Theo vị tỷ phú, chăm chỉ là phong cách làm việc của người nghèo, họ chỉ biết cố gắng làm việc hết sức mà không có chiến lược hay định hướng để đạt được thành công.
Doanh nhân Phùng Luân là người sáng lập Tập đoàn BĐS Vantone, ông trùm đứng đầu ngành BĐS trong giới kinh doanh Trung Quốc. Với số vốn 30.000 NDT (khoảng 103,3 triệu đồng) Phùng Luân cùng 5 người bạn bắt đầu khởi nghiệp ở tuổi 32.
Trải qua quá trình 30 năm lăn lộn trên thương trường, bên cạnh việc sở hữu khối tài sản ước tính 2 tỷ NDT, Phùng Luân còn có những bài học kinh nghiệm đắt giá về kinh doanh gửi gắm đến những người trẻ. Trong số đó, ông cho rằng một người muốn trở nên giàu có không chỉ dựa vào sự siêng năng mà còn không nên làm 3 việc sau.
1. Kiếm tiền theo kiểu “ăn xổi ở thì”
Những khoản tiền có thể kiếm ngay lập tức thông thường sẽ ít ỏi và chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn. Khi chúng ta chọn cách kiếm tiền như vậy, sức lực của con người sẽ không đủ để làm những công việc có thể kiếm tiền lâu dài hơn.
Điển hình như giữa 2 công việc, một công việc lương cao nhưng bạn không hề có cơ hội phát triển và một công việc mức lương khởi điểm thấp nhưng có lộ trình thăng tiến rõ ràng, cụ thể. Chắc chắn, công việc thứ nhất có thể giúp bạn kiếm tiền nhanh hơn nhưng lại không giúp bạn đi xa hơn. Trong khi đó, công việc thì hai dù lương ban đầu không cao nhưng bạn sẽ có những kinh nghiệm, trải nghiệm để phấn đấu và phát triển hơn.
Ngay từ những ngày đầu lập nghiệp, Phùng Luân không vội vàng kiếm tiền ngay. Ông luôn cố gắng tích lũy kiến thức để phát triển bản thân và hướng đến những việc có thể đem lại lợi nhuận lâu dài. Cho đến thời điểm hiện tại, ông vẫn luôn tránh khỏi “bẫy” kiếm tiền nhanh.
Lợi ích trước mắt luôn là thứ làm cản trở sự phát triển bản thân và khó ai có thể cưỡng lại. Do đó, để có thể đạt được lợi ích lâu dài, khi làm một việc gì đó, bạn hãy nghĩ đến kết quả cuối cùng của công việc và khoảng thời gian để đạt được kết quả ấy.
2. Hèn nhát, không dám thử sức
Phùng Luân đã đề cập trong cuốn sách “Sự cứng rắn là kỹ năng” một hiệu ứng tâm lý Tôn Tử, nghĩa là bạn nên quan tâm đến người khác nhiều hơn trong mọi việc mà mình làm.
Trong cuộc sống, để tránh phiền phức, con người thường có tâm lý cả nể và ngại ngùng để bảo vệ bản thân. Tuy nhiên, hành động này chẳng khác nào “lấy đá ghè chân mình”, bạn sẽ khó có thể nắm bắt được những cơ hội quý giá trong đời.
Chẳng hạn, hai người bán hàng ở sát cạnh nhau, một người thuê nhân viên để nhảy múa vui vẻ, bật nhạc thật lớn để thu hút khách hàng sẽ có doanh thu cao hơn người chỉ có mặt bằng buôn bán và một cái bảng hiệu.
Để trở nên mạnh dạn hơn, bạn cần phải nghĩ đến hiệu quả về lợi nhuận sau cùng khi làm ra việc mà bạn cho là xấu hổ và so sánh với lợi nhuận khi mà bạn không làm điều ấy để thấy mọi việc trở nên dễ dàng hơn.
3. Tụ tập đông đúc với nhiều người
Khi ở cùng với quá nhiều người, bạn sẽ phải chấp nhận tham gia vào một cuộc cạnh tranh khốc liệt hơn. Bởi vì tài nguyên khan hiếm, nếu ai cũng mong muốn có được, bạn sẽ phải đối đầu với nhiều người hơn để giành được lợi ích.
Để khẳng định về điều này, Phùng Luân đã kể một câu chuyện về cơn sốt vàng. Ở thời kỳ đầu, có nhiều người đến từ khắp nơi trên thế giới đều dốc hết sức lực để đào vàng. Nhưng càng về sau, thị trường vàng trở nên bão hòa, những người đi “đãi cát tìm vàng” lại không thực sự kiếm được tiền, vì có nhiều người tìm kiếm, thị phần càng được chia nhỏ. Những người được lợi thực tế là những người bán xẻng, quần jean, nước uống và mở khách sạn để những người đào vàng sử dụng. Đây chính là quy luật khan hiếm.
Ví dụ, trong thị trường lao động, công việc luật sư đã có nhiều người làm nghề, những người ở ngành này tạo nên tình trạng tài nguyên có hạn nhưng lại có nhiều người theo đuổi. Vì thế, muốn trở nên giàu có ở nghề luật sư này, bạn phải biết biến mình trở nên “khan hiếm”. Tuy nhiên, sự khan hiếm này phải phù hợp với khả năng hiện tại, do đó bạn cần trau dồi những kiến thức, kỹ năng có thể nâng cao năng lực.
Ứng Hà Chi-Theo Đời sống Pháp luật