Một buổi họp lớp tưởng chừng bình thường như những cuộc hội ngộ khác nhưng buổi họp lớp đặc biệt này làm tôi nhận ra nhiều bài học đáng lẽ nhiều năm sau tôi mới được “giác ngộ”.
Sau 20 năm tốt nghiệp, tôi khuyên bạn nên đi họp lớp. Không phải là để so đo ai thành công hơn mà là để thấy được sau khi lăn lộn ngoài xã hội 20 năm, điều gì quyết định thành công của một con người trong suốt chặng đường dài ấy.
Tôi rất thích đi họp lớp với các bạn học cũ của mình vì mỗi lần tham gia tôi đều quan sát được nhiều điều thú vị. Những người có điểm xuất phát giống tôi, người bạn mà 20 năm trước chúng tôi có thành tích, học lực như nhau, cuối cùng thì hiện tại đã đạt được thành tựu gì? Điều gì khiến các bạn ấy trở thành con người như ngày hôm nay?
Tôi sẽ kể cho bạn câu chuyện của một số người bạn của tôi:
Bạn A là lớp trưởng lớp tôi, là người nghiêm khắc với bản thân và người khác. Bạn là người vô cùng nỗ lực, tuy nhiên điểm thi đại học không tốt. Với số điểm đó chỉ có thể đỗ vào trường đại học hạng thường. Đương nhiên là bạn không phục.
Suốt hơn 20 năm tôi không biết thông tin gì về bạn A cả. Cho đến khi, một ngày tôi thấy bạn trên một bài báo trên mạng. Hiện tại bạn ấy là bạn ấy đang làm giám đốc điều hành cấp cao của một công ty trị giá 100 tỷ đô la Mỹ.
Lúc đi học, B chỉ là học sinh bình thường, thành tích của bạn không tệ. Lúc thi đại học, không đỗ vào trường top, bạn ấy cũng không sốt ruột hay có lo lắng gì.
Sau khi tốt nghiệp đại học, vì thất tình nên bạn đã đi học chứng chỉ kế toán để giết thời gian. Sau đó phát hiện ra phòng kế bên là một văn phòng hỗ trợ du học. Thế là, B biến việc thất tình trở thành động lực, bạn ấy chăm chỉ ngày ngày học tiếng Anh. Sau này, tuy không đi du học như kế hoạch nữa, nhưng giờ C trở thành giám đốc tài chính của một công ty nằm trong top 500 công ty mạnh nhất thế giới.
Bạn C ngoài viết văn tốt ra thì không có điểm mạnh gì đáng nói. Bạn học đại học top 3, sau này tốt nghiệp thì đến Quảng Châu công tác ngành báo chí. Sau này C trở thành giám đốc cổng thông tin điện tử với mức lương hàng năm là 500.000 NDT ( khoảng 1,7 tỷ VND). Năm đó phong trào khởi nghiệp rầm rộ khắp nơi, C cũng tham gia và hiện nay C là phó chủ tịch của một công ty trị giá hàng triệu USD.
Trong số các bạn học của tôi, thật ra không ai sinh ra đã là người xuất chúng cả, họ đều là những người bình thường. Chúng ta không khó để nhìn ra những quy tắc của người những người có cuộc sống tốt như ba người bạn trên của tôi
Quy tắc 1: Cuộc đời không chỉ có một con đường để tới đích
Không học trường mầm non tốt thì không học trường tiểu học tốt, không học trường tiểu học tốt thì không học trường trung học tốt, không học trường trung học tốt thì không học trường đại học tốt, không học trường đại học tốt thì sau này không có việc làm, không có việc làm tốt thì sẽ không có cuộc sống tốt đẹp. Thật ra mà nói, những chuyện như thế này không phải chân lý của cuộc sống.
Thời chúng tôi, đỗ đại học là một thành tựu lớn trong đời. Lớp chúng tôi có hơn 40 người, có 30 người vào đại học, có người đỗ trường điểm, có người học cao đẳng. Lúc đó tôi nghĩ rằng chúng tôi khác nhau vô cùng lớn.
Nhưng khi đã 40 tuổi, tôi không thấy sự cách biệt về cuộc sống giữa mọi người với nhau. Khi chúng ta đi một chặng đường dài, những thành tích tạm thời như học đại học trường nào không còn là căn cứ để xác định đến đích đến cuối cùng của một người.
Quy tắc 2: Sự quyết định thành công không phải là con số nằm trên bài kiểm tra
Một kì thủ cờ vây Trung Quốc dành được 8 chức vô địch cờ vây Trung Quốc cúi đầu nhận thua một trí tuệ nhân tạo AlphaGo. Vì câu chuyện này, mọi người trong xã hội đã xôn xao thảo luận về những năng lực mà giáo dục nên bồi dưỡng để trẻ em có thể tự tin bước chân vào tương lại.
Đã có kết luận rằng: “Những năng lực có thể bị máy móc hay trí tuệ nhân tạo thay thế đều là những năng lực không nên trau dồi, những năng lực mà không chuyển giao sang được các lĩnh vực khác thì không đáng quan tâm”
Vậy nên là trong giáo dục chúng ta nên dành nhiều thời gian, công sức để đánh giá mức độ nắm vững kiến thức của học sinh chứ không phải là chăm chăm vào những điểm số trên bài kiểm tra.
– Luôn tò mò
Tính tò mò khiến cho năng lực đọc hiểu và khả năng học tập suốt đời của chúng ta ngày càng củng cố và phát triển.
Người bạn C của tôi vừa học kế toán vừa học tiếng Anh, những người bạn đi Mỹ du học tiến sĩ và ngay cả tôi ngày nào cũng chăm chỉ nỗ lực, miệt mài học tập. Rồi một ngày cuộc đời sẽ để bạn nhận ra những kết quả của sự miệt mài học tập ấy vô cùng xứng đáng.
