giảm cân. Nếu bạn nặng 120kg, mong muốn giảm tức khắc 60kg sẽ rất khó. Nhưng nếu bạn chia nhỏ mục tiêu, chẳng hạn như: giảm dần theo số cân 2kg – 5kg – 7kg – 10kg,… bạn sẽ dễ dàng đạt được hơn. Khi lần lượt chinh phục được các mục tiêu nhỏ, bạn sẽ thấy phấn khích, hào hứng và chẳng mấy sẽ đạt được mục tiêu gảim 60kg như ban đầu.
Theo Toutiao –Ứng Hà Chi-Theo Đời sống Pháp luật