Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, khi sử dụng nhà bếp luôn có nhiều thói quen xấu nhưng bản thân chúng ta lại không hay biết.
Nhà bếp là nơi nấu nướng những bữa ăn ngon miệng, là không gian cho cả nhà bên mâm cơm sau một ngày dài mệt nhoài. Vì vậy, có thể nói nhà bếp là nơi quan trọng, liên quan trực tiếp đến sức khỏe của chúng ta. Người xưa từng nói “bệnh tật đến từ miệng”. Nếu thức ăn nấu trong bếp không đảm bảo vệ sinh thì đồng nghĩa với việc cơ thể sẽ bị vi khuẩn quấy rầy. Điều này chắc chắn sẽ đe dọa sức khỏe của chúng ta theo thời gian.
Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, khi sử dụng nhà bếp chắc chắn ai cũng sẽ có nhiều thói quen xấu nhưng bản thân chúng ta lại không hay biết. Hãy thay đổi và sức khỏe của bạn cùng các thành viên trong gia đình sẽ cải thiện rõ rệt.
1. Để bát đĩa ngâm qua đêm rồi mới rửa
Sau khi ăn tối, hầu hết mọi người đều lười làm việc. Đặt bát đũa vào bồn rửa xong, chúng ta thường có thói quen ngâm để đó, sáng mai mới rửa.
Phương pháp này thường được những người lười biếng ưa thích. Tuy nhiên, bát và đũa là những đồ dùng ăn uống cần thiết nhất. Nếu không được làm sạch kịp thời, vi khuẩn sẽ còn sót lại, sinh sôi trong đó. Ngày qua ngày, cơ thể lại có nguy cơ nạp thêm vi khuẩn sau mỗi lần ăn. Chúng xâm nhập vào bên trong thông qua thức ăn, gây ảnh hưởng sức khỏe không hề nhỏ.
Do đó, giới chuyên gia khuyến cáo, sau khi ăn xong nên đi rửa bát đũa càng sớm càng tốt. Tuyệt đối không nên để bát đũa qua đêm vì nguy cơ vi khuẩn sinh sôi cực mạnh, rất hại sức khỏe.
2. Không cẩn thận trong khâu rửa rau
Nhiều người cảm thấy rất phiền phức khi rửa từng lá rau. Họ nghĩ rằng chỉ cần như vậy với một số loại rau có nhiều nếp gấp.
Thực tế, bề ngoài một số rau có thể trông tương đối sạch, nhưng nó cũng có thể bị nhiễm thuốc trừ sâu, phân bón khi trồng. Chưa kể, rau chắc chắn chứa nhiều vi khuẩn bám vào nếu trồng lâu ngày trên mặt đất.
Nếu chúng ta không cẩn thận khi rửa rau, thì những vi khuẩn này sẽ xâm nhập vào cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe. Đó là lý do mọi người đều phải cẩn thận khi rửa rau. Chú ý rửa nhiều lần dưới nước sạch để tránh tối đa nạp vi khuẩn vào người.
Bề ngoài rau có thể trông tương đối sạch, nhưng khi trồng rau, nhiều người thường sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón… để nuôi lớn, tiêu diệt một số loài gây hại. (Ảnh minh họa)
3. Cho thực phẩm mới nấu, vẫn còn nóng vào tủ lạnh bảo quản
Nhiều người có thói quen cho thực phẩm mới nấu chín vào tủ lạnh để bảo quản ngay lập tức. Đây là thói quen thường thấy ở những người nấu vào ban đêm, để ăn ngày hôm sau.
Họ thường dùng một lớp màng bọc thực phẩm bọc kín bề mặt rồi cho trực tiếp vào tủ lạnh. Cách làm này thực sự là một điều rất tồi tệ. Thực phẩm khi mới được nấu xong có nhiệt độ tương đối cao. Nhiệt độ trong tủ lạnh lại rất thấp. Việc đặt thực phẩm như vậy trực tiếp vào tủ lạnh tương đương với việc để món ăn thay đổi trực tiếp từ nhiệt độ đặc biệt cao sang nhiệt độ đặc biệt thấp.
Đối với thực phẩm, nó có thể bị thay đổi về chất lượng. Món ăn kém ngon, giá trị dinh dưỡng giảm. Chưa kể, để thực phẩm nóng ở trong tủ lạnh có thể khiến nhiệt độ bên trong tủ cao hơn mức nhiệt cần thiết, ảnh hưởng đến quá trình bảo quản lạnh. Từ đó, thực phẩm có thể bị ôi thiu, biến chất do tủ không đủ lạnh.
Do đó khuyên bạn nên cố gắng để nguội thực phẩm đã nấu chín trước khi cho vào tủ lạnh. Điều này sẽ an toàn hơn cho sức khỏe của bạn và gia đình.
Theo Tuấn Minh