Khi tuổi tác ngày càng tăng, ước mơ của con người chắc chắn là có sức khỏe tốt và sống lâu hơn. Tuy nhiên, tuổi thọ của con người còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
Một số người cho rằng, sống thọ là phải sống tới 90 hay 100 tuổi. Trong khi đó, một số người khác nói rằng, tuổi thọ không thể đo được chỉ bằng số tuổi. Khi đã già rồi, chất lượng cuộc sống mới là quan trọng. Nếu chất lượng cuộc sống kém thì sống cũng không vui vẻ gì.
Khi về già, ai cũng muốn sống đến trăm tuổi và lúc “ra đi” thì nhẹ nhàng. Nhưng vấn đề là vẫn chỉ có một số ít người già có thể sống đến trăm tuổi.
Theo Liên hợp quốc, tuổi thọ toàn cầu tính đến năm 2023 là 70,8 tuổi đối với nam và 76,0 tuổi đối với nữ, trung bình là 73,4 tuổi. Tuổi thọ thay đổi đáng kể theo vùng cũng như theo quốc gia. Nơi người dân sống thọ nhất là Monaco với tuổi thọ bình quân là 87,1 tuổi (trong đó nữ giới 88,99 tuổi và nam giới 85,17 tuổi). Tuổi thọ bình quân thấp nhất thế giới là ở Chad, với tuổi thọ bình quân 53,68 năm.
Nhìn chung, tuổi thọ người dân thế giới đang tăng lên. Từ năm 2000 đến 2016, tuổi thọ trung bình trên toàn cầu đã tăng thêm 5,5 năm.
Trong suy nghĩ của nhiều người, những người sau 80 tuổi được gọi là người cao tuổi. Thực ra, ở tuổi đấy cũng được coi như là sống thọ. Khi về già, con người nên lấy tuổi 80 làm mục tiêu đầu tiên để sống một cuộc sống có chất lượng hơn. Muốn vậy, mọi người nên bắt đầu từ tuổi 60, hãy tránh xa bốn thói quen xấu.
Tại sao chúng ta phải bắt đầu chú ý nhiều hơn đến lối sống ở tuổi 60?
Qua nghiên cứu này, mọi người dễ dàng nhận thấy rằng 60 tuổi là độ tuổi rất quan trọng. Sức khỏe của bạn ở độ tuổi này là yếu tố quyết định trực tiếp đến việc bạn có thể sống lâu hay không.
Tại sao lại nói là khoảng 60 tuổi? Bởi vì tuổi 60 là bước ngoặt đối với cơ thể con người chúng ta. Ở độ tuổi này, giống như một chiếc ô tô đã được kiểm tra hàng năm, nhiều vấn đề nhỏ khác nhau sẽ bắt đầu xuất hiện, bạn có thể ngủ không ngon giấc hoặc đôi lúc khó thở. Nếu bạn không chăm sóc sức khỏe, mọi chức năng của cơ thể bạn sẽ suy giảm.
Hầu hết người già sống tới 80 tuổi thường không làm 5 điều này khi 60 tuổi
- Khi đến tuổi 60, ngừng hút thuốc và uống rượu
Một số người bắt đầu hút thuốc và uống rượu khi còn trẻ. Khi bạn đã đến tuổi 60, dù bạn có nghiện thuốc lá hay uống rượu đến đâu thì bạn cũng nên bỏ kịp thời. Hút thuốc lâu dài có thể gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản. Trong khi đó, nghiện rượu dễ gây ung thư, xơ gan, viêm tụy mãn tính, bệnh tim mạch vành và huyết áp…
Ngoài ra, ở tuổi 60, do lão hóa, chức năng của các cơ quan cũng suy giảm ở mức độ khác nhau. Điều này có nghĩa là nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến thuốc lá và rượu sẽ cao hơn.
- Khi đã 60 tuổi, đừng vội vàng làm bất cứ điều gì
Khi có tuổi, phải nhớ chữ “chậm”. Bạn cần chậm hơn khi thức dậy, tập thể dục, ăn uống… Hãy chậm lại để cơ thể có nhiều thời gian thích nghi.
Nếu làm mọi thứ quá nhanh sẽ dễ gây hại cho cơ thể. Ví dụ: nếu bạn thức dậy và thay đổi tư thế cơ thể quá nhanh vào buổi sáng sẽ rất dễ gây ra biến động huyết áp.
- Khi bạn 60 tuổi, hãy ngừng ăn đồ ăn vặt
Khi tuổi tác tăng lên, hệ tiêu hóa của người cao tuổi bắt đầu thoái hóa ở nhiều mức độ khác nhau, chức năng nhu động của đường tiêu hóa suy yếu, khả năng tiết dịch tiêu hóa ở đường tiêu hóa giảm.
Vì vậy, ở tuổi 60, đường tiêu hóa vốn đã yếu ớt, nếu thường xuyên ăn đồ ăn vặt rất dễ gây tổn thương thêm cho cơ quan này. Thực phẩm bảo quản, thực phẩm hun khói, thực phẩm nướng, thực phẩm chiên, thực phẩm bị mốc… đều là đồ ăn mà bạn nên cố gắng tránh xa khi bước sang tuổi 60.
- Khi đã 60 tuổi, đừng thức khuya nữa
Ngày nay, ngày càng có nhiều người có thói quen thức khuya lâu dài nhưng khi đã 60 tuổi thì không được thức khuya như vậy nữa. Khi có tuổi bạn sẽ thấy rằng một giấc ngủ ngon thực sự rất quan trọng. Nhiều người già mắc chứng mất ngủ có thể dễ dàng gặp nhiều vấn để về sức khỏe, điển hình là huyết áp, tim mạch.
- Không tập luyện quá sức
Khi ở vào tuổi 60, bạn có thể tập một số bài tập aerobic phù hợp. Đừng thách thức giới hạn thể chất của mình, vì ở tuổi này cơ thể bạn không còn được như hồi còn trẻ, nếu tập luyện quá sức có thể sẽ phải đến bệnh viện.
Ngoài ra, khi đã bước sang tuổi 60, đừng xem nhẹ những vấn đề sức khỏe dù là nhỏ nhặt. Hãy đi khám sức khỏe định kỳ và đến gặp bác sĩ khi cần thiết. Đừng vì tiếc tiền mà lười đi khám bệnh để rồi khi các triệu chứng đã nghiêm trọng sẽ rất khó điều trị.
Theo TT–Phụ nữ số