– Quan hệ tốt với mọi người
Vợ chồng đồng tâm hiệp lực, bạn bè luôn cổ vũ sát cánh, đồng nghiệp tương trợ giúp đỡ. Đây đều là đặc điểm của người có sự nghiệp và là khởi nguồn của hạnh phúc.
Dạo gần đây tôi thường hỏi mọi người rằng: “Để đạt đến thành công như ngày hôm nay, bạn đã nhận được sự giúp đỡ lớn nhất là điều gì?” Có đến 60% câu trả lời là nhận được sự ủng hộ, cổ vũ từ người khác. Tất cả những sự giúp đỡ này có được là nhờ người có quan hệ tốt với những người xung quanh mình.
– Phẩm chất tốt
Bài phát biểu tốt nghiệp của 2 sinh viên tại Đại học Harvard từng gây tranh cãi lớn. Cả hai người đều là những người thành công khi được phát biểu tốt nghiệp của những trường đại học danh tiếng hàng đầu trên thế giới. Tuy nhiên, nội dung hai bài phát biểu này nội dung có sự chênh lệch lớn.
Sinh viên thứ nhất tường thuật một cách khoa trương về những thứ hầu hết mọi người đã biết thì cô không đưa ra kết luận nào. Còn sinh viên thứ 2 nhắc về kí ức hồi bé anh bị nhện độc cắn. Mẹ anh dùng lửa để chữa trị vết thương cho anh. Nên vậy, anh mong muốn thuốc phổ cập đến những địa phương khó khăn chứ không phải giống như anh năm xưa, dùng “lửa” làm thuốc chữa trị.
Trong hai người, con đường của ai rộng mở hơn mọi người chắc hẳn ai cũng đoán ra được. Đây cũng chính là dự khác biệt giữa người có đạo đức, có trách nhiệm với xã hội và không.
Tôi ngồi phân tích nhân tố thành công của cuộc đời con người, tôi thấy rằng yếu tố quan trọng nhất là đạo đức con người. Đạo đức tốt, điều này sẽ ảnh hưởng đến trẻ em. Các em sẽ là người có trách nhiệm và làm nên những điều có tầm ảnh hưởng trong cuộc sống.
Quy tắc thứ 3: Không có định nghĩa về thành công tuyệt đối, hạnh phúc của mỗi người khác nhau.
Nếu bạn nhìn lại chặng đường chúng ta đến 20 năm sau khi tốt nghiệp, bạn sẽ cảm thấy cuộc sống nhẹ nhàng hơn. Vì bạn phát hiện ra rằng người mà bạn ghen tị năm xưa không ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn hiện tại. Người bạn học bá khiến bạn luôn sùng bái vậy mà sau này cũng có cuộc sống giống bạn.
Bạn sẽ nhận ra rằng không có cuộc sống nào trên đời hoàn hảo để ta hoàn toàn ngưỡng mộ. Ngược lại, không có cuộc đời nào đáng bị coi thường. Vậy nên là hãy tập trung đi trên con đường của mình. Chỉ có vậy bạn mới có thể đạt đến đỉnh cao của hạnh phúc.
Quy luật thứ 4: Một gia đình hạnh phúc là sự đầu tư tốt nhất cho con cái
Trong số các người bạn học của tôi, có những người có cuộc sống tồi tệ. Gia đình của họ gặp biến cố lớn, mối quan hệ giữa bố và mẹ không tốt. Những đứa trẻ như vậy, khi trưởng thành nó sẽ mang tâm lý lớn. Thậm chí, những đứa trẻ này sẽ không lựa chọn kết hôn, lập gia đình.
Có những bạn lớp tôi lựa chọn trở thành bà mẹ đơn thân. Họ không có niềm tin vào tưởng đàn ông. Điều này ảnh hưởng đến tư tưởng con gái của họ. Một gia đình lục đục, đời sống hôn nhân bất ổn dù sự nghiệp thành công đến đâu cũng khó có được cuộc sống trọn vẹn.
Quy tắc số 5: Không sống cuộc đời của chính mình thì sẽ phải trả giá rất cao
Nhìn lại hành trình trưởng thành 20 năm của chúng tôi, tôi thấy rằng “nửa còn lại của cuộc đời, chúng ta chính là kẻ thù của chính mình”. Thứ có thể dẫn đường ta đến thành công là nội lực từ bên trong, không phải là những thứ ồn ào từ bên ngoài.
Bạn thử tưởng chúng ta đang chờ chuyến xe buýt của cuộc đời mình. Lo lắng chính là hành lý nặng trịch. Nếu bạn đeo hành lý này lên vai, xe buýt không thể đi nhanh hơn. Nếu bạn bỏ hết thảy lo lắng xuống, thậm chí là vứt hành lý đi thì xe buýt cũng không vì thế mà đi chậm hơn. Vì vậy hãy nhìn tất thảy cuộc sống bằng con mắt tích cực dù sao ta cũng chỉ đến cuộc đời này một lần trong đời.
Họp lớp ngoài là dịp ôn lại những kỉ niệm đẹp của tuổi học trò mà nó còn cho những góc nhìn mới của cuộc sống. Vậy nên nhất định tham gia buổi họp lớp sau 20 năm tốt nghiệp để hiểu rằng mỗi người đều có những câu chuyện riêng và hiểu được thành công là phần thưởng cho những ai sự nỗ lực, kiên trì bền bỉ đến cùng.
*Nội dung chia sẻ của một người trung niên sau 25 ra tốt nghiệp trung học. Những buổi họp lớp luôn để lại cho mỗi người nhiều suy ngẫm.
Theo Hoa Thu-Theo PNS